Công thức chuyển đoạn

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hóa (Trang 97 - 98)

1. Lý do chọn đề tài

3.3.1.3.Công thức chuyển đoạn

Cốt truyện của truyện thơ Mường được kết cấu theo trật tự tuyến tính: Kể lần lượt từng sự kiện, tuần tự theo thời gian xảy ra từ trước đến sau, nếu là sự kiện xảy ra đồng thời với những nhân vật khác nhau, trong những không gian khác nhau thì cũng kể lần lượt từng sự kiện một.

Kết cấu cốt truyện ấy được biểu hiện bằng một hình thức ngôn ngữ phù hợp. Theo dõi các truyện thơ chúng ta có thể thấy rõ điều đó.

Truyện thơ Út Lót – Hồ Liêu được phân ra từng đoạn với hình thức lời chuyển đoạn – hay còn có thể gọi là hình thức lời mở đầu mỗi đoạn như sau:

Rồi tháng hai đã đến ....

Bây giờ ...

Khi ấy, đạo Út mường Đẹ ....

Ngày tới đất kinh kỳ ...

Tính ngày đi chầu vua Kẻ Chợ ...

Nàng Út Lót từ đó trở về ...

Toàn bộ tác phẩm được chia thành 12 đoạn. Đáng chú ý là đa số ở đầu mỗi đoạn là những từ chỉ thời gian, được xem là cái mốc quan trọng để chuyển sang việc kể sự việc khác.

Truyện Nàng Nga – Hai Mối cũng phân thành 12 đoạn, lời mở đầu mỗi đoạn như sau:

Một buổi nọ ....

Đồn đồn đồn rằng ...

Nào ngờ khi ấy ...

Một buổi nọ ....

Lúc bấy giờ ...

Lúc ấy, ông vua Ao ước.

Có thể nói, lối kể chuyện theo trình tự xảy ra từng sự kiện như thế với một hình thức ngôn ngữ thích hợp như thế thể hiện trình độ tư duy ít nhiều đơn giản, chất phác của người Mường xưa. Ở đây có thể thấy rằng ở truyện thơ Mường hoàn toàn vắng bóng kiểu kết cấu phức tạp như: phải có những đoạn hồi tưởng, những đoạn đồng hiện hai hoặc ba sự kiện song hành xảy ra. Mặt khác, ta cũng thấy mô hình lời mở đầu mỗi đoạn như thế, một lần nữa khẳng định truyện thơ được diễn xướng theo phương thức kể lại chính chứ không phải phương thức xem như văn học viết, dẫu truyện thơ đã được ghi lại thành văn bản.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hóa (Trang 97 - 98)