6.1. Khái niệm “Công tác xã hội”
Định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ ( NASW -1970): "Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó.
Theo tổ chức thực hành công tác xã hội ( The Foundation of Social Work Practice): Công tác xã hội là một môn khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi người vượt qua những khó khăn của họ và đạt được một vị trí ở mức độ phù hợp trong xã hội. Công tác xã hội được coi như là một môn khoa học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những cuộc nghiên cứu đã được chứng minh. Nó cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những kỹ năng chuyên môn hóa.
Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7 năm 2000 tại Montréal, Canada (IFSW): "Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề".
6.2 Khái niệm “Người khuyết tật”
Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các họat động, sinh họat hàng ngày,
Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 định nghĩa người khuyết tật là người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống. Cũng theo ADA những ví dụ cụ thể về khuyết tật bao gồm khiếm khuyết về vận động, thị giác, nói và nghe, chậm phát triển tinh thần, bệnh cảm xúc và những khiếm khuyết cụ thể về học tập, bại não, động kinh, teo cơ, ung thư, bệnh tim, tiểu đường, các bệnh lây và không lây như bệnh lao và bệnh do HIV ( có triệu chứng hoặc không có triệu chứng)
Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có 3 mức độ suy giảm là khiếm khuyết (impairment), khuyết tật ( disability) và tàn tật (handicap):
- Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý.
- Khuyết tật chỉa đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết.
- Tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ ( WHO, 1999)
Một số khái niệm mô tả mức độ khuyết tật được sử dụng trong báo cáo Tổng điều tra Dân số năm 2009. Trong cuộc điều tra này đã sử dụng nhóm câu hỏi ngắn về khuyết tật được sử dụng về mức độ khó khăn trong việc thực hiện 4 chức năng là: 1) Nhìn; 2) Nghe; 3)Vận động và 4) Tập trung hoặc ghi nhớ. Người trả lời sẽ tự đánh giá mức độ khó khăn của mình theo 4 mức độ: 1) Không có khó khăn gì; 2) Có khó khăn; 3) Rất khó khăn; và 4) Không thể thực hiện được.
- Người khuyết tật (NKT) là những người có khó khăn ( gồm những người “có khó khăn”,”rất khó khăn”,và “không thể thực hiện được”) trong việc thực hiện ít nhất một trong 4 chức năng nói trên.
- Người không khuyết tật (NKKT) là những người không có khó khăn nào trong việc thực hiện cả 4 chức năng nói trên.
- Người đa khuyết tật ( NĐKT) là những người có khó khăn khăn ( gồm những người “có khó khăn”,”rất khó khăn”,và “không thể thực hiện được”) trong việc thực hiện được ít nhất từ hai chức năng ( trong 4 chức năng nói trên) trở lên.
- Người khuyết tật nặng (NKTN) gồm những người “không thể thực hiện” ít nhất một trong 4 chức năng nói trên.
Theo Pháp Lệnh của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 06/1998/PLUBTVQ10 ngày 30/7/1998 về Người Tàn Tật định nghĩa NKT không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động từ 41% trở lên ( được Hội đồng y khoa có thẩm quyền xác định) khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn ( hồ sơ , thủ
tục giám định y khoa áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư 34/TT-LB ngày 29/12/1993 của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế)
6.3 Khái niệm “Khuyết tật vận động”
Khuyết tật vận động bao gồm một loạt các dạng khuyết tật như mất chi, liệt nửa người, rối loạn thần thần kinh cơ, teo cơ … Những người mang dạng tật này thường phải sử dụng các thiết bị trợ giúp như xe lăn, nạng, gậy, chân tay giả để có thể di chuyển và thực hiện các họat động thường ngày. Khuyết tật vận động có thể là bẩm sinh, hoặc cũng có thể là do hậu quả của biến chứng một số bệnh như tai biến mậch máu não, đa sơ cứng, bại não... hoặc do phải cắt cụt chi bởi tai nạn … Còn một số dạng tật vận động nữa nhưng không được nhận biết rõ rệt như chứng rối loạn hô hấp, bệnh động kinh…” ( Khaí niệm khuyết tật vận động của Trường ĐH Bang California ở Northridge, nước Mỹ. Được đưa ra trong cuốn “ People with disablilities in the workplace”)
6.4 Khái niệm “Nhu cầu”
Theo định nghĩa của Philip Kotler5: Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái
gì đó mà con người cảm nhận được. Như vậy cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được đó là một trạng thái đặc biệt của con người, nó xuất hiện khi còn người tồn tại, sự thiếu hụt ấy đòi hỏi phải được thoả mãn, bù đắp.
