Hướng xây dựng các trung tâm dịch vụ CTXH trong tương lai

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN SỰ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM (Trang 32)

4. Mô hình trung tâm dịch vụ CTX H( Do Bộ LĐTBXH đề xuất năm

4.2 Hướng xây dựng các trung tâm dịch vụ CTXH trong tương lai

1. Phối hợp với các chương trình đào tạo chứng chỉ đại học ngành công tác xã hội để đào tạo và tập huấn cho các sinh viên ngành công tác xã hội

2. Các trung tâm dịch vụ CTXH cần được thiết lập ở cấp tỉnh, hoặc cho một nhóm các quận/huyện ở các thành phố lớn. Việc này sẽ tạo điều kiện cho dịch vụ trải đều trên cả nước khi có điều kiện phát triển và đủ nguồn nhân lực và tài lực.

3.Trung tâm cần nằm dưới sự quản lý của Sở LĐTBXH, được nhận hỗ trợ của Bộ LĐTBXH trong các lĩnh vực chức năng dịch vụ xã hội khác ví dụ như chính sách.

4. Trung tâm nên được đặt tại cộng đồng, riêng biệt với các trung tâm BTXH hoặc phòng BTXH.

5. Cán bộ trung tâm cần có trình độ chuyên môn về CTXH hoặc các bằng cấp bán chuyên nghiệp phù hợp. Giám đốc các trung tâm cũng cần có trình độ chuyên môn về CTXH.

6. Trung tâm cần có trọng tâm cung cấp các dịch vụ cơ bản, đáp ứng cho các đối tượng với các dạng vấn đề và nhu cầu xã hội khác nhau, bao gồm trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt, nạn nhân của ‘tệ nạn xã hội’ và các đối tượng trợ giúp xã hội , những người bị ảnh hưởng bởi nạn buôn bán người , mại dâm , HIV/AIDS và sử dụng ma túy và nhóm điểm trong Nghị định 67.

7.Các hoạt động của trung tâm bao gồm đánh giá các nhu cầu phức tạp, can thiệp trực tiếp với các cá nhân và gia đình có nhu cầp phức tạp đòi hỏi cần có kỹ năng và kiến thức sâu để đáp ứng, cung cấp tham vấn tâm lý xã hội và hỗ trợ nếu cần, và thực hiện tập huấn, hỗ trợ cho các cán bộ cấp dưới và cộng tác viên cộng đồng.

8.Hoạt động của các trung tâm nên nằm trong mạng lưới các dịch vụ phúc lợi xã hội do các Sở LĐTBXH, tổ chức đoàn thể và phi chính phủ (quốc tế, trong nước, địa phương) cung cấp. Các trung tâm sẽ đóng góp hỗ trợ cho các mạng lưới

này. Ngoài ra, các trung tâm sẽ đóng vai trò cầu nối với các ngành và dịch vụ khác như y tế, giáo dục và hệ thống tư pháp hình sự.

9.Do quy mô và lực lượng cán bộ bán chuyên nghiệp và mạng lưới cộng tác viên có mặt tại cộng đồng, các trung tâm sẽ chủ yếu tập trung vào hoạt động can thiệp ‘thứ cấp’ và ‘tam cấp’. Các trung tâm cũng có thể hỗ trợ thêm cho các dịch vụ ‘sơ cấp’ thông qua các hoạt động hỗ trợ, tư vấn và tập huấn dành cho các cán bộ tại cộng đồng. Các cấp độ dịch vụ sơ cấp, thứ cấp và tam cấp được thể hiện trong Bảng 1 (bên dưới).

