Kiểm tra nồng độ và độ tinh sạch của DNA

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH đột BIẾN GEN FGFR TRÊN BỆNH NHÂN u NGUYÊN bào THẦN KINH đệm (Trang 29 - 30)

- Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: những bệnh nhân được chẩn đoá nu nguyên bào thần kinh đệm.

2.5.3 Kiểm tra nồng độ và độ tinh sạch của DNA

Sử dụng hai kỹ thuật:  Điện di DNA tổng số.

Mục đích: kiểm tra chất lượng và ước lượng nồng độ DNA tách chiết được. Nguyên lý: ở pH=8, acid nucleic mang điện tích âm, dưới tác dụng của dòng điện một chiều, acid nucleic sẽ di chuyển về cực dương. Các đoạn DNA có kích thước khác nhau sẽ di chuyển với tốc độ khác nhau. Tùy vào mục đích có thể sử dụng các chất khác nhau để điện di acid nucleic, nhưng phổ biến nhất vẫn là sử dụng gel agarose. Thông thường sử dụng nồng độ gep là 0,8%. Bản gel điện di được nhuộm bằng ethidium bromide sẽ phát sáng. Chất lượng của DNA tốt khi vạch điện di rõ nét, băng gọn. Ngược lại, DNA đứt gãy, lẫn nhiều protein hoặc các tạp chất thì hình ảnh điện di là một vệt trải dài không tạo thành băng gọn.

Tiến hành:

− Đổ bản gel agarose 0,8%, số giếng tùy thuộc vào số mẫu.

− Trộn đều 2µl sản phẩm DNA tách chiết với 1µl DNA loading dye và điện di toàn bộ hỗn hợp.

− Thời gian điện di 60 phút, điện thế 90V.

− Nhuộm bản gel điện di trong ethidium bromide trong khoảng 5 phút.

− Chụp ảnh bản gel.  Phương pháp quang phổ

Tiến hành:

− Trước khi đo nồng độ cần phải trắng bằng dung dịch hòa loãng DNA ở bước tách mẫu.

− Hút 2μl DNA hòa loãng vào mắt đọc. Chú ý cần thấm hết dung dịch DNA của lần đo trước.

− Nồng độ DNA đạt yêu cầu ≥ 50 ng/μl, độ tinh sạch A260/A280 = 1,8 ÷ 2,0.

Chú ý: Sản phẩm DNA tách chiết cần được bảo quản ở nhiệt độ 4°C trong thời gian ngắn hoặc ở nhiệt độ -20°C trong thời gian dài hơn.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH đột BIẾN GEN FGFR TRÊN BỆNH NHÂN u NGUYÊN bào THẦN KINH đệm (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w