So sánh nội dung của truyện thơ Mƣờng Thanh Hoá với nội dung

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hóa (Trang 63 - 71)

1. Lý do chọn đề tài

2.3.So sánh nội dung của truyện thơ Mƣờng Thanh Hoá với nội dung

Truyện thơ Mường Thanh Hoá trong bối cảnh truyện thơ các dân tộc thiểu số có những điểm tương đồng về mặt nội dung song cũng có những điểm riêng khác biệt.

Trước hết về điểm tương đồng, các truyện thơ Út Lót - Hồ Liều, Nàng Nga - HaiMối, Nàng Ờm - Chàng Bồng Hương cùng với các truyện thơ: Tiễn dặn người yêu (dân tộc Thái), Khun Lú - Nàng Ủa (dân tộc Thái), Tiếng hát làm dâu, Nàng Dợ - Chà Tăng (dân tộc Hmông), Nam Kim - Thị Đan (dân tộc Tày)…đều xoay quanh những thiên tình sử, đó là những mối tình vừa đẹp vừa lãng mạn. Tình tiết cơ bản của những truyện thơ trên đều trải qua ba giai đoạn chủ yếu:

. Đôi bạn tình yêu nhau thắm thiết.

. Tình yêu bị tan vỡ – nỗi khổ đau của những chàng trai và cô gái bị cha mẹ ép duyên, gả bán cho người khác.

. Đôi bạn tình tìm cách thoát ra khỏi cảnh ép buộc ngang trái đó.

Nhân vật chính của các truyện thơ viết về đề tài tình yêu đều là những chàng trai, cô gái; họ hồn nhiên trong sáng, họ đã có một mối tình đẹp, thuỷ chung và son sắc. Nhưng tình yêu của họ lại bị ngăn cản bởi những tục lệ khắc nghiệt, những giáo lý ngặt nghèo. Mặc dù vậy họ vẫn quyết tâm vượt qua tất cả, sẵn sàng từ bỏ người thân, gia đình, mường bản để đi theo tiếng gọi của tình yêu; họ sẵn sàng chấp nhận cái chết để được ở bên nhau mãi mãi. Khắc họa hình ảnh lý tưởng về những con người trong cuộc sống lứa đôi, các tác giả dân gian muốn lên tiếng tố cáo và phê phán sự bất công tàn nhẫn của chế độ xã hội lúc bấy giờ, thắp sáng lên khát vọng ước mơ về một tình yêu hạnh phúc trọn vẹn của con người.

Bên cạnh những điểm tương đồng, truyện thơ Mường Thanh Hoá viết về đề tài cuộc sống lứa đôi còn thể hiện sự độc đáo riêng biệt. Nếu như đa số các truyện thơ Tày, Nùng, Thái, Hmông…đa số đều kết thúc các câu chuyện tình yêu là kết thúc có hậu thì ở truyện thơ Mường Thanh Hoá là kết thúc bi

kịch. Các chàng trai, cô gái Mường để đến được với nhau thì một hoặc cả hai phải chết.

Trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái, nhân vật “anh” và nhân vật “chị” yêu nhau thắm thiết. Vì nghèo anh bị cha mẹ chị từ chối. Anh quyết chí đi buôn xa để có tiền về cưới chị. Ở nhà, cha mẹ chị ép gả chị cho người khác. Rồi phải trải qua bao nhiêu sóng gió, cuối cùng bằng lòng quyết tâm và tình yêu tha thiết họ đã gặp lại nhau, lấy nhau và cùng hưởng một cuộc sống hạnh phúc.

Cũng có kết cục có hậu như truyện thơ Tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái, truyện Nàng Dợ - Chà Tăng của dân tộc Hmông phản ánh mối tình giữa Nàng Dợ và Chà Tăng. Mối tình của họ “như làn cỏ xanh non”. Nhưng “vì mẹ Nàng Dợ bụng hám tiền bạc” mà “chẳng kể nghĩa tình, chia cắt duyên con”. Nàng Dợ bị bố mẹ ép gả cho người khác, mẹ chồng độc ác hành hạ và sống cay nghiệt với nàng. Chà Tăng sau những ngày đi buôn xa trở về gặp lại Nàng Dợ, hai người rời bỏ quê hương, cùng nhau xây dựng cuộc sống ở nơi đất mới:

