Những phong tục tập quán khác

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hóa (Trang 46 - 48)

1. Lý do chọn đề tài

2.1.3.3. Những phong tục tập quán khác

Tục kiêng kỵ cũng được phản ánh khá rõ nét trong các truyện thơ và cũng là tục lệ riêng biệt, độc đáo của người Mường.

Người Mường xưa còn có tục kiêng khem khi ở cữ; điều này được thể hiện thông qua lời nói của cha mẹ Hai Mối nói với chàng khi chàng quyết tâm rời bỏ bản mường:

Từ ngày mới sinh con ra

Thuở dưới sàn đốt hết một đống củi khô Trên sàn nhà ăn hết một bồ muối nướng

Bố kiêng củ đã lắm

Để con khỏi ngứa vì đòi ăn theo Mẹ kiêng cá cũng nhiều

Để con khỏi đòi ăn theo lại hóc. [Tập2, Tr 139] Những người sản phụ thời ấy khi sinh con phải nằm than hoặc có lửa đốt ở gần, kiêng thịt cá, chất khó tiêu, thức ăn là muối rang hoặc chưng lên khá kỹ. Thế mới thấy được cảnh kham khổ của người phụ nữ Mường xưa mỗi khi sinh con.

Bên cạnh đó, tục đón khách lịch sự cũng được nhắc đến. Theo quan niệm của người Mường khi khách đến nhà thì gia chủ tiếp đón rất lịch sự, thể hiện tình cảm của mình bằng cách mời khách uống trà, ăn cơm hay uống rượu…

Thấy khách đà tốt tướng

Lắng tiếng chào đã xứng rối ông mới bước ra Hỏi chuyện hỏi trò

Lại giục nàng Út Thái:

Con đun nước bố hãm chè tàu Giục Nàng Nga têm trầu

Bày ra khay vàng khay bạc. [Tập2, Tr 109, 110] Và: Bà đạo Dà ông cun Đủ

Biết trong ý tứ vội sai

-“ Con Thái xuống sân bắt mái gà vàng Con Nga trên nhà ngâm ang rượu nếp Chài quăng ao bắt con mẻ con tép Mở vò rượu tốt bình khoang

Làm cơm mời khách hỡi con” [Tập2, Tr 111]

Ở đây bố mẹ Nàng Nga đã tiếp đón hai anh em Hai Mối và Trí Hoa rất chu đáo khiến cho hai chàng cảm động. Lời tạ từ sau đây của Hai Mối đã thể hiện tất cả lời cảm ơn của hai anh em chàng đối với cha mẹ Nàng Nga.

“- Giả ơn đức cố bố mẹ già Đạo mẹ cha phúc hậu Thương cho anh em cháu Cho cơm ngọt rượu lành …..

Xin chào cun ông cun bà cao sang đức độ”. (Tập2, Tr112) Nói tóm lại, truyện thơ Mường đã thể hiện một cách chân thực những phong tục tập quán của người Mường. Ngày nay những phong tục ấy một phần còn được lưu giữ, một phần đã bị cắt bỏ cho phù hợp với cuộc sống mới, thời đại mới nhưng nó vẫn mãi là một nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Mường nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hóa (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)