II I Định hướng hoạt động tín dụng của PNB Chi nhánh Thanh xuân
3. Một số kiến nghị
3.1.2 Phân loại tín dụng theo kỳ hạn:
Bảng 8: Phân loại tín dụng theo kỳ hạn tại PNB Chi nhánh Thanh xuân:
Đv:triệu đồng STT Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1 Ngắn hạnTỷ lệ % 22.43878,4% 25.58276,7% 52.31775,8% 2 Trung , dài hạnTỷ lệ % 6.19821,6% 7.75823,3% 16.69624,2% 3 Tổng dư nợ 28.636 33.340 69.013
( Nguồn : phòng tổng hợp PNB Chi nhánh Thanh Xuân)
Dư nợ của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào dư nợ ngắn hạn. Năm 2007 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là 78,4%, năm 2008 là 76,7% và năm 2009 là 75,8% tuy nhiên sự tập trung quá lớn vào dư nợ ngắn hạn có thể gây ra rủi ro cho Ngân hàng vì nguồn vốn huy động tại Ngân hàng chủ yếu là nguồn trung, dài hạn. Điều này gây ra sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, có thể dẫn tới rủi ro giảm giá trị ròng của Ngân hàng, Chi nhánh đã có cố gắng giảm tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn trong năm 2009 nhưng tỷ lệ này vẫn còn ở mức rất cao so với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn.Trong thời gian tới chắc chắn tỷ lệ này sẽ giảm xuống, đây cũng là định hướng của Ban Giám Đốc tại Chi nhánh trong những năm tiếp theo.Như vậy dư nợ tín dụng của Ngân hàng chưa đảm bảo sự cân bằng về kỳ hạn.bị kệ thuộc quá nhiều vào một loại kỳ hạn tín dụng cụ thể là kỳ hạn ngắn hạn, cơ cấu cho vay chưa phù hợp với cơ cấu huy động vốn, Nguyên nhân của tình trạng này là để đảm bảo thực hiện đúng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và dư nợ cho vay mà Ngân hàng Phương Nam đã giao cho Chi nhánh. Do đó cán bộ tín dụng chưa thực sự chú ý đến cơ cấu cho vay phù hợp với cơ cấu huy dộng vốn. Đồng thời do mới đi vào hoạt động nên việc cho vay trung dài hạn gặp rất nhiều khó
Bảng 9: Tình hình dư nợ tín dụng phân theo loại tiền tại PNB Chi nhánh Thanh xuân: Đv: triệu đồng STT Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1 Ngắn hạn 22.438 27.341 57.317 Tỷ lệ % 78,4% 82,0% 83,1% 2 Trung , dài hạnTỷ lệ % 6.19821,6% 5.99918,0% 11.69616,9% 3 Tổng dư nợ 28.636 33.340 69.013
(Nguồn: phòng tổng hợp PNB Chi nhánh Thanh Xuân)
Biểu đồ 3: Tình hình dư nợ tín dụng năm 2009
Từ bảng trên ta thấy dư nợ nội tệ và tỷ trọng dư nợ nội tệ tăng lên đáng kể trong những năm vừa qua.đồng thời dư nợ ngoại tệ và tỷ trọng dư nợ ngoại tệ cũng giảm đi rất nhiều.nguyên nhân là do trong năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước hoạt động rất khó khăn nên nhu cầu vay vốn ngoại tệ cũng giảm đi đáng kể. Năm 2009 nhiều dự báo của các tổ chức kinh tế hàng đầu thế giới đưa ra đều cho thấy bức tranh kinh tế thế giới năm 2009 là một màu xám, suy thoái phổ biến ở nhiều nước. Hiệu ứng Domino kinh tế thực sự lan tỏa.điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Điều này làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giảm mạnh ảnh hưởng đến dư nợ ngoại tệ của Ngân hàng giảm theo.
3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam Chi nhánh Thanh xuân a, Nợ quá hạn:a, Nợ quá hạn: a, Nợ quá hạn:
Rủi ro tín dụng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau: Nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan xét trên cả hai phương diện bản thân Ngân hàng và khách hàng vay vốn. Rủi ro tín dụng có thể xảy ra với bất kỳ khách hàng thuộc thành phần kinh tế nào. Một trong những chỉ tiêu để đo lường rủi ro tín dụng là nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Theo quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ này không được vượt quá 5%.
