3. Dịch vụ CTXH trong vịêc giải quyết nhu cầu việc làm của NKT vận
3.1 NKT vận động Quận HBT và khái niệm“Dịch vụ CTXH”
Từ khái niệm “Dịch vụ CTXH” và từ mô hình dịch vụ CTXH do bộ LĐTBXH xây dựng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và thu thập thông tin để tìm hiểu xem tại địa bàn quận Hai Bà Trưng đã có dịch vụ CTXH nào trong hỗ trợ NKT vận động để giải quyết nhu cầu việc làm của họ hay chưa.
Khi tiến hành hỏi 50 NKT VĐ ở quận Hai Bà Trưng rằng đã nghe tới khái niệm “Dịch vụ công tác xã hội” hay chưa thì chỉ có 4 người ( 8%)là đã nghe tới, còn lại là 46 người (92% ) hoàn toàn chưa nghe tới khái niệm này. Như vậy có thể nhận định rằng : Dịch vụ CTXH vẫn còn là một khái niệm rất mới mẻ đối với NKT quận Hai Bà Trưng , những đối tượng hướng đến trực tiếp của mảng dịch vụ này.
Do phần đa NKT không biết về khái niệm “ Dịch vụ CTXH “, nên để tìm hiểu về các họat động mang tính chất trợ giúp NKT trong vấn đề việc làm nhóm nghiên cứu đã hỏi tiếp về những dịch vụ hỗ trợ việc làm mà NKT đã được tiếp cận. Khi được hỏi thì có 27/50 NKT đã từng đựơc tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ việc làm . Còn 23 người còn lại ( 46%) thì không biết hoặc mới chỉ biết đến nhưng không được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ việc làm.
Tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ ở HKT quận Hai Bà Trưng, nhóm nghiên cứu nhận được kết quả như sau :
“…Bản thân người khuyết tật họ cũng rất muốn có việc làm, muốn được đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người. Tuy nhiên bản thân họ, những người khuyết tật vận động họ gặp khó khăn rất nhiều trong việc đi lại, họ không thể nào tới gặp trực tiếp người khuyết tật mà phải thông qua các cán bộ dịch vụ. Tuy nhiên trên địa bàn quận hiện nay lại có không có những trung tâm cung cấp dịch vụ như vậy. Hội cũng đã liên kết với một số trung tâm ở bên ngoài như ACDC, hay trung tâm Sống độc lập và một số trung tâm khác. Cũng đã giải quyết được một số vấn đề nhưng chủ yếu là vấn đề việc làm người khuyết tật vẫn chưa thể giải quyết được triệt để ‘( Anh Thanh – Chủ tịch)
« ...Hội cũng đã phối hợp với một số trung tâm hỗ trợ pháp lí hay việc làm, nhưng vì không đủ điều kiện nên không phát triển được…” ( Hồng – Tình nguyện viên )
« ...Hội cũng rất muốn tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật, nhưng hiện nay hội chưa có thể liên kết với các trung tâm cung ứng các dịch vụ tạo việc làm cho người khuyết tật, chỉ có một số tổ chức hỗ trợ pháp lí, tư vấn tâm lí, cũng có giới thiệu việc làm nữa… ví dụ như là ACDC, IDEA , mà toàn ở ngoài quận.
Còn trong quận thì cũng có 1,2. vì họ cũng cung ứng các dịch vụ trợ giúp người khuyết tật mà, nhưng mà vẫn ít lắm, không được hiệu quả vì cũng có nhiều yếu tố tác động nữa…” ( Bác Hải – Phó chủ tịch )
Qua phỏng vấn 2 cán bộ chủ chốt và 1 tình nguyện viên của Hội khuyết tật quận Hai Bà Trưng, những người có thể coi là nắm vững những thông tin về trợ giúp NKT trong địa bàn nhất thì có thể nhận định sơ bộ rằng :
• Chưa có một trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH một cách chuyên nghiệp
hoạt động ở trong quận ( Áp theo mô hình dịch vụ CTXH của bộ LĐTBXH)
• Đã có một vài tổ chức, đoàn thể cung cấp những hỗ trợ về việc làm nhưng
chưa thể coi đó là là những trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH chuyên nghiệp được.