Ở giữa nơi núi cao rừng rộng

Hai người làm được vịt, gà, trâu, lợn, ngựa Đánh cương ngựa mắc mõm ngựa

Đánh yên ngựa, đặt lưng ngựa

Đánh móng ngựa, móng bạc, móng vàng

Vợ chồng cưỡi ngựa, theo mọi người khắp nơi chơi dạo Ở đấy vợ chồng làm ăn vừa lòng hợp ý

Cùng sinh con sinh cháu, sống vui hoà như một làng quan. [Tuyển tập VH các dân tộc ít người ở Việt Nam, 1992, Quyển thứ 2, Tr 665]

Khác với cách kết thúc có hậu như các câu chuyện trên, các mối tình trong truyện thơ Mường Thanh Hoá đều kết thúc rất bi đát. Ở cuộc đời trần thế không có nơi tồn tại cho tình yêu của họ, họ tìm đến bên nhau, sum họp

cùng nhau ở thế giới bên kia. Muốn được ở bên nhau chỉ còn cách duy nhất là tìm đến cái chết. Hai cây đa mọc gần nhau, đan cành lá vào nhau ở đất Mường Đủ là hồn Nàng Nga và đạo Hai Mối, hoa Bông Trăng dịu ngọt cùng cây tương tư xanh tốt trên đỉnh núi Làn Ai là hoá thân của Nàng Ờm và Chàng Bồng Hương, đàn bướm lạc tháng ba nhắc mọi người nhớ đến mối tình của nàng Út Lót và Hồ Liêu.

Cũng cần phải nói thêm, có người coi việc nhân vật chết đi để đoàn tụ ở thế giới bên kia cũng là kết thúc có hậu. Theo tác giả Lê Trường Phát trong luận án phó tiến sĩ “Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số” thì cần hiểu vấn đề này có ý nghĩa hai mặt:

Thứ nhất, trong tư duy còn nặng tàn dư những quan niệm cổ sơ thời nguyên thuỷ của người ở các dân tộc ít người thì “thế giới bên kia”– mường ma, mường trời quả có màu sắc hiện thực hơn trong tư duy của người Việt miền xuôi.

Xét ở góc độ này, cách kết thúc của truyện thơ đúng là “có hậu”– nhưng chỉ phần nào thôi. Bởi lẽ dẫu sao sống vẫn cứ hơn chết. Trong truyện thơ Nàng Ờm - Chàng Bồng Hương mặc dù đôi trai gái ăn lá ngón rồi chết, qua lời tự kể lại của họ, ta biết rằng họ vẫn sống và đoàn tụ ở thế giới bên kia. Nhưng cũng qua lời kể của họ, ta cũng thấy họ vẫn luyến tiếc cuộc sống nơi trần thế và buồn tủi cho cuộc sống bên ma (dù vẫn có cái vui đoàn tụ).

_“ Em và chàng Bồng Hương không có tội Mà phải về bên ma

Cửa nhà em xấu lắm Các cố, các mẹ ơi! Trên núi đá Làn Ai Cửa không nên cửa Nhà không nên nhà Dưới sân như ao như hồ

Thứ hai, rút cục cách chết đi để đoàn tụ ở thế giới bên kia thực chất đối với ngay những người còn sống cùng thời với nhân vật trong tác phẩm cũng chỉ có ý nghĩa của một sự vớt vát bằng hình thức nghệ thuật. Nó không hiện hữu ngoài đời thực, có chăng chỉ hiện hữu trong thế giới nghệ thuật, có ý nghĩa của một ước mơ và ý nghĩa của một lời lên án thực tại mà thôi.

Một điểm khác biệt nữa của truyện thơ Mường Thanh Hoá so với truyện thơ các dân tộc thiểu số khác cùng viết về đề tài tình yêu, đó là: các chàng trai, cô gái Mường tỏ thái độ chủ động quyết liệt hơn, hành động của họ thể hiện được sự phản kháng dữ dội đối với tục lệ và uy quyền phong kiến; trong khi đó các chàng trai, cô gái trong các truyện thơ Tày - Nùng tuy vẫn yêu thương nhau tha thiết nhưng lại tỏ ra khép nép phục tùng uy quyền của bố mẹ. Tiêu biểu như hình ảnh cô gái Tày trong truyện thơ Nam Kim - Thị Đan.

Nói sao, chín tháng mang nặng đẻ đau quyền mẹ gả bán Công nuôi từ sữa mớm nay đã lớn khôn

Em hay nghe mẹ về nhà chồng Chớ nên đi đây đó chơi rông Nghe mẹ về nhà chồng, em nhé.

