Công thức kết thúc

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hóa (Trang 96 - 97)

1. Lý do chọn đề tài

3.3.1.2.Công thức kết thúc

Cách kết thúc của truyện thơ Mường không phải là cách kết thúc bằng cách rút ra bài học luân lý, mà ở đây là cách kết thúc tuân thủ theo mô hình kết thúc bi kịch.

Chẳng hạn, truyện thơ Út Lót - Hồ Liêu sau khi kể về cái chết của Hồ Liêu, tiếp đến là cái chết của nàng Út Lót đã kéo theo cái chết của hai họ trong đám đưa dâu và cả cái chết của chính đạo Cun Cun. Cách kết thúc này là cách kết thúc đầy bi kịch.

Rồi ở truyện Nàng Nga – Hai Mối sau khi kể về cái chết của Hồ Liêu, là cái chết của Nàng Nga. Hai người được cùng ở bên nhau không phải ở trên trần gian mà là ở thế giới bên kia.

Trai gái binh mường đất Đủ Ó – La sơn Đã vớt được Nàng Nga

Rước về đất dâu nhà rừng cũ Cho xim gặp rớ

Cho vợ gặp chồng Đôi nấm mộ song song

Mãi mãi, Nàng Nga ở cùng chàng đạo Hai Mối. [Tập2, Tr 172] Riêng ở truyện Nàng con côi lại kết thúc bằng cảnh nấu nồi khoai, càng “đốt than cho hằng thêm” thì nồi khoai lại càng kêu lớn hơn “ Sặc sặc! Mẹ

làm giặc giết con”. Đây là một cách kết thúc rất đặc biệt, tác giả đã mượn hình ảnh nấu khoai để nhấn mạnh và khắc sâu về sự trả giá cho sự độc ác của mụ gì ghẻ, mụ đã hãm hại nàng Con Côi thì bây giờ chính tay mụ lại giết cả con gái của mình. Cách kết thúc ấy của câu chuyện thật thâm thuý và sâu cay.

So với lời mở đầu thì lời kết thúc của truyện thơ đa dạng hơn, vì nó gắn bó mật thiết với nội dung của cả câu chuyện. Cách kết thúc bằng những lời thơ giản dị, tha thiết, chân thành làm cho dư âm của câu chuyện như lắng lại mãi trong lòng người, tạo nên hiệu quả thẫm mĩ cao.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hóa (Trang 96 - 97)