• Cũng đã có những chương trình trợ giúp việc làm, tư vấn về luật pháp; tư
vấn hỗ trợ về học nghề …
• Đa phần những chương trình đó không được tổ chức một cách thường
xuyên , tức là không phải bất kì khi nào có nhu cầu thì NKT có thể tiếp cận được. Tiếp tục tiến hành phỏng vấn sâu một số NKT vận động trong quận, nhóm thu thập được những thông tin như sau :
“…Cũng có lúc hội người khuyết tật của quận Cũng liên kết với các trung tâm hỗ trợ pháp lí, sức khỏe, cũng có cả việc tư vấn việc làm cho người khuyết tật nữa. Nhưng mà chị thấy vẫn còn ít, mới cũng không được hiệu quả… chị thấy hầu hết là ở ngoài quận, chứ trong quận không có nhiều.” ( Nữ KT, 42 tuổi, Thất nghiệp)
“… Ở quận hả chị, hầu hết là không ạ. Ở Hội Người Khuyết Tật em cũng mấy lần được các trung tâm đến tư vấn việc làm cho người khuyết tật nhưng nói chung không nhiều ạ. Các dịch vụ hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật hầu như em thấy không thấy có… em thấy trong quận không có nhiều trung tâm hỗ trợ việc
làm mà chủ yếu là một số trung tâm cung cấp dịch vụ ở ngoài…” (Nam KT, 22 tuổi, Sinh viên năm 3 Cao đẳng CNTT ĐH Bách Khoa Hà Nội )
“…Cũng có mấy lần trong Hội tổ chức hoạt động tư vấn pháp lí và giới thiệu việc làm nhưng cũng ít lắm và chú thấy mình không làm được những việc đó, còn trong quận này thì chả thấy có cái trung tâm nào cung cấp cái dịch vụ như cháu nói cả…” ( Nam KT, 48 tuổi, bảo vệ )
“…Cũng một vài lần Hội kết hợp với một số trung tâm định hướng nghề nghiệp đến hỗ trợ về vấn đề việc làm, nhưng cũng ít lắm. Nói chung là chỉ được trung bình thôi em ạ…” ( Nữ KT, 30 tuổi, Bán hàng qua mạng)
“…Chú cũng thấy có một vài người đến tuyên truyền, tư vấn về việc làm và luật, nhưng nói chung là không hiệu quả. Thường thì chỉ thấy người ta nói nhiều làm ít cháu à…” ( Nam KT, 44 tuổi, Thất nghiệp )
Như vậy, khi phỏng vấn sâu 5 NKT vận động về các dịch vụ hỗ trợ việc làm thì có thể thấy những thông tin mà các cán bộ ở Hội KT Quận Hai Bà Trưng đưa ra là chính xác và sát với thực tế. Người KT VĐ ở quận Hai Bà Trưng mới chỉ được tiếp cận với một số những hỗ trợ về việc làm như được tư vấn về học nghề, tư vấn luật ... Những hỗ trợ này còn chưa được phổ biến với số đông NKT ở trong quận. Các trung tâm, tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ chủ yếu nằm ở bên ngoài địa bàn Quận Hai Bà Trưng.
3.2 Các loại dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT VĐ ở quận Hai Bà Trưng:
Khi phát bảng hỏi cho 50 NKT trong quận , với 27 người đã được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ việc làm, họ đã được hướng dẫn để trả lời tiếp các câu hỏi về các dịch vụ hỗ trợ việc làm mà họ từng được tiếp cận. Các dịch vụ hỗ trợ việc làm chủ yếu là :
• Tư vấn, hỗ trợ về học nghề ( 16 người được tiếp cận)
• Tư vấn, cung cấp kiến thức về luật ( Luật lao động, luật NKT ...) (21 người
được tiếp cận)
• Tư vấn, hỗ trợ trong quá trình xin việc ( 9 người được tiếp cận )
Dựa vào biểu đồ và số liệu thống kê có thể thấy được một vài nét sau :
• Các dịch vụ phổ biến nhất mà NKT VĐ Quận HBT đã được tiếp cận là dịch
vụ “Tư vấn cung cấp kiến thức về Luật” ( 21 người), dịch vụ “Tư vấn hỗ trợ về học nghề” ( 16 người) . Lượng người KT được tiếp xúc với dịch vụ “ Tư vấn, hỗ trợ trong quá trình xin việc” và “ Trang bị kĩ năng nghề nghiệp” so với 2 dịch vụ trên thấp hơn hay nói cách khác 2 dịch vụ này được NKT tiếp cận ít phổ biến hơn.
