Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại PNB Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NH Phương Nam chi nhánh Thanh Xuân (Trang 39 - 42)

II giới thiệu khái quát về PNB – Chi nhánh Thanh xuân

4.Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại PNB Thanh Xuân

4.1 Những kết quả đạt được.

Chi nhánh đã thực hiện đúng những định hướng chiến lược kinh doanh theo chính sách tiền tệ của nhà nước, và theo đúng định hướng của PNB về mọi mặt kinh doanh đáp ứng yêu cầu bức thiết của nền kinh tế và bản thân Ngân hàng.

Trong thời gian qua, Chi nhánh đã đặc biệt chú trọng tới công tác rủi ro tín dụng. Vì vậy, công tác này đã đạt được những thành tựu nhất định.Song song với việc tăng trưởng về số lượng (tăng 107% trong năm 2009), dư nợ tín dụng năm 2009 tăng gấp 2 lần so với năm 2008, dư nợ tín dụng tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng tài sản. Chất lượng tín dụng cũng dần đươc nâng cao. Ngân hàng vẫn cố gắng duy trì nợ quá hạn và kiểm soát ở mức có thể.

Trong quan hệ tín dụng với khách hàng, Chi nhánh cũng đã giải quyết cho vay nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn tôn trọng đầy đủ nguyên tắc tín dụng đặc biệt chú ý tới an toàn và hiệu quả vốn tín dụng.

Đố với khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh có uy tín và vay với khối lượng lớn thì Chi nhánh có chính sách ưu đãi để tăng sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác nhằm thu hút khách hàng.

Ngân hàng Phương Nam Chi nhánh Thanh Xuân luôn có biện pháp hữu hiệu để tiếp cận với khách hàng làm ăn có hiệu quả nhằm giới thiệu về khả năng đáp ứng nhu cầu nội, ngoại tệ với các mức lãi suất và khả năng đáp ứng các dịch vụ với các lợi ích khác có thể mang lại cho doanh nghiệp như chủ động và thường xuyên làm tốt công tác tiếp cận trên địa bàn thủ đô nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường,của các ngành kinh tế khác…Trên cơ sở đó, Chi nhánh đã xây dựng và quyết định các đối sách đúng đắn, kịp thời nhằm mở rộng và phát triển tín dụng.

Chi nhánh cũng luôn chủ động công tác thẩm định trước khi cho vay và làm tốt công tác kiểm tra trước khi cho vay, từ đó phân loại khách hàng nhằm có chính sách phù hợp đáp ứng hiệu quả kinh tế.

Chi nhánh đã rất kịp thời điều chỉnh mức lãi suất theo các lần điều chỉnh cho vay của NHNN.Điều này làm cho khách hàng yên tâm, tin tưởng vào chi nhánh.

Đồng thời, trong thời gian qua.Chi nhánh đã tích cực thay đổi cơ cấu cho vay trung dài hạn để phù hợp với cơ cấu huy động vốn và định hướng kế hoạch của Chi nhánh.Về đối tượng cho vay, Ngân hàng chỉ tập trung chủ yếu cho khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hạn chế đối với doanh nghiệp nhà nước quy mô nhỏ, làm ăn kém hiệu quả.Ngân hàng chủ yếu hướng đến cho vay các ngành nghề trọng điểm,những dự án có tính khả thi, vòng quay thu hồi vốn nhanh.

Đối với dự án đầu tư, Chi nhánh thực hiện nghiêm túc theo quy định cho vay tín dụng và nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án, phân tích tín dụng để tìm ra những nguy cơ tiềm ẩn, loại trừ những dự án kém hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn vốn cho Ngân hàng.

Chi nhánh thường xuyên cử cán bộ tín dụng tham gia các lớp, các khóa đào tạo trong nước và ngoài nước. Đông thời thực hiện công tác đào tạo để nâng cao nghiệp vụ. Chi nhánh đã đưa tin học ứng dụng ứng dụng mạnh mẽ trong tất cả các hoạt động của chi nhánh nên làm giảm thời gian giao dịch của khách hàng, giảm bớt thời gian làm việc cho nhân viên từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.

4.2 Những tồn tại trong viêc hạn chế rủi ro tín dụng.

Bên cạnh những thành tựu rất đáng khích lệ của Chi nhánh, hoạt động tín dụng và công tác hạn chế rủi ro tín dụng vẫn còn một số những hạn chế sau:

Chất lượng thẩm định sau khi cho vay chưa cao, còn nhiều bất cập, gây rủi ro cho Ngân hàng. Chi nhánh chưa thực sự chú trọng tới công tác thẩm định sau khi cho vay.