6.5 Khái niệm “ Dịch vụ xã hội”
Dịch vụ xã hội là hoạt động cung cấp, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm người nhất định nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội. Với nhóm yếu thế, DVXH là các hoạt động có chủ đích của con người nhằm phòng ngừa- hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hoà nhập cộng đồng, xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế
6.6 Khái niệm “Dịch vụ công tác xã hội”
Dịch vụ công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp Công tác xã hội cung cấp các hoạt động hỗ trợ về tinh thần hay vật chất cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn như người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người
già,người là nạn nhân…, hoặc những người có nhu cầu hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội, trợ giúp pháp lý nhằm giảm thiểu những rào cản, những bất công và bất bình đẳng trong xã hội.6
CHƯƠNG II.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng việc làm của NKT vận động tại quận Hai Bà Trưng: 1.1.Tỷ lệ NKT VĐ có việc làm
Theo kết quả điều tra thì phần lớn người khuyết tật vận động ở quận Hai Bà Trưng trong độ tuổi lao động chưa có việc làm. Điều tra trên 50 người thì có tới 41 người chưa có việc làm (82%) , số có việc làm rất ít ỏi : 9 người ( 18%) .
6 Đỗ Thị Ngọc Phương (2012)“ Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển dịch vụ CTXH trong công tác bảo vệ trẻ em “, kỷ yếu hội thảo quốc tế “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về CTXH và An sinh xã hội” tại trường ĐH KHXH&NV – tháng 11 năm 2012
Trong số 9 người đang có việc làm thì chỉ 2 người trả lời rằng việc làm đã giúp họ đáp ứng hầu hết hay tất cả các nhu cầu về việc làm. 7 người còn lại thấy rằng việc mà họ đang làm hoàn toàn không đáp ứng được các nhu cầu việc làm hay chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ mà thôi. Với 7 người này, khi được hỏi “ Tại sao vẫn chấp nhận làm công việc này khi không đáp ứng được nhu cầu ?” Có 5 người chọn mục “ Không tìm được việc nào khác” và 2 người khác chọn “ Làm tạm thời trong lúc tìm được việc làm phù hợp”. Một câu hỏi đặt ra là liệu các nhà tuyển dụng đã thực sự quan tâm một cách đúng mực về nhu cầu của những nhân viên là NKT hay chưa ? Theo lý thuyết của Herzberg thì để người lao động KT phát huy được tối đa năng lực của mình thì các chủ doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ không chỉ nhóm nhân tố ngoại tại ( Điều kiện cần ) mà còn phải đáp ứng được nhóm nhân tố nội tại ( Điều kiện đủ). Tuy nhiên thực trạng hiên nay cho thấy, NKT có được việc làm đã rất khó khăn ( 9/50 người có việc làm) mức độ đáp ứng của họ đa phần là ở mức mới đáp ứng được 1 phần nhỏ, tức là mới chỉ đáp ứng được các nhân tố ngoại tại mà thôi.
Trong quá trình phỏng vấn một số cán bộ ở hội khuyết tật quận Hai Bà Trưng. Nhóm nghiên cứu đã thu được những thông tin như sau :
“… Nói chung tình hình việc làm không được khả quan cho lắm, đa số là không có việc làm, một số người khuyết tật vận động thì có làm một số việc nhưng
thu nhập tương đối thấp. Hội cũng cố gắng tạo mọi điều kiện cho người khuyết tật có thể tìm kiếm được việc làm, nhưng cũng chỉ được một phần ít đáp ứng được cho một số người…” ( Anh T C T – Chủ tịch hội KT Quận HBT))
“…Nói chung là thế này này, luật của người khuyết tật mặc dù đã được nhắc đến từ hiến pháp 1992, tới năm 2011 thì được ban hành và tới tháng 4/2012 mới có văn bản hướng dẫn thi hành luật người khuyết tật, và có một số điểm mới trong vấn đề việc làm của người khuyết tật. Cho đến nay hội đã hoạt động được một thời gian, cũng đã đạt được một số thành tích nhưng việc làm của người khuyết tật nói chung còn tương đối vất vả .Người khuyết tật trong quận hầu như không kiếm cho mình được công việc, mà chỉ có một số người làm may, hay bán hàng tại nhà. Còn đa số là không có việc làm…” ( Bác N D H – Phó chủ tịch )
“…Người bình thường đi xin một công việc còn khó chứ nói gì là người khuyết tật, ở quận vì một số nguyên nhân mà hầu hết là chưa có việc làm, người khuyết tật vận động thì may là làm được một số công việc như may hoặc làm hương tại nhà…” ( Bạn H – Tình nguyện viên của hội )
Qua các ý kiến của những cán bộ hoạt động ở Hội khuyết tật quận Hai Bà Trưng – những người nắm rõ tình trạng của NKT ở quận Hai Bà Trưng nhất thì có thể nhận định rằng tỷ lệ thất nghiệp của NKT vận động quận Hai Bà Trưng còn cao, vấn đề giải quyết việc làm cho NKT vận động là rất cấp thiết.
1.2. Thu nhập của những người KT có việc làm
Khi được hỏi về thu nhập bình quân theo tháng thì kết quả như sau : Mức thu nhập
bình quân / tháng (tính theo VNĐ)
Dưới 2 triệu Từ 2 - 4 triệu Từ 4 – 6 triệu Trên 6 triệu
Số lượng 5 3 0 1
Với kết quả trên, có thể đánh giá được rằng với những NKT vận động có việc làm thì mức lương họ nhận được không cao ( hầu như đều dưới 4 triêu). Với mức thu nhập này thì để trang trải sinh hoạt là một điều rất khó khăn, đặc biệt trong thời kì khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Với những người khuyết tật này, cho dù có kiếm được thu nhập nhưng họ hầu hết phải phụ thuộc vào kinh tế của thành viên khác trong gia đình.