3.3 Mức độ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ việc làm với nhu cầu của NKT với các dịch vụ này:
• Ta có biểu đồ tương quan giữa nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ việc làm và lượng
Giữa nhu cầu và số lượng NKT đã được đáp ứng dịch vụ trong thực tế có sự chênh lệch rõ rệt:
• Mức tiếp cận cao nhất và có sự chênh lệch ít nhất giữa nhu cầu và số người
được tiếp cận nằm ở dịch vụ Tư vấn về luật. ( 21 người được tiếp cận trên tổng số 42 người có nhu cầu) Tức là 50% NKT có nhu cầu tiếp cận dịch vụ tư vấn về luật đã được đáp ứng. Tỉ lệ này chỉ ở mức trung bình nhưng nhìn chung đây cũng là một con số đáng kể thể hiện sự cố gắng của Hội KT Quận HBT phối kết hợp với cơ quan tư vấn pháp luật đã đem lại những hiểu biết đúng đắn về Pháp luật cho NKT quận Hai Bà Trưng.
• Tiếp đến là dịch vụ Tư vấn hỗ trợ học nghề tiếp cận đến 16/45 NKT, hay đã
tiếp cận được 35,55%. Dịch vụ tư vấn hỗ trợ học nghề có nhu cầu cao thứ nhì nhưng mức NKT tiếp cận được vẫn ở 1 con số rất khiêm tốn.
• Dịch vụ Tư vấn hỗ trợ xin việc có nhu cầu cao nhất, nhưng mức đáp ứng
được chỉ mới dừng ở con số 9/47 người, bằng 19,15%.
• Trang bị kĩ năng nghề nghiệp cũng có nhu cầu khá đông (33 người) nhưng
• Không một ai trong số 50 NKT VĐ Quận HBT được tiếp cận với dịch vụ tham vấn tâm lý , mặc dù có tới 24 người có nhu cầu. Tỷ lệ đáp ứng được là 0%.
Qua những con số trên, có thể khẳng định được rằng NKT VĐ Quận Hai Bà Trưng chưa được tiếp cận nhiều với các dịch vụ hỗ trợ việc làm. Hay nói cách khác là có sự thiếu hụt về các dịch vụ hỗ trợ việc làm ở quận Hai Bà Trưng trong việc trợ giúp NKT vận động. Sự thiếu hụt này tồn tại ở tất cả các dịch vụ , nhưng thiếu nhất là dịch vụ tham vấn tâm lý, trang bị kỹ năng nghề nghiệp và tư vấn hỗ trợ xin việc.
3.4 Một số trung tâm, tổ chức tiêu biểu cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT vận động ở Quận Hai Bà Trưng cho NKT vận động ở Quận Hai Bà Trưng
Qua phỏng vấn các cán bộ của Hội KT Quận Hai Bà Trưng và 1 số NKT khác , nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số trung tâm, tổ chức đã cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT vận động ở trên như sau :
• Trường Trung cấp Kĩ thuật Tin học Hà Nội ESTIH ( Số 73 đường Nguyễn
Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội) : Đào tạo Công nghệ thông tin cho NKT. Có 2 NKT trong điều tra từng học ở trường này. Học viên được đào tạo kĩ năng nghề nghiệp và các kĩ năng mềm khác ( kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng phỏng vấn …) Lớp dành cho NKT đầu tiên được mở vào năm 2007.
• Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội – Số 285 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu
Giấy , Hà Nội ) Trung tâm đã từng kết hợp với Hội KT Quận Hai Bà Trưng để tổ chức một số chương trình hỗ trợ việc làm cho NKT trong quận.
• Trung tâm trợ giúp Pháp lý Nhà nước ( Số 2 Đường Quang Trung, Quận Hà
Đông, Hà Nội) Trung tâm và hội KT Quận HBT đã phối kết hợp để tổ chức tập
huấn các nội dung cơ bản trong Luật NKT ban hành vào năm 2010 cùng các văn
bản về chế độ, chính sách dành cho các đối tượng là NKT sinh sống trên địa bàn
quận.
• Trung tâm vì sự phát triển hòa nhập IDEA : Từng phối hợp với hội KT quận
thực hiện các chương trình giới thiệu việc làm,tư vấn pháp lý hay trang bị kĩ năng nghề nghiệp ( kĩ năng phỏng vấn, làm việc nhóm … )
• Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng ACDC: Đã phối hợp với Hội KT Quận tổ chức một số buổi tập huấn để trang bị các kĩ năng mềm ( kĩ năng phỏng vấn, làm việc nhóm, nhận biết bản thân) , tư vấn về pháp luật cho NKT quận Hai Bà Trưng. Trung tâm cũng đã giúp một số NKT ở quận trang bị kĩ năng về nghề nghiệp, tiếp cận với những cơ hội nghề nghiệp …
Như vậy đã có một số trung tâm và tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT quận Hai Bà Trưng tập trung vào 4 loại hình hỗ trợ đã nêu ở trên. Về địa điểm thì các trung tâm này đều xa so với địa bàn Quận Hai Bà Trưng, do đó không thuận tiện cho việc tiếp cận giữa NKT vận động và Trung tâm.
