3. Dịch vụ CTXH trong vịêc giải quyết nhu cầu việc làm của NKT vận
3.4 Một số trung tâm, tổ chức tiêu biểu cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc
cho NKT vận động ở Quận Hai Bà Trưng
Qua phỏng vấn các cán bộ của Hội KT Quận Hai Bà Trưng và 1 số NKT khác , nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số trung tâm, tổ chức đã cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT vận động ở trên như sau :
• Trường Trung cấp Kĩ thuật Tin học Hà Nội ESTIH ( Số 73 đường Nguyễn
Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội) : Đào tạo Công nghệ thông tin cho NKT. Có 2 NKT trong điều tra từng học ở trường này. Học viên được đào tạo kĩ năng nghề nghiệp và các kĩ năng mềm khác ( kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng phỏng vấn …) Lớp dành cho NKT đầu tiên được mở vào năm 2007.
• Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội – Số 285 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu
Giấy , Hà Nội ) Trung tâm đã từng kết hợp với Hội KT Quận Hai Bà Trưng để tổ chức một số chương trình hỗ trợ việc làm cho NKT trong quận.
• Trung tâm trợ giúp Pháp lý Nhà nước ( Số 2 Đường Quang Trung, Quận Hà
Đông, Hà Nội) Trung tâm và hội KT Quận HBT đã phối kết hợp để tổ chức tập
huấn các nội dung cơ bản trong Luật NKT ban hành vào năm 2010 cùng các văn
bản về chế độ, chính sách dành cho các đối tượng là NKT sinh sống trên địa bàn
quận.
• Trung tâm vì sự phát triển hòa nhập IDEA : Từng phối hợp với hội KT quận
thực hiện các chương trình giới thiệu việc làm,tư vấn pháp lý hay trang bị kĩ năng nghề nghiệp ( kĩ năng phỏng vấn, làm việc nhóm … )
• Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng ACDC: Đã phối hợp với Hội KT Quận tổ chức một số buổi tập huấn để trang bị các kĩ năng mềm ( kĩ năng phỏng vấn, làm việc nhóm, nhận biết bản thân) , tư vấn về pháp luật cho NKT quận Hai Bà Trưng. Trung tâm cũng đã giúp một số NKT ở quận trang bị kĩ năng về nghề nghiệp, tiếp cận với những cơ hội nghề nghiệp …
Như vậy đã có một số trung tâm và tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT quận Hai Bà Trưng tập trung vào 4 loại hình hỗ trợ đã nêu ở trên. Về địa điểm thì các trung tâm này đều xa so với địa bàn Quận Hai Bà Trưng, do đó không thuận tiện cho việc tiếp cận giữa NKT vận động và Trung tâm.
Các dịch vụ hỗ trợ việc làm do các trung tâm , tổ chức này cung cấp hầu hết đều phải qua HKT Quận Hai Bà Trưng làm trung gian. Khi hỏi 27 NKT đã được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ việc làm về cách thức mà họ biết tới các dịch vụ đó thì kết quả như sau :
• 20/27 ý kiến được tiếp cận thông qua HKT Quận Hai Bà Trưng.
• 9/27 ý kiến được tiếp cận thông qua các phương tiện truyền thông ( Báo,
Internet, Radio…)
• 7/27 ý kiến được tiếp cận thông qua người thân ( gia đình, bạn bè)
Qua những số liệu trên, có thể thấy được tầm quan trọng của HKT Quận đối với việc giúp NKT vận động tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ việc làm . Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng đã giúp một số NKT biết được các dịch vụ hỗ trợ này, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao. Gia đình, bạn bè… cũng là 1 cầu nối giúp cho NKT biết được những dịch vụ hỗ trợ. Tuy nhiên cần nhấn mạnh lại vai trò của HKT Quận đối với vấn đề việc làm của NKT.