Cốt truyện đƣợc xây dựng dựa trên cốt truyện dân gian có sẵn để

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hóa (Trang 71 - 78)

1. Lý do chọn đề tài

3.1.1.1.Cốt truyện đƣợc xây dựng dựa trên cốt truyện dân gian có sẵn để

sẵn để biến đổi hoặc sử dụng một số công thức truyền thống của truyện cổ dân gian.

Cốt truyện là yếu tố cơ bản đầu tiên để xây dựng nên một tác phẩm nghệ thuật, có thể gọi đó là cái khung chính của tác phẩm. Để làm nổi bật được nội dung cũng như tư tưởng, chủ đề của tác phẩm thì cốt truyện của

truyện thơ thường được xây dựng dựa trên một cốt truyện dân gian sẵn có hoặc dựa trên một số công thức truyền thống của truyện kể dân gian. Tuy nhiên các nghệ nhân dân gian đã khéo léo “xử lý” cái cốt truyện sẵn có ấy không theo cách kể lại nguyên xi bằng thơ mà theo cách riêng, bị chi phối bởi đặc trưng thi pháp của thể loại truyện thơ.

Có hai mức biểu hiện của cách mà truyện thơ xử lý cốt truyện có sẵn ấy. Đó là: hoặc chỉ biến đổi, thêm thắt sự kiện, tình tiết vào cốt truyện có sẵn mượn từ truyện dân gian hoặc sử dụng một số công thức truyền thống của truyện dân gian vào một hệ thống cốt truyện mới được sáng tạo. Tiêu biểu cho dạng thứ nhất là truyện Nàng con côi, tiêu biểu cho dạng thứ hai là truyện Út Lót - Hồ Liêu, Nàng Nga - Hai Mối, Nàng Ờm - Chàng Bồng Hương

+ Dạng biến đổi, thêm thắt vào một cốt truyện có sẵn. Chúng ta sẽ phân tích trường hợp của truyện Nàng con côi.

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có truyện Tấm Cám, xoay quanh mối xung đột gay gắt giữa gì ghẻ và con chồng, nhất là sơ đồ cốt truyện vẫn được đảm bảo: Cô gái bị mồ côi phải sống với mụ gì ghẻ -> Mụ gì ghẻ độc ác cay nghiệt tìm cách hãm hại hết lần này đến lần khác -> Cô gái vẫn sống, còn mụ gì ghẻ bị chết.

Nhưng so với truyện Tấm Cám, truyện Nàng con côi có những thay đổi rất cơ bản về nội dung và tư tưởng nghệ thuật. Truyện Nàng con côi cũng xoay quanh mối quan hệ giữa gì ghẻ với con chồng nhưng truyện tập trung thể hiện nghị lực vươn lên hoàn cảnh của con người để đạt được một cuộc sống hạnh phúc. Nếu tư tưởng chủ đề trên được truyện Tấm cám thể hiện đơn giản, mộc mạc thì nó được truyện thơ tôn lên, tô đậm nét hơn. Về không gian câu chuyện, ở truyện cổ là không gian làng quê thì với truyện thơ đó là không gian mường bản đặc trưng của người Mường. Về nhân vật cũng thế, đối với nhân vật người mồ côi ở truyện cổ Tấm cám đó là nhân vật Tấm thì ở truyện thơ tên nhân vật đã thay đổi thành Con Côi (vừa là tên, vừa dùng để chỉ đứa con côi cút), đặc biệt ở truyện Nàng con côi, người chồng của nàng không

