0
Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Tới Hội KT Quận Hai Bà Trưng và các tổ chức đoàn thể khác của

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN SỰ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM (Trang 75 -75 )

3. Dịch vụ CTXH trong vịêc giải quyết nhu cầu việc làm của NKT vận

4.3 Tới Hội KT Quận Hai Bà Trưng và các tổ chức đoàn thể khác của

Quận tiến hành thành lập các HKT ở các phường trong địa bàn Quận ( Trước hết là ở 4 phường Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Trương Định …)

4.3. Tới hội KT Quận Hai Bà Trưng và các tổ chức đoàn thể khác của NKT trong quận trong quận

• Hội KT Quận và các tổ chức khác trong Quận cần thúc đẩy phong trào NKT

ở trong Quận. Cần có nhiều phong trào, hoạt động hơn nữa và phải vận động được phần đông NKT tham gia, không chỉ dừng ở việc 1 số cá nhân tích cực thì tham gia thường xuyên , còn 1bộ phận NKT do tâm lý tự ti và ngại nên không tham gia.

• Hội KT Quận và các tổ chức khác của NKT trong Quận cần tiếp tục duy trì

những chương trình, dự án hỗ trợ về việc làm cho NKT đã có, đồng thời huy động và kết nối thêm được nhiều trung tâm cung ứng các dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT hơn nữa.

• Đẩy mạnh phong trào thành lập HKT ở các phường trong quận, thành lập các

CLB cho NKT như CLB cha mẹ trẻ khuyết tật, CLB cựu chiến binh … Qua đó có thể huy động NKT tham gia các phong trào được nhiệt tình hơn. Mặt khác do NKT đặc biệt là NKT vận động gặp nhiều khó khăn trong di chuyển nên vịêc có các HKT ở phường sẽ giúp cho họ có thể tham gia được nhiều hơn và dễ dàng hơn.

• Hội cũng cần tổ chức và khuyến khích thành lập các cơ sở sản xuất, kinh

doanh của tự bản thân những NKT.

• Hội cần thu thập nhiều hơn nữa những chia sẻ, mong muốn, nhu cầu , trăn

trở của các hội viên trong vấn đề việc làm và các khó khăn khác trong cuộc sống để từ đó có thể đưa lên những kiến nghị kịp thời tới các cấp chính quyền cao hơn nhằm giải quyết các vấn đề đó.

• Hội có thể phối hợp với các CLB sinh viên hay các sinh viên đang theo học ngành CTXH trên địa bàn TP Hà Nội để trợ giúp NKT trong các chương trình hỗ trợ, hướng nghiệp cho NKT ở trong địa bàn quận.

4.4. Tới các trung tâm cung ứng dịch vụ hỗ trợ việc làm

• Các tổ chức, trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội cần nắm bắt nhu cầu

của NKT để từ đó xây dựng những chương trình cung cấp phù hợp. Mỗi dạng khuyết tật đều có những nhu cầu về việc làm nhất đinh. Do vậy các trung tâm cũng cần chú trọng đến điều này để xây dựng chương trình can thiệp và hỗ trợ phù hợp.

• Các trung tâm, tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc làm đang có nên có

thêm 1 chi nhánh ở địa bàn Quận Hai Bà Trưng. Như vậy sẽ giúp cho NKT Quận Hai Bà Trưng, đặc biêt là NKT vận động sẽ dễ dàng tiếp cận với dịch vụ hơn, biết tới dịch vụ nhiều hơn.

• Các trung tâm, tổ chức cũng cần xây dựng những chương trình hỗ trợ khác

cần thiết như “Tham vấn tâm lý” hỗ trợ cho NKT khi gặp phải những cú sốc về xin việc hay giúp họ định hướng được nhu cầu, mong muốn của bản thân. Đồng thời tiếp tục phát triển và duy trì những họat động hỗ trợ đã có.

• Các trung tâm, tổ chức cần tận dụng lực lượng những sinh viên được đào tạo

bài bản về CTXH để làm việc trong các dự án, chương trình hỗ trợ vịêc làm cho NKT.

• Các trung tâm không chỉ hỗ trợ đối tượng NKT mà nên hướng tới hỗ trợ

những doanh nghiệp, tổ chức muốn nhận NKT vào làm việc bằng cách tham vấn, kết nối nguồn lực với các doanh nghiệp, tổ chức đó.