Các dịch vụ hỗ trợ việc làm do các trung tâm , tổ chức này cung cấp hầu hết đều phải qua HKT Quận Hai Bà Trưng làm trung gian. Khi hỏi 27 NKT đã được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ việc làm về cách thức mà họ biết tới các dịch vụ đó thì kết quả như sau :
• 20/27 ý kiến được tiếp cận thông qua HKT Quận Hai Bà Trưng.
• 9/27 ý kiến được tiếp cận thông qua các phương tiện truyền thông ( Báo,
Internet, Radio…)
• 7/27 ý kiến được tiếp cận thông qua người thân ( gia đình, bạn bè)
Qua những số liệu trên, có thể thấy được tầm quan trọng của HKT Quận đối với việc giúp NKT vận động tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ việc làm . Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng đã giúp một số NKT biết được các dịch vụ hỗ trợ này, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao. Gia đình, bạn bè… cũng là 1 cầu nối giúp cho NKT biết được những dịch vụ hỗ trợ. Tuy nhiên cần nhấn mạnh lại vai trò của HKT Quận đối với vấn đề việc làm của NKT.
3.5 Đánh giá về hiệu quả đáp ứng của các dịch vụ hỗ trợ việc làm thông qua ý kiến của NKT tham gia dịch vụ : kiến của NKT tham gia dịch vụ :
Với 27 NKT đã được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ việc làm, khi được đề nghị đánh chất lượng đáp ứng nhu cầu của từng dịch vụ mà họ tham gia căn cứ vào 5 mức : “ Rất tốt”, “Tốt”, “Trung bình”, “Không tốt lắm”, “Hoàn toàn không tốt”. Nhóm đã thu được kết quả như sau:
• Với 16 người được tiếp cận với dịch vụ tư vấn và hỗ trợ học nghề:
o Có 2/16 ý kiến : Rất tốt
o Có 7/16 ý kiến : Tốt
o Có 5/16 ý kiến : Trung bình
o Có 2/16 ý kiến : Không tốt lắm
Như vậy, với 14/16 ý kiến từ Trung bình trở lên, có thể đánh giá dịch vụ tư vấn và hỗ trợ học nghề mà NKT VĐ Quận Hai Bà Trưng theo ý kiến của NKT tham gia dịch vụ là tương đối tốt.
• Với 21 người được tiếp cận với dịch vụ cung cấp kiến thức về luật :
o Có 5/21 ý kiến : Tốt
o Có 10/21 ý kiến : Trung bình
o Có 6/21 ý kiến : Không tốt lắm
Như vậy, dịch vụ tư vấn, cung cấp kiến thức về luật chỉ được NKT VĐ ở quận HBT đa phần đánh giá ở mức độ trung bình.
• Với 9 người đựơc tiếp cận dịch vụ tư vấn và hỗ trợ về xin việc :
o Có 1/9 ý kiến : Tốt
o Có 5/9 ý kiến: Trung bình
o Có 3/9 ý kiến: Không tốt lắm
Với lượng ý kiến “ Trung bình” và “Không tốt lắm” áp đảo, loại dịch vụ này nhìn chung là chưa đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của NKT.
• Với 2 người được tiếp cận với dịch vụ “Trang bị kỹ năng nghề nghiệp”. Cả 2
người này đều đánh giá chất lượng của dịch vụ là “Tốt”. Khi được hỏi thì 1 người tham gia những khóa đào tạo của trung tâm IDEA, người còn lại tham gia chương trình tập huấn của trung tâm ACDC. Như vậy, dịch vụ này đã đáp ứng được với nhu cầu của NKT, tuy nhiên vẫn còn mặt hạn chế vì chưa tiếp cận được với phần đông NKT VĐ trong quận.
Như vậy, hầu hết các dịch vụ hỗ trợ việc làm đều chỉ được đánh giá mới đáp ứng được ở mức trung bình. Tuy nhiên khảo sát này chỉ được thực hiện trên 1
số lượng nhỏ NKT VĐ được tiếp cận nên chưa thể kết luận 1 cách toàn diện về hiệu quả đáp ứng của các dịch vụ này được.
3.6. Những nhận định về các dịch vụ hỗ trợ việc làm từ một số cán bộ cung cấp dịch vụ . cấp dịch vụ .
3.6.1. Các hoạt động hỗ trợ việc làm chủ yếu
• IDEA là tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 2006, do những người