phải là ông vua giàu có mà là một chàng trai lạ qua nhà, hai người quen nhau rồi thành vợ thành chồng. Nếu như ở truyện cổ, người bố của Tấm đã chết thì ở truyện thơ người bố của nàng Con Côi vẫn còn sống. Về tính cách nhân vật, ở truyện cổ cách diễn đạt vắn tắt theo sự dẫn dắt của mạch kể truyện là chính, chưa có điều kiện dừng lại để đi sâu tính cách nhân vật thì ở truyện thơ tính cách nhân vật đã được bộc lộ rõ nét hơn. Về tình tiết câu chuyện, khác với truyện Tấm Cám ở truyện Nàng con côi cũng thể hiện sự cay nghiệt của mụ gì ghẻ, nhưng ở đây có sự thay đổi trong những chi tiết sau: Bố đi làm xa, Con Côi ở nhà với gì ghẻ, khi bố về gì ghẻ mách nàng lười, bắt bỏ vào rừng sâu. Con Côi khóc than mãi cũng chẳng ai nghe đành gạt nước mắt tự tìm cách sống. Truyện Nàng con côi so với truyện Tấm Cám có thêm vào chi tiết: Con Côi nhớ bố, chồng giúp nàng gặp được bố. Khi tiễn bố về, Con Côi gói cơm cho bố, gói một đùm kín mít biếu gì, gì tham lam, gì đóng cửa buồng ngồi ăn nhưng giở ra toàn rắn rết. Gì căm Con Côi lắm bèn tìm cách hãm hại.

Cốt truyện Tấm Cám chỉ là một gợi ý, người sáng tác truyện thơ đã dựa vào đó làm nên một sáng tác mới thực sự. Nếu như ở truyện Tấm Cám, cuộc đời của Tấm trải qua năm lần hoá kiếp: người chết hoá thành chim vàng anh, chim vàng anh chết hoá thành hai cây xoan đào, cây xoan đào bị chặt làm khung cửi, khung cửi bị đốt mọc lên một cây thị, từ quả thị nứt ra hình hài của Tấm; thì ở truyện Nàng con côi, nàng Con Côi đã trải qua hai lần bị hãm hại đó là: Lần thứ nhất nàng bị gì ghẻ bắt bố bỏ vào rừng sâu, lần thứ hai nàng trèo lên cây cao hái quýt bị gì ghẻ chặt gốc, nàng rơi xuống hồ nhưng được chó ngao và đàn vượn cứu nên vẫn sống. Điều đặc biệt nếu như ở truyện Tấm Cám, số phận của Tấm còn mang nhiều yếu tố kỳ ảo, hoang đường, Tấm sống được là do có sức mạnh thần kỳ trợ giúp, còn ở truyện Nàng con côi, số phận của nàng Con Côi đã mang đậm chất hiện thực hơn, nàng sống được là do nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của bạn bè. Ở truyện Nàng con côi con người đã biết chủ động vươn lên hoàn cảnh, chiến thắng cái ác bằng chính nghị lực của mình. Từ truyện Tấm Cám đến truyện Nàng con côi là cả một quá trình

sáng tạo của nghệ sĩ dân gian và từ truyện cổ dân gian đến truyện thơ là một bước phát triển mới về tư duy nghệ thuật.

Do tiếp thu loại hình truyện cổ thần kỳ nên những biện pháp truyền thống vẫn được các tác giả truyện thơ sử dụng và khai thác như: việc sử dụng các yếu tố thần kỳ, việc xây dựng các nhân vật là loài vật (chó, vượn, khỉ)…Nhưng khi bàn về mối quan hệ giữa truyện cổ và truyện thơ, chúng ta thấy có một sự sáng tạo và phát triển khá rõ trong truyện thơ. Về phương pháp sáng tác, truyện thơ thiên về khuynh hướng cá thể hoá những môtip, những văn liệu vốn có tính chất loại hình khái quát trong thể loại truyện cổ. Do đó tính chất hiện thực của truyện thơ được tăng cường hơn, được khai thác sâu hơn so với truyện cổ là loại hình tự sự dân gian vốn thiên về tính chất lãng mạn thần kỳ hơn. Qua đó chứng tỏ một điều rằng: để sáng tạo nên một truyện thơ dựa trên một cốt truyện dân gian có sẵn thì đòi hỏi người nghệ sĩ phải có tài năng thực sự.