4.5 Tới các trường đào tạo ngành công tác xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội Nội

• Với những trường đào tạo ngành công tác xã hội cần có những chương trình

trang bị cho sinh viên những kiến thức về cung cấp dịch vụ CTXH cho NKT để mai sau khi ra trường, sinh viên có thể ứng dụng được trong thực tế, trở thành những người cung cấp dịch vụ CTXH chuyên nghiệp cho đối tượng NKT

• . Trong quá trình đào tạo cần cho sinh viên tiếp cận các vấn đề thực tế . Phải coi trọng vấn đề thực hành trong quá trình học tập. Bên cạnh đó là việc liên kết với các hội, trung tâm người khuyết tật để sinh viên có cơ hội để trải nghiệm thực tế, tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này.

• Các trường ĐH cần chú trọng việc nghiên cứu, ứng dụng các mô hình dịch

vụ CTXH trong trợ giúp NKT có hiệu quả ở các nước tiên tiến trên thế giới, từ đó áp dụng vào thực tế ở Việt Nam để có thể nâng cao được chất lượng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ NKT một cách tốt hơn.

• Cần chú trọng bồi dưỡng và đào tạo sinh viên không chỉ ở bậc cử nhân mà

còn đối với các nghiên cứu sinh học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ … Có những chương trình đưa sinh viên, nghiên cứu sinh sang nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm đồng thời tiếp tục xây dựng những nền tảng cho vịêc phát triển CTXH với NKT sau này.

Người khuyết tật là một phần trong xã hội. Họ cần phải có việc làm để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cuộc sống của riêng mình. Hơn nữa, họ là đối tượng yếu thế , dễ mặc cảm tự ti về bản thân nên việc làm đối với họ còn mang ý nghĩa là cầu nối để họ có thể hòa nhập cộng đồng . Họ có thể làm được những công việc phù hợp với tình trạng khuyết tật của bản thân để đảm bảo nhu cầu cuộc sống của mình. Chính vì điều đó mà việc giải quyết vấn đề nhu cầu việc làm cho người khuyết tật trên cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng là điều quan trọng trong giai đoạn này nhất là khi đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Theo đó cần có các loại hình dịch vụ hỗ trợ việc làm để trợ giúp họ.

Qua nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu đã phần nào nói lên được thực trạng việc làm của bộ phân NKT vận động đang sống trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, đồng thời cũng đã phân tích và làm rõ những nhu cầu về việc làm của họ theo những khía cạnh cụ thể như mức lương, nhu cầu đãi ngộ… Trọng tâm của nghiên cứu vẫn là tìm hiểu về các dịch vụ công tác xã hội trong vịêc hỗ trợ NKT vận động quận Hai Bà Trưng trong vấn đề việc làm. Sau hơn 1 tháng nghiên cứu nhóm đã hòan thành đuợc báo cáo với những mục tiêu đã đề ra. Các thành viên trong nhóm đã kết hợp với nhau ăn ý , cùng nhau lập kế hoạch và thực hiện nghiên cứu. Nhóm cũng đã ứng dụng được các tri thức đã học để tiến hành lấy số liệu , xử lý số liệu và phân tích số liệu. Những kinh nghiệm mà các thành viên trong nhóm đã thu nhận được là vô cùng giá trị cho những nghiên cứu về sau và công việc học tập của mình : đó là những kinh nghiệm về tiếp xúc với NKT, kinh nghiệm thu thập thông tin bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu …

Qua nghiên cứu thì điều còn trăn trở nhất đối với cả nhóm là các dịch vụ Công tác xã hội trong việc hỗ trợ việc làm cho NKT vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng của mình . Những dịch vụ đó chưa mang tính CTXH chuyên nghiệp như mô hình trung tâm dịch vụ CTXH mà Bộ LĐ TB XH ban hành mà mới chỉ dừng ở mức độ trợ giúp đơn thuần, giúp NKT tiếp cận với những cơ hội học nghề, xin việc và trang bị những kỹ năng cần thiết cho họ. Như vậy, các dịch vụ mới chỉ

đáp ứng được những nhu cầu ở mức độ thấp theo lý thuyết nhu cầu của Maslow , mà mới giúp được một bộ phận rất nhỏ NKT.

