Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008 đã có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế Việt Nam. Trong năm 2008 và nửa đầu năm 2009 con số lạm phát ở nước ta vẫn ở mức cao khiến cho đời sống của người dân gặp muôn vàn khó khăn. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của các DN TMĐT cũng bị ảnh hưởng rất lớn, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn.Tuy nhiên, đến cuối năm 2009, sang năm 2010 thì nền kinh tế Việt Nam có sự phục hồi nhanh chóng do Chính phủ và Nhà nước có các biện pháp bình ổn giá và kiềm chế lạm phát kèm theo đó là sự hội nhập kinh tế quốc tế , các chính sách hỗ trợ phát triển TMĐT giúp cho các doanh nghiệp TMĐT có nhiều cơ hội phát triển, thay đổi diện mạo của mình. Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2006-2010 đạt khoảng 6,9%/năm. So với các nước trong khu vực, Việt Nam có mức tăng trưởng cao thứ 3, sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Tăng trưởng kinh tế năm 2011 thấp do xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng trong dài hạn và chính sách kinh tế vĩ mô chặt chẽ nhằm kiểm chế lạm phát và chỉ đạt 5,89%. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012 của nước ta được triển khai trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế thế giới chưa có nhiều chuyển biến khả quan, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro và được dự báo tiếp tục có những biến động khó lường. Ở trong nước, hoạt động sản xuất kinh doanh đầu năm tiếp tục bị áp lực do lãi suất vay và huy động vốn cao, mức tiêu thụ sản phẩm đạt thấp. Sau khi có báo cáo đánh giá tình hình và triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2012, Quỹ tiền tệ IMF dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là dưới 6%. Tuy vậy, Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn thu được nguồn vốn FDI và ODA lớn. Lợi thế này góp phần tạo nên sức mạnh tổng thể, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển và tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.Điều này đã giúp cho thị trường TMĐT có cơ hội phát triển và phục hồi sau một thời gian dài đóng băng.Các giao dịch TMĐT liên tiếp được diễn ra và thành công.