+ Dạng truyện thơ sử dụng một số công thức của truyện cổ dân gian Bên cạnh việc truyện Nàng con côi khai thác sử dụng cốt truyện dân gian có sẵn thì có nhiều truyện thơ lại sử dụng một phần của type truyện dân gian, nghĩa là chỉ sử dụng một vài công thức nào đó thôi “lắp ghép” chúng với nhau trong cốt truyện của mình. Theo sự thống kế của chúng tôi, thì truyện thơ Mường Thanh Hoá có tới 3 trên 4 truyện sử dụng một số công thức của truyện kể dân gian, đó là các truyện: Truyện Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương, truyện Nàng Nga – Hai Mối, truyện Út Lót - Hồ Liêu.

a) Công thức “hoá kiếp” (người hoá thành vật)

Đây là công thức phổ biến nhất trong kho tàng truyện cổ của mọi dân tộc và phần lớn xuất hiện ở khâu kết thúc như một thành phần không thể thiếu của cốt truyện nhằm giúp thể hiện triệt để chủ đề đấu tranh xã hội. Nhiều truyện thơ sử dụng công thức này. Truyện Út Lót – Hồ Liêu kết thúc rất độc đáo:

Thương cho đạo cun cun Hết vàng hết bạc

Chẳng được vợ hiền Thương tiếc lo phiền

Biến nên con cầy cun tháng ba gầy xác Họ hàng chú bác

Biến nên đàn bướm lạc tháng ba Bay lại bay qua

Gốc khuyên vàng đàng ra kẻ chợ. [Tập2, Tr 70]

Trước cái chết của nàng Út Lót thì đạo Cun Cun đã biến thành con cầy cun. Các cụ già người Mường kể lại rằng con cầy cun béo tốt về tiết tháng chín, mùa lúa trổ, và tháng chín cũng là tháng đạo Cun Cun tràn trề hi vọng đi hỏi nàng Út Lót. Đến tháng ba cầy cun nằm trên cây rũ cổ xuống, thè lưỡi thở dài và gầy rạc đi, đồng bào Mường cho đó là hồn đạo Cun Cun phiền tiếc nàng Út Lót.

Ngoài ra, hình ảnh những bướm vàng bướm trắng nở từng đàn, hàng vạn con, bay rập rờn khắp lối đi trong rừng chính là họ hàng chú bác đi đám cưới nàng Út Lót biến thành. Còn bà mối khi thấy Út Lót chui vào mộ Hồ Liêu cũng vội chui vào theo để giữ nàng lại, Út Lót đậy nắp săng, chặn phải ngang lưng bà mối biến thành con tò vo ngẳng lưng.

Trong truyện Nàng Ờm- Chàng Bông Hương công thức hoá kiếp cũng được thể hiện:

Tấm khăn dính máu này

Biến thành đây bông trăng trên núi Trời mưa nó nở hoa trắng

Trời nắng nó nở hoa vàng. [Tập2, Tr 198]

Tấm khăn dính đầy máu của nàng Ờm đã biến thành hoa bông trăng trên núi, tượng trưng cho mối tình thuỷ chung, son sắc của Nàng Ờm và

chàng Bồng Hương. Ngoài ra hình ảnh cây tương tư trên đỉnh núi Làn Ai cũng là hoá thân của mối tình bất diệt ấy.

b) Công thức “dùng là ngón để tự tử”

Nhân vật dùng là ngón để tự tử nhằm phản ứng (tiêu cực) với sự ép duyên, rẽ duyên, cưỡng duyên của cha mẹ. Đây là cách phản ứng phổ biến trong văn học dân gian các dân tộc, có cả ở thể loại ca dao, truyện cổ tích và truyện thơ. Có thể nói công thức này có mặt ở các truyện thơ là sự kế thừa của ca dao và truyện cổ.

Truyện Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương kể về sự việc đôi trai gái ăn lá ngón “chết đỏ như vang, chết vàng như nghệ” nhưng lại đoàn tụ “cùng về bên ma dựng nhà dựng cửa” và cứ đêm đêm lại về dưới bản làng kể chuyện mình “cho bố mẹ nghe, cho đời sau biết”.

