Tăng cường giám sát sau khi cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NH Phương Nam chi nhánh Thanh Xuân (Trang 60 - 63)

II I Định hướng hoạt động tín dụng của PNB Chi nhánh Thanh xuân

2.6.Tăng cường giám sát sau khi cho vay

Hiện nay các NHTM rất chú trọng vào việc phân tích khách hàng trước khi cho vay. Tuy nhiên lại không chú trọng thẩm định lại sau khi đã cấp tín dụng cho khách hàng. Điều này góp phần gia tăng rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Việc thẩm định lại sau khi cho vay được thực hiện tại Chi nhánh còn rất nhiều bất cập. Nhiều trường hợp sau khi Ngân hàng tiến hành giải ngân, do không chú ý theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn của khách hàng nên nhiều khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích hoặc làm ăn thua lỗ dẫn tới không có khả năng trả nợ. Do đó để hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất Chi nhánh cần tăng cường công

tác giám sát sau khi cho vay là kiểm tra, kiểm soát việc khách hàng thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Các phương pháp giám sát thường rất đa dạng, Chi nhánh nên tang cường giám sát sau khi cho vay thông qua các phương pháp sau:

Giám sát hoạt động tài khoản cảu khách hàng tại Ngân hàng, qua hoạt động tài khoản tiền gửi và tài khoản tiền vay sẽ phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, lưu chuyển tiền tệ, sử dụng vốn vay và trả nợ. Việc biến động bất thường của tài khoản sẽ phản ánh những khó khăn trong quản trị tài chính.

Phân tích báo cáo tài chính của khách hàng doanh nghiệp theo định kỳ. Khách hàng có thời gian thường xuyên hoặc tương đối dài sẽ phải gửi các báo cáo tài chính cho Ngân hàng theo định kỳ. Ngân hàng sẽ phân tích các nhóm chỉ số tài chính để qua đó đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng chi trả cua khách hàng.

Đến thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động kinh doanh nơi cư trú của khách hàng. Việc này sẽ cung cấp cho cán bộ tín dụng những thông tin bổ ích như sự duy trì ý muốn trả nợ của khách hàng, thực trạng dự trữ tồn kho, chất lượng tài sản đảm bảo…

Kiểm tra bảo đảm tiền vay: Đối với tài sản thế chấp, Ngân hàng cần kiểm tra xem xét khách hàng có sử dụng đúng mục đích như cam kết trong hợp đồng tín dụng hay không? Đối với tài sản cầm cố, Ngân hàng cần chú ý tới tính bảo toàn về giá trị à toàn vẹn về vật chất của tài sản. Nếu thấy các dấu hiệu vi phạm cần ngăn chặn kịp thời. Trong trường hợp xảy ra rủi ro về tài sản đảm bảo như cháy nổ, sạt lở, giá trị thị trường biến động không mong muốn thì Chi nhánh cần có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời trong hợp đồng tín dụng.

và quy trách nhiệm đòi nợ, liên kết các bên Ngân hàng- Khách hàng – Chính quyền địa phương trong việc xử lý nợ.

Đối với xử lý nợ quá hạn, Chi nhánh cần cso những biện pháp cụ thể như sau: Phân tích nguyên nhân nợ quá hạn của từng khách hàng, từ đó có biện pháp tháo gỡ:

+ Trong trường hợp người vay có khó khăn về tài chính tạm thời song vẫn còn khả năng cso ý muốn trả nợ thì Ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như : Cho vay thêm, giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ…

+ Đối với khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục, nợ quá hạn chưa xác định được nguồn trả nợ, Chi nhánh cần quản lý chặt chẽ khoản vay và khách hàng trên như sau:

Đối với những khoản vay có tài sản bảo đảm: Tìm các tổ chức cá nhân cónăng lực tài chính nhận lại nợ cảu khách hàng khó khăn thong qua hình thức bán nợ. Nếu không bán được nợ, Chi nhánh rà soát tài sản đảm bảo, tình trạng tài sản, hồ sơ pháp lý để có thể phát mại tài sản thu hồi vốn. Trong trường hợp tài sản phát mại không đủ thu hồi vốn thì buộc khách hàng phải trả tiền tiếp phần còn lại thông qua việc bán tiếp tài sản, Nếu không Chi nhánh có thể tuyên bố phá sản. Đối với trường hợp cho vay chỉ định, nếu tài sản phát mại không đủ thu hồi vốn vay, Chi nhánh hoàn thiện thủ tục để trình Chính Phủ sử lý.

Đối với các khoản vay không có bảo đảm: Trong trường hợp này cần kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của khách hàng, các khoản phải thu, nguồn vốn thanh toán cảu các công trình qua thông báo vốn hàng năm đối với lĩnh vực xây dựng, kỳ thu tiền đối với kĩnh vực khác và yêu cầu khách hàng cùng chủ đầu tư, người mua hàng cam kết thanh toán chuyển khoản về tài khoản của khách hàng tại Chi nhánh. Đối với khách hàng là cá nhân : kết hợp cùng cơ quan công tác, vận động gia đình thu xếp nguồn trả nợ.

Biện pháp khởi kiện ra tòa: Hiện nay, trong quan hệ kinh tế, việc khởi kiện ra tòa chưa thành thói quen đối với mọi người. Trong nền kinh tế thị trường chúng ta cần quen dần với việc giải quyết vụ việc kinh tế qua tòa án kinh tế. Việc khởi

kiện ra tòa sẽ có tác dụng đối với khách hàng không có thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ sau khi thực hiện các biện pháp trên Ngân hàng cần xác định những tổn thất đã mất, Việc bù đắp rủi ro tín dụng này được trích từ quỹ dự phòng rủi ro hoặc quỹ dự trữ đặc biệt bù đắp rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NH Phương Nam chi nhánh Thanh Xuân (Trang 60 - 63)