[Truyện thơ Tày Nùng, Tập1, Tr 30] Hoặc họ e ấp, lo sợ dư luận của xã hội:

Hôm nay được ở chung nhà Không được nói một lời bày tỏ Họ gặp nhau ở chỗ đông người Không thể nói một lời nào được.

[Truyện thơ Tày Nùng, Tập1, Tr 42]

Trong truyện thơ thỉnh thoảng đây đó ta cũng bắt gặp được một đôi cảnh tươi vui của đôi bạn tình gặp nhau. Tuy vậy, những cảnh tươi vui chỉ là hiếm hoi, có thể nói như là những tia nắng vàng lẻ loi trong bầu trời sương gió lạnh lẽo u buồn của những tâm trạng đau buồn triền miên. Chúng ta thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cảm với bi kịch nặng nề của những con người yêu thương nhau tha thiết, một mực chung thuỷ thề thốt với nhau nhưng đành phải nuốt lệ khóc than. Họ vừa bị đạo đức phong kiến của gia đình toả chiết khá chặt chẽ, lại vừa bị tư tưởng “số mệnh” theo quan điểm duy tâm thuần bí giam hãm khá nặng nề “chàng đành về nhà trách số than thân”, hoặc “nàng oan thân trách phận: Hỡi trời!...”. Họ hầu như không còn được tính cách hồn nhiên tươi mát của các chàng trai và cô gái trong truyện thơ Mường. Những con người này tuy bị gò bó khắt khe trong khuôn khổ tục lệ và đạo đức phong kiến nhưng họ còn mang trong mình truyền thống dân chủ thoải mái của cộng đồng xã hội khá mạnh; nên họ quyết vùng vẫy, phá lại thế lực xã hội cản trở tình duyên và hạnh phúc chính đáng của họ. Hiển nhiên là những thái độ khác nhau, những tính cách khác nhau trong cách giải quyết những mâu thuẫn, bế tắc trong tình yêu đó không nhiều thì ít cũng thể hiện những sắc thái tâm lý dân tộc khác nhau, cũng như những chuyển biến khác nhau diễn ra trong lòng xã hội các dân tộc anh em.

Xét trong mối tương quan với truyện thơ của người Thái ở Thanh Hoá, ta thấy nội dung truyện thơ của người Mường ở Thanh Hoá cũng có những điểm khác biệt rõ nét.

Người Thái ở Thanh Hoá có hai tác phẩm truyện thơ tiêu biểu, đó là truyện Khăm Panh và truyện Ú Thêm. Hai truyện thơ này vừa đề cập đến đề tài chiến đấu vừa đề cập đến đề tài tình yêu, đặc biệt ở các truyện thơ này nhân vật chủ yếu được tái hiện trong chiến đấu còn trong tình yêu thì được tái hiện một cách mờ nhạt hơn. Nhân vật chính trong truyện Ú Thêm là Ú Thêm (sau được đổi tên thành Xi Thuần). Tác phẩm là cuộc chiến đấu giữa Xi Thuần và Quỉ hết lần này đến lần khác, rồi đó còn là cuộc chiến đấu giữa U Thềm (Xi Thuần) với giặc Phăng Đô, giữa U Thềm với Vua Trời trong hành trình U Thềm đi tìm lại nàng Pho No Hoa. Truyện Ú Thêm kết thúc bằng sự kiện Xi Thuần với nàng Pho No Hoa phải ở lại Mường Trời, còn hai con là Ú Liêng và Ú Lương thì về trần gian (đất Chăm Pa) để cai trị đất nước. Tình yêu

giữa nàng Pho No Hoa và Xi Thuần được tái hiện một cách mờ nhạt, tác phẩm chủ yếu ca ngợi hình ảnh Xi Thuần (Ú Thêm) trong chiến đấu chống lại kẻ thù. Giống như truyện Ú Thêm, truyện Khăm Panh cũng chủ yếu tái hiện hình ảnh con người trong chiến đấu. Tính chiến đấu trong các truyện thơ Thái khiến cho các tác phẩm này mang tính chất sử thi hơn.

Nếu như truyện thơ Thái ở Thanh Hoá chủ yếu ca ngợi con người trong chiến đấu thì truyện thơ Mường chủ yếu ca ngợi con người trong cuộc sống lứa đôi. Sự khác biệt này ta còn bắt gặp ở truyện thơ Mường Tây Bắc (chủ yếu là ở tỉnh Hoà Bình) với tác phẩm tiêu biểu là Vườn hoa núi cối.