Cơ cấu cho vay của Ngân hàng chưa hợp lý, chưa cân đối so với cơ cấu huy động vốn, nguồn huy động của Ngân hàng chủ yếu là huy động dài hạn nhưng dư nợ lại tập trung vào cho vay ngắn hạn., sự không cân xứng về kỳ hạn này có thể gây rủi ro cho Ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Chi nhánh tăng lên đáng kể trong năm 2009, bên cạnh sự tăng lên của dư nợ tín dụng, nhưng tốc độ tăng trưởng tỷ lệ nợ quá hạn (110,4%) cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng (107%). Tỷ lệ này vẫn thấp hơn rất nhiều so với quy định, nhưng vẫn là cao hơn so với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Tăng trưởng tín dụng quá nóng, điều này có thể khiến cho Ngân hàng gặp nhiều rủi ro nhiều hơn do khả năng đáp ứng quy mô có hạn. Việc quá chú trọng vào tăng trưởng dư nợ tín dụng khiến cho chất lượng tín dụng của các khoản vay có phần giảm sút . Tỷ lệ dư nợ có đảm bảo của Ngân hàng chưa cao, còn nhiều trường hợp còn thiếu đảm bảo nợ vay. Việc không có đảm bảo nợ vay đã làm giảm an toàn và hiệu quả tín dụng. Tài sản đảm bảo tuy chỉ được coi là cái phao cuối cùng để giúp Ngân hàng thu hồi nợ.Nhưng nó cũng tạo ra động lực thúc đẩy người vay có ý thức trong việc trả nợ hơn,đặc biệt trong tình trạng khủng hoảng như hiện nay.

Việc xử lý nợ tồn đọng còn gặp nhiều khó khăn ở khâu xử lý tài sản đảm bảo. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trên thực tế đã ngừng hoạt động, phá sản nhưng luật pháp lại chưa tuyên bố giải thể. Hơn nữa, việc sử dụng trích lập dự phòng chỉ được dùng để bù đắp những khoản nợ xấu khi doanh nghiệp đã phá sản, nên việc chậm trễ trong thủ tục phá sản của doanh nghiệp gây trở ngại cho Chi nhánh trong công tác xử lý nợ xấu, làm trong sạch bảng tổng kết.

Công nghệ thông tin của Chi nhánh còn một số hạn chế. Thông tin còn chưa đầy đủ, chưa kịp thời, chưa có hệ thống và chính xác, chưa có sự kết hợp chạt chẽ

báo cáo phục vụ quản lý. Các cán bộ tín dụng thường chưa nắm được thông tin một cách tổng hợp, chỉ tiếp cận một cách riêng lẻ, điều này làm tăng rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.

Hệ thống kiểm tra nội bộ của Chi nhánh chưa đạt hiệu quả cao.Nên việc phát hiện sai sót trong việc thực hiện quy trình cấp tín dụng chưa đầy đủ.

PNB Chi nhánh thanh Xuân đã xây dựng được cẩm nang tín dụng. Đây là kim chỉ nam để hướng dẫn cán bộ tín dụng thực hiện đúng các quy tác cho vay. Tuy nhiên, đôi khi các cán bộ tín dụng tại Chi nhánh lại áp dụng quá máy móc và cứng nhắc, khôn linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể điều này là một hạn chế cần phải khắc phục.Cẩm nang tín dụng tuy được xây dựng nhưng vẫn còn nhiều điểm bất cập cần Ngân hàng cần phải tiếp tục sủa đổi và bổ sung để hoàn thiện hơn.

Năm 2008, khủng hoảng kinh tế đã tác động xấu tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của Ngân hàng nói riêng.năm 2009 vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng xảy ra trong năm 2008. Năm 2009 hầu như các Ngân hàng đều giảm lãi suất cho vay, giảm điều kiện vay... điều này làm tăng rủi ro cho ngân hàng.

Bên cạnh đó còn một số hạn chế rủi ro tín dụng của Chi nhánh: Những tác động từ nền kinh tế, chính sách vĩ mô hệ thống pháp lý hiện nay chưa đồng bộ và đầy đủ cần thời gian để hoàn thiện, ít nhiều gây cản trở lớn cho công tác hạn chế rủi ro tín dụng của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NH Phương Nam chi nhánh Thanh Xuân (Trang 39 - 42)