10. Các trung tâm dịch vụ CTXH sẽ góp phần vào quá trình nghiên cứu và xây dựng chính sách nhằm đóng góp cho quá trình xây dựng chính sách và cải thiện dịch vụ. Như vậy, các trung tâm sẽ có thể tham mưu và hỗ trợ cho quá trình quản lý và xây dựng chính sách tại cấp tỉnh/thành và trung ương

Nếu được cấu trúc theo cách thức sau, các trung tâm dịch vụ CTXH sẽ đưa ra một khía cạnh mới và quan trọng để cải thiện tính hiệu năng của quá trình cung cấp dịch vụ phúc lợi xã hội tại Việt Nam. Sơ đồ mô hình được trình bày trong Bảng dưới đây

Cấp độ dịch

vụ Dạng hoạt động Trách nhiệm

Sơ cấp Truyền thông, thông tin, giáo dục

Sở LĐTBXH, cộng tác viên cơ sở, các tổ chức đoàn thể

Thứ cấp Can thiệp sớm: đánh giá chi tiết, đáp ứng ngắn hạn, chuyển tuyến Trung tâm dịch vụ CTXH Tam cấp Can thiệp sâu: tham vấn, hỗ trợ tâm lý xã hội lâu dài, quản lý ca,

chuyển tuyến

Trung tâm dịch vụ CTXH

Bảng 2 : Can thiệp cấp độ sơ cấp, thứ cấp và tam cấp

5 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu : 5.1 Quận Hai Bà Trưng

Quận Hai Bà Trưng: Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội, là địa bàn có vinh dự được mang tên hai vị Nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị.

Quận Hai Bà Trưng phía Đông giáp sông Hồng, qua bờ sông là quận Long Biên; phía Tây giáp quận Đống Đa và một phần nhỏ giáp quận Thanh Xuân; phía Nam giáp quận Hoàng Mai; phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm. Diện tích tự nhiên: 9,62km². Dân số: 378.000 người (số liệu năm 2009)

Quận Hai Bà Trưng hiện có 20 phường: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm.

Trụ sở UBND quận: số 32 phố Lê Đại Hành.

5.2 Hội người khuyết tật quận Hai Bà Trưng

• Tên : Hội người khuyết tật quận Hai Bà Trưng

• Tên tiếng Anh: Hai Ba Trưng Disabled people association.

• Tên viết tắt: DP Hai Bà Trưng

• Trụ sở của hội: Số nhà 41, Phố Lê Qúy Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai

Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

• Điện thọai liên hệ: 04 35 72 73 46

• Email : info@pwd.vn

5.2.1.Lịch sử thành lập

Trung tâm hội người khuyết tật quận Hai Bà Trưng được thành lập năm 2008 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng với số hội viên khuyết tật ban đầu là 80 người và cho tới thời điểm này là 216 hội viên.

5.2.2.Cơ cấu tổ chức

Hội người khuyết tật quận Hai Bà Trưng là một tổ chức được thống nhất bao gồm các tổ chức thành viên và hội viên như sau:

Đại hội đại biểu

Ban chấp hành ( gồm: Chủ tịch, cácPhó Chủ tich, các ủy viên.) Ban kiểm tra.

Văn phòng và các bộ phận chuyên trách.

1. Tổ chức thành viên bao gồm:

• Các Hội ( chi Hội ) thuộc cấp Phường.

Các CLB: CLB phụ nữ khuyết tật, CLB Thanh niên khuyết tật

• Hội viên:

Người khuyết tật từ 18 tuổi trở lên, người Đại diện pháp luật của người khuyết tật trí tuệ, trẻ em khuyết tật, cư trú trên địa bàn Quận tán thành điều lệ Hội, có đơn tự nguyện gia nhập và tham gia hoạt động Hội được Ban chấp hành xét và công nhận là Hội viên.

2. Thành viên và Hội viên danh dự:

Các tổ chức có cùng mục đích hoạt động hoặc hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển chung của người khuyết tật, được Ban chấp hành xem xét và công nhận là Tổ chức thành viên của Hội

Hội viên danh dự được công nhận là hội viên Việt Nma có uy tín trong cộng đồng người khuyết tật, tán thành điều lệ Hội, được Ban Chấp hành mời tham gia làm Hội viên danh dự. Hội viên danh dự không được ứng cử, đề cử vào Ban Lãnh đạo Hội và không được biểu quyết các vấn đề về Hội

3. Nhiệm vụ của hội.

1. Tuyên truyền , vận động Hội viên cùng với chủ trương, đường lối cảu Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, các Quy định cảu thành phố và tham gia phong trào thi đua yêu nước do thành phố và quận phát động.