Bảng 10.Tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh Thanh Xuân
Đv:triệu đồng.
(Nguồn: phòng tổng hợp PNB Chi nhánh Thanh Xuân)
STT Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1 Nợ trong hạnTỷ lệ % 26.38092,1% 30.62191,8% 63.29191,7% 2 Nợ quá hạnTỷ lệ % 2.2567,9% 2.7198,2% 5.7228,3% 3 Tổng dư nợ 28.636 33.340 69.013
Bảng 4 : tình hình nợ xấu của Chi nhánh.
Đv: triệu đồng.
(Nguồn: phòng tổng hợp PNB Chi nhánh Thanh Xuân)
Năm 2007, nợ quá hạn là 2.256 triệu đồng (chiếm 7,9%) nguyên nhân là do Ngân hàng tăng quy mô tín dụng thì cũng làm cho nợ quá hạn tăng lên, đồng thời rủi ro tín dụng cũng tăng lên.Năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên là 2.719 triệu đồng (chiếm 8,2%) tỷ lệ này tăng lên rất nhiều. Song năm 2009 thì nợ quá hạn cũng ngày càng tăng lên cùng với mức tăng tổng dư nợ, tăng lên 5.722 triệu đồng (chiếm 8,3%). Các nguyên nhân làm cho tỷ lệ dư nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên là : Thứ nhất, là do quy mô tín dụng ngày một tăng lên kéo theo sự tăng của nợ quá hạn. Thứ hai, là do năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các doanh nghiệp làm ăn khó khăn hơn, hàng hóa xuất ra tiêu thụ chậm, sản xuất bị đình trệ nên việc trả nợ Ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thứ ba, mặc dù năm 2008 đã đi qua nhưng năm 2009 là năm của hậu khủng hoảng nền kinh tế vẫn chưa thực sự đi vào ổn định nên nó vẫn chịu ảnh hưởng mạnh, chính vì vậy mà nợ quá hạn cũng tăng theo.
Năm 2009, trong khi tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng so với năm 2007 là 140% thì tốc độ tăng của dư nợ quá hạn là 153,6% điều này cho thấy tốc độ tăng
của nợ quá hạn so với tốc độ tăng của dư nợ tín dụng là nhanh hơn. Nguyên nhân của tình trạng này là để đảm bảo đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và dư nợ cho vay hàng năm của Chi nhánh, do đó cán bộ tín dụng chưa thực sự chú ý tới chất lượng tín dụng. Mặt khác, do chủ trương mở rộng cung ứng tín dụng ra các thành phần kinh tế làm cho hoạt động tín dụng đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Việc mở rộng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu về chất lượng tín dụng là vấn đề mà tất cả các Ngân hàng đều quan tâm và đang nổ lực thực hiện.
Xem xét tới cơ cấu của nợ quá hạn theo kỳ hạn thì nợ quá hạn tại Chi nhánh tập trung chủ yếu vào dư nợ ngắn hạn, điều này xuất phát từ cơ cấu cho vay của Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Còn xét theo thành phần kinh tế thì nợ quá hạn tập trung vào cả hai thành phần kinh tế là doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá nhân hộ sản xuất. Trong những năm gần đây thì dư nợ quá hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng lên đáng kể
Dư nợ quá hạn đối với cá nhân và hộ sản xuất cũng tăng mạnh là do Ngân hàng quan hệ tín dụng với nhóm đối tượng khách hàng này chủ yếu với mục đích cho vay tiêu dung, xây nhà…Giá trị khoản vay thấp, thông tin khách hàng bị hạn chế,tiềm ẩn rủi ro cao.
b, Tình hình nợ xấu.
Với tốc độ tăng trưởng dư nợ quá hạn như trên, chúng ta hãy xem xét tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng và so sánh với tỷ lệ của toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam để có kết luận chính xác. Tính đến ngày 31/12/2009.nợ xấu của Chi nhánh là 1.036 triệu đồng chiếm 1,5% tổng dư nợ . Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống NHNN Việt Nam tính đến cuối năm 2009 là 3%. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh vẫn thấp hơn tỷ lệ chung của toàn hệ thống. Nhưng nhìn chung thì tỷ lệ này vẫn ở mức cao.