Từ những thực trạng và kết quả nghiên cứu thu được, nhóm cũng đã đề ra những khuyến nghị tới chính phủ và các cơ quan chứng năng ( đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), tới UBND Quận Hai Bà Trưng, Hội KT Quận Hai Bà Trưng và những tổ chức đoàn thể khác … Những khuyến nghị này chính là tâm nguyện của nhóm nghiên cứu chúng tôi. Chúng tôi mong muốn có sự thay đổi để thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ CTXH trong việc trợ giúp NKT nhằm giải quyết vấn đề việc làm nói riêng và các vấn đề khác trong cuộc sống nói chung. Chúng tôi mong trong tương lai không xa, phần đông NKT ở quận Hai Bà Trưng nói riêng và toàn nước Việt Nam nói chung sẽ được tiếp cận với những dịch vụ CTXH với chất lượng chuyên nghiệp và hiệu quả, để giúp họ có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân và cống hiến cho xã hội như bao người không khuyết tật khác. Muốn đạt được điều đó thì cần rất phải có sự nỗ lực rất nhiều từ các bên liên quan. Bản thân chúng tôi, những sinh viên đang theo học ngành Công tác Xã hội , khoa Xã hội học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nguyện hứa sẽ nỗ lực hết mình trong công việc học tập và nghiên cứu của mình để có đủ năng lực, kinh nghiệm nhằm giúp đỡ cộng đồng người khuyết tật, góp phần thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện các dịch vụ CTXH hỗ trợ cho NKT ở Việt Nam.

.

Phương pháp nghiên cứu Xã hội học (Phạm Văn Quyết –Nguyễn Quý Thanh) - 2011

Khả năng việc làm – Sách tham khảo về hòa nhập cho NKT dành cho chủ sử dụng lao động khu vực châu Á – Thái Bình Dương. ( Xuất bản năm 2006)

Việc làm cho người khuyết tật – một cách tiếp cận dựa trên quyền con người ( Châu Á) – Báo cáo về hội nghị tham vấn kỹ thuật ba bên.

Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho NKT thông qua hệ thống pháp luật – Tài liệu hướng dẫn của ILO ( Xuất bản năm 2006)

Tài liệu – Lớp Tập huấn cho NKT về nghề nghiệp việc làm – Đơn vị thực hiện: Trung tâm Giới thiệu việc làm Thanh niên Hà Nội

Payne Lí thuyết công tác xã hội hiện đại, NXB LyceumBooks, INC 5758 S.Blackstone Avenue, Chicago, lần xuất bản thứ 2, 1997, người dịch Ts: Trần Văn Kham

Uỷ ban thường vụ Quốc Hội (1999) Pháp lệnh về người khuyết tật, NXB Chính trị quốc gia

Bước đầu tìm hiểu khó khăn và biểu hiện vượt khó của người khuyết tật vận động để đi tới xây dựng chỉ số vượt khó( AQ ) của người khuyết tật vận động, Nguyễn Quang Lê tạp chí tâm lí năm 2010, số 1 tháng 1 năm 2010, Tr4 - 13

GS Phạm Huy Dũng ( Chủ biên ), Bài giảng công tác xã hội, Lí thuyết và thực hành công tác xã hội trực tiếp, NXB Đại học sư phạm 2007

Người khuyết tật ở Việt Nam – Một số kết quả chủ yếu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2009 ( Báo cáo của UNFPA)

Nguyễn Thị Hồng Nga ,Giáo trình : Hành vi con người và môi trường xã hội – Trường Đại học Lao động Xã hội.

Phạm Huy Cường -Việc làm cho người khuyết tật tại Việt Nam – Từ chính sách đến thực tiễn và vai trò của CTXH, in trong kỷ yếu “Hội thảo Quốc tế chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về CTXH và An sinh xã hội”, tháng 11 năm 2012.

Trần Đình Tuấn : Công tác xã hội – Lý thuyết và thực hành , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tài liệu bài giảng : Mô hình quản lý lao động – Tiến sĩ Trịnh Văn Tùng – Khoa Xã hội học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

Đỗ Thị Ngọc Phương (2012)“ Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển dịch vụ CTXH trong công tác bảo vệ trẻ em “.kỷ yếu hội thảo quốc tế “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về CTXH và An sinh xã hội” tại trường ĐH KHXH&NV – tháng 11 năm 2012

PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN

VỀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

VẬN ĐỘNG TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI

Chúng tôi là nhóm sinh viên khoa Công tác xã hội – trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Chúng tôi đang tiến hành làm nghiên cứu khoa học về đề tài : Dịch vụ công tác xã hội trong việc giải quyết các nhu cầu việc làm của NKT vận động tại quận hai Bà Trưng. Rất mong quý vị đóng góp ý kiến cho phiếu điều tra này.