Như vậy nội dung của truyện thơ Mường Thanh Hoá có sự khác biệt cơ bản so với truyện thơ Mường ở Tây Bắc cũng như truyện thơ của người Thái ở Thanh Hoá.

Đối với truyện thơ viết về đề tài thân phận mồ côi, cùng với truyện

Nàng con côi của người Mường là truyện Tiếng hát mồ côi của dân tộc Hmông, truyện Nhân Lăng của người Tày… Tuy nhiên, nếu như ở Tiếng hát mồ côi, truyện Nhân Lăng tập trung khắc hoạ những gian truân vất vả, những khổ cực đắng cay của những thân phận mồ côi không cha không mẹ thì ở truyện Nàng con côi lại phản ánh mối xung đột gay gắt giữa gì ghẻ và con chồng, làm nổi bật triết lý nhân quả - báo ứng. Truyện Nàng con côi của người Mường có cốt truyện gần giống với truyện Tấm cám, giữa hai truyện này thái độ ứng xử quyết liệt của nhân vật chính về cơ bản giống nhau. Lối ứng xử ấy thể hiện sự mộc mạc chất phác, đơn giản của người Việt Nam nói chung và của người Mường Thanh Hoá nói riêng trong thời kỳ cộng đồng sơ khai.

Từ sự so sánh trên chúng ta có thể thấy những nét tương đồng và khác biệt của truyện thơ Mường Thanh Hoá với một số dân tộc thiểu số khác. Điều này thể hiện sự độc đáo của truyện thơ Mường Thanh Hoá. Đây là kết quả của sự giao lưu, lĩnh hội những tinh hoa văn hoá của người Mường với các dân tộc khác, bên cạnh đó họ vẫn giữ được những bản sắc riêng của dân tộc mình.

Tiểu kết

Người Mường Thanh Hoá là một dân tộc có chiều dài lịch sử, đã xây dựng cho mình một nền văn hoá riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong kho tàng văn hoá đa dạng và phong phú của mình, người Mường đã lưu giữ được những trang truyện thơ có giá trị độc đáo. Những trang truyện thơ ấy chứa đựng cả thế giới tâm hồn của người Mường cũng như nhân sinh quan, thế giới quan của người Mường về tự nhiên, xã hội lúc bấy giờ.

Truyện thơ Mường Thanh Hoá xoay quanh việc phản ánh hai chủ đề chủ yếu, đó là đề tài về tình yêu đôi lứa và đề tài về số phận nàng Con Côi trong chế độ cũ. Qua các truyện thơ chúng ta thấy hiện lên một bức tranh hiện thực của xã hội Mường trước cách mạng. Xã hội ấy là xã hội có nhiều mâu thuẫn sâu sắc, với nhiều phong tục tập quán mang bản sắc riêng. Đặc biệt hiện lên ở đó là hình ảnh con người Mường vừa đẹp, vừa hồn nhiên, trong sáng, lãng mạn lại vừa rạo rực khát vọng yêu đương. Có thể nói truyện thơ Mường Thanh Hoá không những mang giá trị hiện thực mà còn là một bài ca về chủ nghĩa nhân đạo. Chính vì lẽ đó mà truyện thơ Mường Thanh Hoá có sức sống mãnh liệt, bền bỉ cùng với thời gian và năm tháng.

CHƢƠNG 3

TRUYỆN THƠ MƢỜNG THANH HOÁ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGHỆ THUẬT

Truyện thơ Mường Thanh Hoá không chỉ có sức hấp dẫn ở nội dung mà còn mang giá trị nghệ thuật sâu sắc. Truyện thơ là nơi kết tinh, chắt lọc những tinh hoa nghệ thuật của khá nhiều loại hình khác. Vừa là lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động Mường vừa ẩn chứa những tinh hoa nghệ thuật dân tộc, giá trị nghệ thuật của truyện thơ Mường là khá đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt là kết cấu, ngôn ngữ, nhân vật đến các phương tiện biểu hiện mang đậm màu sắc của người Thanh Hoá. Tất cả tạo ra một diện mạo riêng với phong cách riêng và dấu ấn riêng độc đáo. Dưới đây người viết xin được trình bày một vài phương diện nghệ thuật trên của truyện thơ Mường Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hóa (Trang 63 - 71)