Biểu đồ 5: Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn trong năm 2009 Đv: triệu đồng.
(Nguồn: phòng tổng hợp PNB Chi nhánh Thanh Xuân)
Qua các năm 2007, 2008 và năm 2009, dư nợ tín dụng tăng trưởng vượt bậc kéo theo tỷ lệ nợ xấu cũng tăng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ quá hạn là 18,1%. Sự tăng lên của dư nợ xấu trong dư nợ quá hạn cho thấy rủi ro tín dụng của Chi nhánh đang tăng lên. Chính vì vậy mà Chi nhánh cần phải có biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng để hoạt động tín dụng của Chi nhánh an toàn và hiệu quả hơn.
c, Tỷ lệ dư nợ có bảo đảm và chất lượng của tài sản thế chấp.
Một trong những chỉ tiêu để đánh giá về chất lượng của dư nợ tín dụng là tỷ lệ dư nợ có đảm bảo. Trước khi quyết định cho vay, Ngân hàng luôn luôn phải đánh giá khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của khách hàng. Những năm trước đây, Ngân hàng chủ yếu dựa vào việc đánh giá chất lượng hay khả năng phát mại của tài sản thế chấp để quyết định có cho vay hay không. Theo quan điểm hiện đại ngày nay thì tài sản thế chấp chỉ được coi là nguồn trả nợ thứ hai thôi. Còn nguồn trả nợ thứ nhất chính là kết quả kinh doanh, là dòng tiền của dự án. Dựa trên quan điểm này Ngân hàng thẩm định chất lượng của dự án có thực hiện hiệu qủa hay không. Đó mới là chỉ tiêu quan trọng nhất trước khi có quyết định cho vay hay không. Nhưng cũng cần xem xét tới cả tài sản thế chấp để tránh những trường hợp khách hàng không
muốn trả nợ, hoặcdo những nguyên nhân khác mà dự án không thể thực hiện thành công và khách hàng không có nguồn trả nợ.
Tính đến ngày 31/12/2009 tổng tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng và tổng các giấy tờ có giá của khách hàng đưa đi cầm cố là 44.139 triệu đồng. Trong khi tổng dư nợ tính đến thời điểm 31/12/2009 là 69.013 triệu đồng.Như vậy, tỷ lệ dư nợ có đảm bảo là 64%. Tỷ lệ dư nợ có đảm bảo của Ngân hàng tương đối thấp. Nguyên nhân là do Chi nhánh quá coi trọng đến việc mở rộng tín dụng mà chưa quan tâm nhiều đến chất lượng tín dụng. Điều này có thể gây ra rủi ro cho Ngân hàng. Chúng ta cần xem xét đến cả chất lượng của tài sản thế chấp. Tất cả tài sản thế chấp cầm cố tại Ngân hàng thì 100% đầy đủ hồ sơ theo quy định, 100% hợp pháp hợp lệ, và có 91% có khả năng phát mại. Trong đó bất động sản là 23.835 triệu (chiếm 54%), động sản là 18.538 triệu đồng (chiếm 42%), chứng từ có giá là 1.766 triệu đồng (chiếm 4%). Như vậy chất lượng tài sản thế chấp cảu Ngân hàng đã đảm bảo yêu cầu.
d, Công tác trích lập dự phòng.
Ngân hàng Phương Nam Chi nhánh Thanh Xuân thực hiện phân loại nợ theo quyết định 493/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của Thống Đốc NHNN Việt Nam và quyết định số 165/QĐ – HĐBT ngày 06/06/2005 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phương Nam. Trên cơ sở phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Định kỳ hàng quý, Chi nhánh thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và xét duyệt các khoản nợ có rủi ro, đồng thời lập phương án thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.
Bảng 11 : tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại Chi nhánh. Đv:triệu đồng. STT Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1 Tổng dư nợ 28,636 33,340 69,013 2 Trích lập dự phòng 111 714 1.432
(Nguồn: phòng tổng hợp PNB Chi nhánh Thanh Xuân).