2 Tổ chức các chương trình hoạt hoạt động nhằm viết Hội viên nâng cao trình độ văn hóa, xã hội, hiểu biết về các chính sách

Pháp luật , học nghề , tạo việc làm để từng bước đảm bảo cuộc sống cảu bản thân, gia đình và có điều kiện tham gia các hoạt đông văn hóa, văn nghệ, tích cực hòa nhập đóng góp với cộng đồng xã hội.

2. Vận động và tiếp thu sự giúp đỡ, tài trợ từ các cơ quan doanh

nghiệp, các tổ chức và các nhận ở trong và ngoài nước để thực hiện các chương trình vì người khuyết tật như: Nâng cao nhận thực, hướng nghiệp, đào tạo việc làm, phát triển nguồn lực, trao đổi kinh nghiệm hoạt động giao lưu, tư vấn giữa những người cùng cảnh ngộ, thông tin về các lĩnh vực liên quan đến người khuyết tật trong nước và quốc tế.

3. Tập hợp, phản ánh nguyện vọng của tổ chức thành viên, hội viên và kiến nghị với các cơ quan dân cử, cơ quan quản lý và các ngành chức năng trong việc ban hành, bổ xung sửa đổi và thực hiện pháp luật, chính sách, ché độ liên quan về người khuyết tật. Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức thành viên và hôi viên.

5.2.3.Đối tượng

Đối tượng là Hội viên trong hội bao gồm:

Người khuyết tận thuộc các loại hình khuyết tật khác nhau ( khuyết tật vận động, khuyết tật tay, liệt nữa người, thọt tay, thọt chân, bại liệt, bạch tạng….)

6 Các khái niệm công cụ

6.1. Khái niệm “Công tác xã hội”

Định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ ( NASW -1970): "Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó.

Theo tổ chức thực hành công tác xã hội ( The Foundation of Social Work Practice): Công tác xã hội là một môn khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi người vượt qua những khó khăn của họ và đạt được một vị trí ở mức độ phù hợp trong xã hội. Công tác xã hội được coi như là một môn khoa học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những cuộc nghiên cứu đã được chứng minh. Nó cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những kỹ năng chuyên môn hóa.

Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7 năm 2000 tại Montréal, Canada (IFSW): "Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề".

6.2 Khái niệm “Người khuyết tật”

Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các họat động, sinh họat hàng ngày,

Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 định nghĩa người khuyết tật là người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống. Cũng theo ADA những ví dụ cụ thể về khuyết tật bao gồm khiếm khuyết về vận động, thị giác, nói và nghe, chậm phát triển tinh thần, bệnh cảm xúc và những khiếm khuyết cụ thể về học tập, bại não, động kinh, teo cơ, ung thư, bệnh tim, tiểu đường, các bệnh lây và không lây như bệnh lao và bệnh do HIV ( có triệu chứng hoặc không có triệu chứng)

Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có 3 mức độ suy giảm là khiếm khuyết (impairment), khuyết tật ( disability) và tàn tật (handicap):

- Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý.

- Khuyết tật chỉa đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết.

- Tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ ( WHO, 1999)

Một số khái niệm mô tả mức độ khuyết tật được sử dụng trong báo cáo Tổng điều tra Dân số năm 2009. Trong cuộc điều tra này đã sử dụng nhóm câu hỏi ngắn về khuyết tật được sử dụng về mức độ khó khăn trong việc thực hiện 4 chức năng là: 1) Nhìn; 2) Nghe; 3)Vận động và 4) Tập trung hoặc ghi nhớ. Người trả lời sẽ tự đánh giá mức độ khó khăn của mình theo 4 mức độ: 1) Không có khó khăn gì; 2) Có khó khăn; 3) Rất khó khăn; và 4) Không thể thực hiện được.

