Thủ pháp kết cấu trùng điệp

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hóa (Trang 83 - 87)

1. Lý do chọn đề tài

3.1.2.2.Thủ pháp kết cấu trùng điệp

Thủ pháp kết cấu nổi bật trong truyện thơ là thủ pháp trùng điệp. Trùng điệp là sự lặp lại một ý thơ, một dòng thơ, một câu thơ thậm chí cả một khổ thơ theo nguyên tắc điệp ý, điệp cấu trúc cú pháp. Biện pháp này được sử dụng rất nhiều trong truyện thơ. Khảo sát truyện thơ Mường Thanh Hoá, chúng tôi nhận thấy: Ở các truyện thơ việc sử dụng biện pháp trùng điệp không dừng lại ở phạm vi một từ, một dòng thơ mà còn lặp lại cả một đoạn

thơ. Như vậy, các cấp độ trùng điệp bao gồm: Điệp từ, điệp một dòng thơ, điệp một khổ thơ.

+ Điệp từ:

Là sự lặp lại một từ trong một câu hoặc ở những câu tiếp theo. Trong truyện thơ Mường điệp từ được sử dụng với mật độ dày đặc ở tất cả các bài:

Chị em Nàng Nga

Rửa bàn tay trắng ngần

Rửa bàn chân trắng ngà

Đeo vòng đeo hoa Bước ra mở hội

Vòng cổ chạm hình hoa thông bông trúc

Vòng trúc chạm hình phượng múa rồng leo

bà mế gia đi theo

người quảy lẵng hoa vàng hoa bạc

Trời râm họp chợ bông gạo Trời nắng ráo họp chợ cây hoa

Trời râm ra kén xim tìm rớ Tìm xim nào ai đáng xim

Biết nơi nào vừa tình vừa duyên cho đẹp lòng vừa ý. [Tập2, Tr 92] Chỉ cần khảo sát một đoạn thơ thôi, chúng ta cũng có thể thấy biện pháp điệp từ được tác giả dân gian sử dụng rất nhiều tạo nên cảm xúc dạt dào tuôn chảy. Ở đoạn thơ trên, để miêu tả hình ảnh chị em Nàng Nga, tác giả đã nhấn mạnh rất nhiều từ, cụm từ : rửa, đeo, vòng chạm, hình, có, trời, xim, vừa... Những từ được lặp lại đều có dụng ý nhấn mạnh, gây ấn tượng, thể hiện một sắc thái biểu cảm và làm nổi bật chủ ý cảm xúc của người kể chuyện.

+ Điệp một dòng thơ:

Là ưu thế nổi bật, làm nên bản sắc chủ yếu trong lối diễn đạt của truyện thơ. Điểm nổi bật của thủ pháp kết cấu này là tạo ra những cặp sóng đôi cả về ngữ nghĩa và cấu trúc cú pháp. Tuy nhiên, sự lặp lại này không phải theo

khuôn mẫu cố định mà có sự linh hoạt ở chỗ: thay thế một số từ theo quy luật phù hợp về ngữ âm, vần....Xét về mặt nhịp điệu nó tạo nên sự cân đối, hài hoà, êm ái:

-Xấu bông lai xấu cả chà

Xấu hoa, xấu cả người cầm gốc Xấu mắm xấu cả (bình) độc

Xấu mộc xấu cả gáo cầm. [Tập2,Tr 105] - Tình ăn, nghĩa ở

Tình nhớ, nghĩa thương Anh chàng Bồng Hương

May cho em đôi áo khóm xanh đóng khuy bạc May cho em đôi áo khóm trắng đóng khuy xanh; Anh tìm cho em trái trống ống đào

Anh mua cho em dao cau bịt bạc Lấy tiền anh đi chác

Lấy bạc anh đi mua Anh đi hỏi cha hỏi chú

Anh đi hỏi bạn xa gần. [Tập2, Tr 192]

Xét ở phương diện tư duy, ta có thể thấy thủ pháp điệp một dòng thơ có cơ sở bắt nguồn từ lời nói, lối diễn đạt “cặp đôi” của người Mường. Về phương diện nghệ thuật, thủ pháp ấy tạo nên giá trị biểu đạt, tạo nên độ mềm dẻo, linh hoạt và sinh động trong lối diễn đạt, phù hợp với yêu cầu ứng khẩu.

