Mô hình cấu trúc cốt truyện

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hóa (Trang 78 - 80)

1. Lý do chọn đề tài

3.1.1.2. Mô hình cấu trúc cốt truyện

Đa số cốt truyện thơ Mường Thanh Hoá đặc biệt là ba truyện thơ viết về tình yêu đôi lứa được kết cấu theo mô hình kết thúc bi kịch. Theo tác giả Lê Trường Phát có thể mô hình hoá kiểu kết cấu cốt truyện đó bằng công thức như sau:

Gặp gỡ và yêu nhau -> Bị ngăn trở, rẽ duyên -> Một hoặc cả hai đếu chết.

Cụ thể trong truyện Út Lót- Hồ Liêu: Út Lót và Hồ Liêu gặp gỡ và yêu nhau, hai người thề nguyền vàng đá. Nhưng Hồ Liêu bị bố mẹ ép gả cho người khác. Hồ Liêu phản ứng lại và cuối cùng chết, Út Lót cũng chết theo.

Truyện Nàng Nga – Hai Mối nói về mối tình của Nàng Nga và Hai Mối – một mối tình đẹp trên dương thế. Nhưng cuối cùng hai người đều tìm cái chết để được ở bên nhau, thành vợ thành chồng.

Truyện Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương cũng kết thúc bằng cái chết của Nàng Ờm và Bồng Hương. Hai người đã cùng nhau trốn lên núi Làn Ai, ăn lá ngón cùng chết.

Mô hình kết thúc bi kịch phổ biến và tiêu biểu cho thể loại truyện thơ Mường Thanh Hoá nói riêng và truyện thơ các dân tộc thiểu số nói chung. Trong hiện thực đời sống của xã hội Mường xưa, phần lớn tình yêu chân chính, đích thực đều tan vỡ; nếu như truyện cổ tích thích thú với kiểu kết thúc có hậu mang tính lý tưởng lãng mạn thì truyện thơ lại muốn một kết thúc gần với hiện thực hơn.

Theo tác giả Lê Trường Phát, thì sự lựa chọn kiểu kết thúc bi kịch tạo nên một đặc điểm thi pháp quan trọng của thể loại này. Nếu đứng từ góc độ xã hội - lịch sử mà nhìn nhận thì mang ý nghĩa tố cáo hiện thực quyết liệt. Nếu đứng ở góc độ mĩ học thì truyện thơ lựa chọn điểm dừng cho cốt truyện đúng vào lúc sự việc vận động phát triển đến đỉnh điểm bi kịch của nó, nhằm tạo nên sự tẩy rửa, thanh lọc cho tâm hồn người nghe. Đó là một kiểu kết thúc mang ý nghĩa mĩ học sâu sắc.

Ngoài ra có thể nghĩ đến nguyên nhân thuộc về vai trò của ca dao – dân ca trong sự hình thành thể loại. Bởi âm hưởng chủ đạo của dân ca tình yêu là âm hưởng bi kịch, điều này suy đến cùng có cơ sở hiện thực đời sống. Rõ ràng là ca dao khó chấp nhận một cảm hứng mang tính lý tưởng lãng mạn của truyện cổ tích, và nó mang theo cái đặc điểm thi pháp ấy để tham dự vào sự hình thành thể loại truyện thơ.

Riêng đối với truyện Nàng con côi, mô hình kết cấu cốt truyện ở đây là mô hình kết thúc có hậu. Cái chính nghĩa đã chiến thắng cái ác, cái xấu. Truyện thơ được xây dựng dựa trên cốt truyện có sẵn của truyện cổ tích nên nó kế thừa truyền thống kết cấu cốt truyện cổ tích là một lẽ đương nhiên.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hóa (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)