Việc sử dụng tên riêng chỉ địa danh, địa điểm

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hóa (Trang 101 - 102)

1. Lý do chọn đề tài

3.3.3.Việc sử dụng tên riêng chỉ địa danh, địa điểm

Truyện thơ Mường Thanh Hoá được xem là linh hồn của người Mường Thanh Hoá. Trong tiềm thức của họ, những câu chuyện trong truyện thơ là những chuyện tình có thật, gắn với lịch sử của dân tộc Mường. Do vậy, trong truyện thơ những tên đất, tên mường ở Thanh Hoá đã được nhắc đến khá phong phú và phổ biến.

Khảo sát toàn bộ 4 tác phẩm truyện thơ Mường Thanh Hoá chúng tôi thấy xuất hiện khá nhiều các tên riêng chỉ địa điểm:

- Chẳng biết cụ Mường Mống

Hay khách cụ mộng Mường Khương

- Ông mối Mường Khâm bước lên cửa trước Bà mơ Mường Trác bước lên cửa sau.

- Con ông cun Đủ đạo Dà Đất La sơn, mường Đủ Ó …..

Sông Ngang bến Đuộng. - Chàng qua đất Mường Kìm

Gặp nàng Mường Kìm đi dâu hái lá.

- Rằng anh là người quê cậu Mường Vống Người đất mộng Mường Khương.

- Quê nhà em ở đất Cành Nàng Làng Cai Gia, con mường Kỳ Ôống.

Những tên mường, tên đất được nhắc đến, cụ thể là: Mường Mống, Mường Khương, Mường Kìm, Mường Trác, Mường Vống, Mường Kỳ Ôống…. Mường Mống nay ở Cẩm Thuỷ (Thanh Hoá), Mường Khương nay là

xã Trung Hạ - Quan Sơn (Thanh Hoá), Mường Khâm và Mường Trác nay là ở Cẩm Thuỷ (Thanh Hoá), Mường Đủ Ó nay thuộc xã Thạch Bình – Thạch Thành (Thanh Hoá), Mường Kìm nay là xã Cẩm Ngọc – Cẩm Thuỷ (Thanh Hoá)…. Ngoài ra những địa danh cũng được nhắc đến như: đất La Sơn nay thuộc xã Thạch Sơn – Thạch Thành (Thanh Hoá), đất Cẩm Thuỷ – Quan Hoàng (huyện lỵ cũ của Cẩm Thuỷ, nay thuộc huyện Vĩnh Lộc), Sông Ngang – bến Đuộng (có người nói bến Đuộng ở xã Thành Trực – Sông Ngang ở xã Thạch Lâm, đều thuộc huyện Thạch Thành – Thanh Hoá), khe Ngòn (một con suối lớn ở Mường Ngòn, nay thuộc huyện Ngọc Lặc-Thanh Hoá), núi Làn Ai (nằm trong địa phận Mường Ai, trước là xã Ái Hạ, nay nằm giữa hai xã Long Vân và Ban Công, thuộc huyện Bá Thước, Thanh Hoá)….

Trong truyện thơ Mường những địa danh, những tên đất, tên mường vang lên như những âm thanh của đất, gợi nhớ về cái vùng mường xa xưa ở xứ Thanh với những đặc điểm về địa thế, cảnh vật và cả những dấu ấn về lịch sử xã hội của một thời đã qua.

Núi Làn Ai nghèo tiền nghèo của

Nhưng Làn Ai giàu nghĩa giàu tình. [Tập2, Tr 211]

Ở truyện thơ Mường nói riêng và thơ ca Mường nói chung xuất hiện nhiều địa danh, địa điểm của người Mường, chứng tỏ từ xa xưa người Mường đã rất gắn bó với làng, với mường. Tên các địa điểm địa danh đều thuộc các vùng mường của xứ Thanh đã phần nào phản ánh tính chất “tự cấp tự túc và khá kép kín” trong sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của người Mường trước đây. Ngoài ra, việc xuất hiện các tên địa danh cũng thường liên quan đến hai chủ đề phổ biến là ca ngợi cảnh vật truyền thống của địa phương và ca ngợi tình yêu nam nữ. Song tên riêng chỉ địa điểm xuất hiện nhiều hơn ở chủ đề tình yêu đôi lứa.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hóa (Trang 101 - 102)