Các cố, các mẹ ơi! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Em giẫm chân xuống đất kêu trời, kêu ma, Tiếng em vọng xa vào trong hang đá Ngón ơi! Em kêu tên lá

Ngón ơi! Trên núi Làn Ai Cành nào đẹp ngả về phía sáng Cành nào già đưa về phía mặt trời! Này ngón ơi! Em giơ tay hái lấy Tay phải hái chín lá đẹp

Tay trái hái bảy lá xinh. [Tập2, Tr 200]

Nếu như ở một số truyện Nôm, nhân vật thường tự tử bằng cách trẫm mình xuống sông nước (Hạnh Nguyên trong Nhị Độ Mai, Thuý Kiều trong

Truyện Kiều...) thì ở truyện thơ các dân tộc thiểu số lại là vai trò của lá ngón. Sự khác nhau này rõ ràng có liên quan đến đặc điểm của môi trường sống của nhân vật (cũng chính là của chính tác giả). Tuy khác nhau về cách tự vẫn của nhân vật nhưng giữa truyện nôm và truyện thơ vẫn có điểm chung: sự tự vẫn diễn ra vào giai đoạn bản lề của cốt truyện (kể từ lúc tự tử, số phận nhân vật

có bước ngoặc quan trọng, ở truyện thơ đó là cái chết vĩnh viễn của nhân vật, ở truyện nôm sẽ có yếu tố kì diệu xuất hiện để giúp nhân vật bước vào giai đoạn mới của số phận).

c) Công thức “thách cưới”

Để cưới được vợ, bố cô gái hoặc cô gái thách cưới những của ngon, vật lạ; nếu chàng trai đáp ứng được thì mới lấy được cô gái. Công thức này được thể hiện trong truyện Nàng Nga – Hai Mối.

Rồi nàng lại nói:

“ Biết nơi nào,

Có chín chục trâu, cặp trăm dây dợ, Đủ chín chục ngựa, cặp trăm dây cương Giàu bạc, giàu vàng

Giàu khôn ngoan

Để mang em về trông nhà coi cửa Bởi họ hàng nhà em

Còn đòi phải đủ những lệ cùng quà Chín chục con lợn vậm ngà

Chín mươi con gà cong cựa cùn đuôi Mới cho chác được người

Con gái nhà em khó nết”. [Tập2, Tr 103]

Qua lời thách cưới của Nàng Nga, ta thấy những vật được đem ra thách lễ rất “oái oăm”: chín chục trâu, cặp trăm dây dợ, đủ chín chục ngựa, cặp trăm dây cương, lại còn chín chục con lợn vậm ngà, chín mươi con gà cong cựa cùn đuôi. Lời thách cưới ấy để muốn thử lòng đạo Hai Mối, nhưng qua đó ra thấy rất rõ tục lệ cưới xin của xã hội người Mường xưa.

d) Công thức “ thi tài”

Trong các truyện cổ tích đều có công thức này, “thi tài” là cuộc thi diễn ra ít nhất là ba người, người chiến thắng bao giờ cũng là đứa em út. Công thức “thi tài” được thể hiện trong truyện Út Lót - Hồ Liêu.

Rồi tháng Hai đã đến Tháng Ba đã sang

Tháng nhá quả mơ vàng

Đạo Tu Liêng gọi ba cô con gái cô nàng đi ra ngậm giấy -“ Ba con làm một bài thi cho bố được thấy

Ba con ngậm giấy cho bố được xem Nàng cả nhả ra giấy đã ướt nhèm Nàng em thứ hai ướt còn một nửa Nàng Út Lót khôn ý, khéo tứ Giấu vào nách lấy ra con nguyên Như cất trong rương

Như tờ lụa chuối Bố nói rằng:

-“ Trông đi nhìn lại

Chỉ con gái út nhà ta là khôn Con gái út nhà ta là ngoan

Đáng đi việc vua việc quan cho thay mặt bố. [Tập2, Tr 22] Đây là cách đạo Tu Liêng thử các con gái, cho ăn mơ rồi bắt ngậm giấy, rồi xem giấy xem cô nào biết ứng biến giỏi hơn. Dùng cách thi tài này, đạo Tu Liêng đã chọn được nàng Út lót vừa khôn vừa ngoan thay mình đi chầu vua Kẻ chợ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hóa (Trang 71 - 78)