Chúng tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của thông tin thu thập được sẽ chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học.

THÔNG TIN CÁ NHÂN :

Tuổi:………... Giới tính : Nam  Nữ  Trình độ văn hóa:………... Nghề nghiệp: ………. PHẦN CÂU HỎI: I. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM

1. Tính trong thời gian một tháng kể từ thời điểm trả lời phiếu này về trước, tình hình việc làm của anh/chị như thế nào?

Đang có việc làm (nếu chọn phương án này thì bỏ qua câu số 2, 3 và trả lời luôn câu

số 4)

Chưa có việc làm (nếu chọn phương án này chỉ trả lời câu số 2, số 3, và chuyển sang

trả lời mục 2)

2.Lý do anh/chị chưa đi làm?

Chưa có nhu cầu (nếu chọn phương án này thì bỏ qua câu 3) Đang học tiếp (nếu chọn phương án này thì bỏ qua câu 3)

Đã đi xin việc làm nhưng chưa được nhận (Trả lời tiếp câu 3)

3. lý do anh/chị chưa xin được việc làm?

Thiếu kiến thức, kỹ năng chuyên

môn

Thiếu các mối liên hệ với nhà tuyển dụng

lao động là người khuyết tật ...

4. Anh/chị tìm được việc làm thông qua những con đường nào? Trung tâm dạy nghề giới thiệu Hội chợ việc làm Bạn bè, người quen giới thiệu Thông qua quảng cáo Người trong gia đình giới thiệu Tự tạo việc làm Trung tâm giới thiệu việc làm

giới thiệu

Khác (ghi rõ):... ………. ……….

5. Mức thu nhập bình quân/tháng tính theo VNĐ: Dưới 2 triệu Từ 2 - dưới 4

triệu

Từ 4 - 6 triệu Trên 6 triệu

6. Công việc anh/chị đang đảm nhận có đáp ứng được các nhu cầu về việc làm hay không?

Hoàn toàn không đáp ứng được các nhu cầu về việc làm Chỉ một phần nhỏ các nhu cầu về việc làm được đáp ứng Phần lớn các nhu cầu về việc làm được đáp ứng

Mọi nhu cầu về việc làm đều được đáp ứng.

7. Nếu công việc hiện tại không đáp ứng được các nhu cầu về việc làm . Tại sao anh/ chị lại chấp nhận làm công việc này ?

Không tìm được việc nào khác Làm tạm thời trong lúc tìm được việc phù hợp Mức lương hấp dẫn Khác (ghi rõ):...

...

II. NHU CẦU VIỆC LÀM

1. Anh chị có nhu cầu làm việc trong mảng nghề nào ( Có thể chọn nhiều phương án khác nhau) :

Chế tác đồ thủ công mỹ nghệ Kinh doanh, buôn bán Công nghệ thông tin May mặc

Dạy học Sản xuất đồ gia dụng

Nghệ thuật Khác (ghi rõ):... ………. ……….

2. Anh chị mong đợi điều những điều gì về tiền lương ( Có thể chọn nhiều phương án) ?

Đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Bình đẳng như với những người không khuyết tật khác cùng làm.

Được nhận lương đều đặn hàng tháng

Khác ( ghi rõ) ……… ……….. ………

3. Anh/ chị có những mong đợi gì từ chế độ đãi ngộ của chủ xưởng lao động ( Có thể chọn nhiều phương án) ?

Chế độ đãi ngộ phù hợp với tình trạng khuyết tật

Được cấp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội

Được nghỉ phép theo quy định của Luật lao động

Hưởng các chế độ đãi ngộ bình đẳng như với các nhân viên không khuyết tật khác. Được đào tạo chuyên sâu kĩ

năng nghề nghiệp

Khám sức khỏe định kỳ

Được thưởng lương khi làm vượt mức công việc được giao

Khác (ghi rõ):... ………. ……….

4. Anh/chị có những mong đợi gì từ môi trường làm việc : ( Có thể chọn nhiều phương án)

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN SỰ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM (Trang 75 -75 )

×