Bố nhà anh ngồi trên sập bạc

Mẹ nhà anh ngồi trên chiếu vàng. [Tập2, Tr 104] + Điệp một đoạn thơ:

Cách điệp này cũng được sử dụng khá phổ biến trong truyện thơ, nhằm mục đích nhấm mạnh ý tưởng nội dụng. Sự lặp lại này diễn ra nhiều, tạo mối liên kết gắn bó các đoạn thơ thành mạch cảm xúc nhất định. Đặc biệt, điệp một đoạn thơ thể hiện rõ trong kết cấu đối đáp giữa các nhân vật:

Hai Mối nói rằng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“ Bông này em bán mấy quà Hoa này em bán mấy nén Bông ly dục, búp ly dén

Em bán máy nghìn trăm quan? Cho anh xin mua

Cả gốc lẫn cành

Cả cành cây hoa không tời rời chúa bán Chúa bán, anh mang về nhà

Chăm sóc lấy bố mẹ già Còn cành hoa

Anh đem lên chùa dâng hương lạy bụt”. Nàng Nga đáp lại rằng:

“ Bông này em bán chín quà Hoa này em bán chín nén

Bông ly dục, búp ly dén một nghìn trăm quan Anh có tiền lấy tiền đi ra mà chác

Đủ bạc, lấy bạc ra mua

Anh mua được bông tốt hoa lành Mua cành cây hoa

Nhưng anh chẳng mua được đâu cả người chúa bán”. [Tập2, Tr 102, 103]

Trong điệp một đoạn thơ, không phải là cách lặp lại y nguyên mà chỉ là sự lặp lại lối diễn đạt chủ yếu của nó. Nếu ở đoạn đầu, một bên nói là “có”, thì bên đáp lại vẫn là ý của đoạn thơ ấy nhưng thường nói là “không” hoặc ngược lại, một bên khen thì bên đáp lại thường khiêm tốn chối từ...

Ví dụ như trong truyện Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương, bố mẹ Nàng Ờm nói với Nàng Ờm rằng:

Cho con nhà lang bán

Con chết chớ biến thành rắn Cho người ta đập đầu

Con chớ biến nên con sâu Để người ta bắt

Con biến nên kiến xanh kiến đỏ

Về cùng bố cùng mẹ ăn cơm tháng chín tháng mười.” Đoạn thơ này được điệp lại ở câu trả lời của nàng Ờm:

- “ Không, không bố ạ! Không, không mẹ à! Con không biến nên chim Để cho nhà lang bắn Con không biến nên rắn Cho người ta đập đầu Con không biến nên sâu Cho người ta ghét bỏ

Con cũng không biến nên kiến xanh kiến đỏ

Về ăn cơm tháng chín tháng mười”. [Tập2, Tr 208]

Biện pháp trùng điệp được sử dụng nhiều trong văn học dân gian nói chung và truyện thơ nói riêng. Truyện thơ Mường cũng như trong dân ca Mường, biện pháp trùng điệp diễn ra với nhiều cấp độ, rất phong phú tạo nên nét đặc trưng về nghệ thuật.

Trên đây là một vài nhận xét về đặc điểm kết cấu của truyện thơ Mường Thanh Hoá ở một số phương diện chủ yếu, đó là kết cấu cốt truyện và thủ pháp kết cấu. Các phương diện này tạo nên đặc trưng nghệ thuật của truyện thơ Mường Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hóa (Trang 83 - 87)