Qua bảng trên ta thấy, số trích lập dự phòng qua các năm cũng tăng lên, quy mô tín dụng tăng lên kéo theo số trích lập dự phòng cũng tăng lên, năm 2008 tăng 603 triệu đồng so với năm 2007, năm 2009 tăng 718 triệu đồng so với năm 2008. Tính đến hết 31/12/2009, số trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là 1.432 triệu đồng, số trích lập này vượt so với kế hoạch đầu năm là 631 triệu đồng. Nguyên nhân là do dư nợ tín dụng trong năm 2009 tăng lên so với kế hoạch.đồng thời năm 2009 vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính nhiều doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa chậm nên chưa có nguồn để trả nợ. Nhưng nhìn chung thì Chi nhánh đã tuân thủ tốt những quy định của NHNN về tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng về tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đối với từng nhóm nợ trên cơ sở phân loại nợ của Chi nhánh. Đây là mặt rất tốt vì về mặt pháp lý Chi nhánh đã tuân thủ đúng những quy định hiện hành, ngoài ra, việc trích lập dự phòng đầy đủ sẽ tạo tiền đề quan trọng trong việc sử dụng nguồn dự phòng để bù đắp những tổn thất. Đây là một biện pháp quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng.
e, Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đang áp dụng tại Chi nhánh.
Tuân thủ quy trình tín dụng:
Chi nhánh kiểm tra quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng, nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, nội dung kiểm tra như sau:
Kiểm tra trước khi cho vay: là việc thẩm định, tái thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.Trong đó việc tìm hiểu khách hàng kỹ trước khi cho vay
được Ngân hàng đặt lên hàng đầu.vì khách hàng là đối tượng chính gây ra rủi ro cho Ngân hàng vì thế để tránh rủi ro tín dụng thì trước khi quyết định cho vay Chi nhánh đã phải xem xét đánh giá khách hàng một cách đúng đắn, cân nhắc kỹ càng trên nhiều Phương diện cụ thể. Khách hàng là ai? Thuộc thành phần kinh tế nào? Là khách hàng mới hay là khách hàng truyền thống của Ngân hàng? Tình hình tài chính của khách hàng, khả năng quản lý, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của khách hàng như thế nào?...Để từ đó xác định được mức độ rủi ro tực tế và tiềm ẩn của khách hàng.
Kiểm tra trong khi cho vay: Là việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay và các yếu tố chứng từ; Sự khớp đúng giữa chứng minh thư và người vay, giữa người nhận tiền và người có tên trên giấy đề nghị vay vốn…
Kiểm tra sau khi cho vay:Kiểm tra sử dụng vốn vay theo mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng.Kiểm tra tiến đọ thực hiện dự án, phương án.Kiểm tra hiện trạng tài sản đảm bảo tiền vay. Riêng đối với hộ gia đình sản xuấ nông, lâm,ngư, diêm nghiệp, khách hàng thực hiện các biện pháp đảm bảo tiềm vay bằng các chứng từ có giá tùy theo điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng địa phương, quy định việc kiểm tra sau khi cho vay phù hợp.
Xử lý vốn vay: tùy theo mức độ vi phạm của khách hàng quyết định xử lý như sau: Tạm ngừng cho vay trong các trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, cung cấp thông tin sai sự thật. Chấm rứt cho vay trong trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng đã cam kết nhưng không khắc phục, sữa chữa, khách hàng ngừng sản xuất có thể dẫn đến phá sản, quá trình tổ chức lại sản xuất không xác định được người chịu trách nhiệm chính trước pháp luật về quan hệ vay vốn và trả nợ khách hàng.
+ khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm tiền vay đã được Ngân hàng thông báo nhưng không khắc phục
+ Khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan nhưng không có biện pháp khả thi để trả nợ Ngân hàng.
+ Khách hàng có năng lực tài chính nhưng trốn tránh trả nợ. + Khách hàng có hành vi lừa đảo,gian lận.
Thực hiện bảo đảm tín dụng
Để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, Chi nhánh đã sử dụng công cụ là hình thức thế chấp tài sản.Việc yêu cầu các khách hàng vay vốn phải gửi đến Ngân hàng các giấy tờ về tài sản thế chấp khi xin vay vốn làm giảm bớt phần nào rủi ro cho Chi nhánh.Chi nhánh Ngân hàng đã nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc và điều kiện đảm bảo tín dụng đã ban hành.Ngoài ra, khai thác và mở rộng thêm các điều kiện