- Người khuyết tật (NKT) là những người có khó khăn ( gồm những người “có khó khăn”,”rất khó khăn”,và “không thể thực hiện được”) trong việc thực hiện ít nhất một trong 4 chức năng nói trên.

- Người không khuyết tật (NKKT) là những người không có khó khăn nào trong việc thực hiện cả 4 chức năng nói trên.

- Người đa khuyết tật ( NĐKT) là những người có khó khăn khăn ( gồm những người “có khó khăn”,”rất khó khăn”,và “không thể thực hiện được”) trong việc thực hiện được ít nhất từ hai chức năng ( trong 4 chức năng nói trên) trở lên.

- Người khuyết tật nặng (NKTN) gồm những người “không thể thực hiện” ít nhất một trong 4 chức năng nói trên.

Theo Pháp Lệnh của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 06/1998/PLUBTVQ10 ngày 30/7/1998 về Người Tàn Tật định nghĩa NKT không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động từ 41% trở lên ( được Hội đồng y khoa có thẩm quyền xác định) khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn ( hồ sơ , thủ

tục giám định y khoa áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư 34/TT-LB ngày 29/12/1993 của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế)

6.3 Khái niệm “Khuyết tật vận động”

Khuyết tật vận động bao gồm một loạt các dạng khuyết tật như mất chi, liệt nửa người, rối loạn thần thần kinh cơ, teo cơ … Những người mang dạng tật này thường phải sử dụng các thiết bị trợ giúp như xe lăn, nạng, gậy, chân tay giả để có thể di chuyển và thực hiện các họat động thường ngày. Khuyết tật vận động có thể là bẩm sinh, hoặc cũng có thể là do hậu quả của biến chứng một số bệnh như tai biến mậch máu não, đa sơ cứng, bại não... hoặc do phải cắt cụt chi bởi tai nạn … Còn một số dạng tật vận động nữa nhưng không được nhận biết rõ rệt như chứng rối loạn hô hấp, bệnh động kinh…” ( Khaí niệm khuyết tật vận động của Trường ĐH Bang California ở Northridge, nước Mỹ. Được đưa ra trong cuốn “ People with disablilities in the workplace”)

6.4 Khái niệm “Nhu cầu”

Theo định nghĩa của Philip Kotler5: Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái

gì đó mà con người cảm nhận được. Như vậy cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được đó là một trạng thái đặc biệt của con người, nó xuất hiện khi còn người tồn tại, sự thiếu hụt ấy đòi hỏi phải được thoả mãn, bù đắp.

6.5 Khái niệm “ Dịch vụ xã hội”

Dịch vụ xã hội là hoạt động cung cấp, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm người nhất định nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội. Với nhóm yếu thế, DVXH là các hoạt động có chủ đích của con người nhằm phòng ngừa- hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hoà nhập cộng đồng, xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế

6.6 Khái niệm “Dịch vụ công tác xã hội”

Dịch vụ công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp Công tác xã hội cung cấp các hoạt động hỗ trợ về tinh thần hay vật chất cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn như người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người

già,người là nạn nhân…, hoặc những người có nhu cầu hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội, trợ giúp pháp lý nhằm giảm thiểu những rào cản, những bất công và bất bình đẳng trong xã hội.6

CHƯƠNG II.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thực trạng việc làm của NKT vận động tại quận Hai Bà Trưng: 1.1.Tỷ lệ NKT VĐ có việc làm

Theo kết quả điều tra thì phần lớn người khuyết tật vận động ở quận Hai Bà Trưng trong độ tuổi lao động chưa có việc làm. Điều tra trên 50 người thì có tới

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN SỰ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w