1.3. Cách thức giúp NKT tìm được việc làm
Ở mục câu hỏi : Anh/chị tìm đựơc việc làm thông qua con đường nào ? Nhóm nghiên cứu nhận được câu trả lời như sau ( Từ 9 người có việc làm) :
• Qua trung tâm dạy nghề giới thiệu : 1 người
• Bạn bè, người quen giới thiệu : 5 người
• Người trong gia đình giới thiệu : 1 người
• Tự tạo việc làm : 2 người
Ở đây chúng ta thấy sự vắng bóng của các dịch vụ công tác xã hội trong việc giúp người khuyết tật có được việc làm. Hầu như những việc họ đang làm đều là do giới thiệu hoặc tự chủ động tạo ra việc cho mình.
1.4. Lý do chưa có việc làm và nguyên nhân thất nghiệp:
Như đã nêu ở trên, khi điều tra phần đông người khuyết tật chưa có việc làm (41 người). Khi được hỏi lý do chưa có việc làm thì nhận được kết quả như sau :
• Chưa có nhu cầu : 2 người
• Đang học tiếp : 11 người
i
Dựa vào số liệu trên có thể nhận ra 1 thực trạng rằng người khuyết tật vận động gặp nhiều khó khăn trong quá trình đi xin việc Kết quả nghiên cứu bằng bảng hỏi cũng cho thấy điều này. Với 35 ý kiến khi được hỏi : “Những lý do khiến anh chị chưa xin được việc làm ?” thì :
• 13 người cho rằng : Thiếu kiến thức, kỹ năng chuyên môn
• 11 ý kiến cho rằng : nhà tuyển dụng không chấp nhận lao động là người
khuyết tật.
• 10 người cho rằng : Thiếu các mối liên hệ với các nhà tuyển dụng.
• 1 người đưa ra ý kiến : không đủ sức khỏe
Qua đó có thể thấy được NKT vận động tại quận Hai Bà Trưng gặp nhiều hạn chế trong quá trình xin việc, dẫn đến việc họ không tìm được việc làm. Về lý do tại sao NKT vận động nói riêng và NKT nói chung khó khăn trong vấn đề tìm việc làm, khi phỏng vấn các cán bộ chủ chốt ở Hội khuyết tật quận Hai Bà Trưng, nhóm nghiên cứu đã thu được thông tin như sau:
“… Người khuyết tật bản thân họ gặp phải rất nhiều những khó khăn, đi lại cũng gặp khó khăn, làm gì cũng vất vả, và hiệu quả không cao. Cùng với đó là rào cản của bản thân họ khi họ không thể hòa nhập được với cộng đồng, với mọi người xunh quanh, họ mặc cảm không tự tin. Cái khó khăn thứ hai mà Hội gặp phải là do vấn đề về nhà tuyển dụng. Bản thân nhà tuyển dụng muốn cho người
khuyết tật một công việc phù hợp, tuy nhiên người khuyết tật lại thiếu kĩ năng chuyên môn, không có cơ hội học nghề. Và cái anh cho là khó khăn nữa là Hội ít có cơ hội được tiếp xúc với các dịch vụ hỗ trỡ việc làm cho người khuyết tât. Các lớp dạy nghề thì quá ngắn, người khuyết tật khó được thích nghi…” ( Anh T C T – Chủ tịch hội)
“ … Họ gặp nhiều khó khăn lắm em à, thứ nhất là phương tiện khó khăn, cơ sở hạ tầng hỗ trợ không có, đi lại khó khăn, bản thân họ là người khuyết tật nên cũng khá nhạy cảm, do vậy để có được một công việc khó lắm, hơn nữa họ cũng mong muốn được làm việc, được hòa nhập với xã hội và cộng đồng nhưng xem ra là khó…” ( bạn H – tình nguyện viên)
Nhóm nghiên cứu cũng đã thu được ý kiến từ chính những người trong cuộc – những người khuyết tật vận động đang thất nghiệp hoặc phải rất khó khăn mới tìm được việc làm :
“…Chị trước kia cũng được bạn bè giới thiệu bán hàng trên mạng, rồi anh em giới thiệu đi may, nhưng cũng chỉ làm được một thời gian. Nói thật với em người khuyết tật gặp nhiều khó khăn lắm, chị là khuyết tật vận động đi lại khó khăn, làm gì cũng vất vả. Hơn nữa bọn chị cũng ít có các doanh nghiệp đến trực tiếp hỗ trợ, tư vấn nên cũng khó. Bọn chị không tự đi làm những việc ấy được.” ( Nữ KT vận động – 30 tuổi, thất nghiệp)
“…Chú là khuyết tật vận động đi lại khó khăn lắm cháu làm sao mà chú có thể tìm việc làm như người bình thường được. Mặc dù chú rất muốn có một công việc ổn định để làm nhưng mà không được. Các doanh nghiệp họ cũng ngại nhận