0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Con ngƣời trong xã hội Mƣờng

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN THƠ MƯỜNG THANH HÓA (Trang 48 -48 )

1. Lý do chọn đề tài

2.2. Con ngƣời trong xã hội Mƣờng

2.2.1. Tình yêu đôi lứa

Truyện thơ Mường Thanh Hoá với ba tác phẩm tiêu biểu: Út Lót - Hồ Liêu,Nàng Nga - Hai Mối, Nàng Ờm - Chàng Bồng Hương có thể xem là bản tình ca ca ngợi những mối tình đẹp trên dương thế. Mỗi tác phẩm là một cuộc đấu tranh cho tình yêu hạnh phúc, là khát vọng vươn tới một tình yêu trọn vẹn.

2.2.1.1. Truyện thơ Mƣờng phản ánh những mối tình không thành đạt đạt

Đề tài khá phổ biến của truyện thơ Mường là câu chuyện về tình yêu nam nữ dưới chế độ cũ. Nhân vật trung tâm của các câu chuyện đó là các chàng trai, cô gái; họ gặp nhau, yêu nhau nhưng không đến được với nhau; tình yêu của họ gặp phải sự phản đối của gia đình, xã hội. Đều phản ánh những mối tình không thành đạt nhưng mỗi truyện thơ lại khai thác đề tài đó ở những khía cạnh khác nhau. Điều đó bắt nguồn từ tâm lý và cảm hứng sáng tạo của mỗi nghệ nhân dân gian.

Nàng Út Lót là người con gái vừa đẹp vừa thông minh, là con gái thứ ba của đạo Tu Liêng và bà Cun Táo. Trên đường đi hầu vua Kẻ Chợ, Út Lót đã gặp chàng Hồ Liêu, sự gặp gỡ ngẫu nhiên tình cờ ấy cũng chính là sự gặp gỡ của số phận, hai người làm bạn với nhau.

Trong những ngày ở đất kinh kỳ, Út Lót bằng sự thông minh khéo léo của mình đã làm cho Hồ Liêu và vua Kẻ Chợ không phát hiện ra nàng là gái giả trai, nàng đã thầm yêu trộm nhớ chàng Hồ Liêu, nàng viết thư về dặn cha mẹ:

Việc gây dựng cửa nhà cho con xin đừng có vội Năm lui tháng tới

Rồi cha cũng đáng công đợi được người rể hiền Mẹ đáng lời khen được người rể quý

Con đã sắp trong ý Con đã nghĩ trong lòng Ngày chầu vua xong

Con chọn chàng Hồ Liêu về thưa cùng bố mẹ. [Tập2, Tr 39]

Tình yêu đã thai nghén trong lòng Út Lót trong những ngày cùng sống bên Hồ Liêu. Điều đó Hồ Liêu không hề hay biết. Để đến khi hết hạn chầu vua, trên đường trở về quê, Út Lót mới cởi bỏ lốt cải trang trở lại thành một cô gái dịu dàng xinh đẹp. Đạo Hồ Liêu vì quá bất ngờ nên “rơi xuống hồ hồi lâu chết ngất”, giọt nước mắt của nàng rơi xuống đã làm cho Hồ Liêu tỉnh dậy. Hai người thề nguyền vàng đá với nhau:

Anh ơi quả cau này Rìu sắt bổ không chuyển Dao bạc tiện không ra Răng đen ta cắn làm ba

Chia về hai ta mỗi người một miếng Còn một miếng

Đặt lên đá ta nguyện một lời Trở về đường xa xôi

Nếu em quên lời

Vội đi làm nhà làm cửa Ma nhà đánh trắc đánh trở

Đánh bổ võng giá kiệu đòn rồng mà không kịp xuống [Tập2, Tr 48] Ở đây, chúng ta bắt gặp hình ảnh quả cau quen thuộc trong các câu chuyện cổ. Nàng Út Lót đã lấy quả cau để biểu tượng cho tình yêu của hai người. Từ đây họ đã nguyện ở cùng nhau mãi mãi.

Nếu như câu chuyện chỉ dừng lại ở đó thôi thì không có gì để nói. Tình yêu đẹp đẽ trong sáng của Út Lót và Hồ Liêu lại bị ngăn trở bởi luật lệ bất công của xã hội. Hồ Liêu bị cha mẹ ép cưới vợ, phải cưới một người không hề yêu, Hồ Liêu đã ra sức phản kháng đến cùng, chàng khuyên người vợ đáng thương đó nên trở về nhà cha mẹ để lấy người thực sự yêu mình thì mới có hạnh phúc. Lòng chàng đã sắt son thề nguyện cùng Út Lót, dù người vợ có công đợi thì “cũng chẳng nên đường trai, đường gái; cũng chẳng nên đường ngãi, đường tình”.

Xa cách nàng Út Lót, lại phải chịu sức ép nặng nề từ phía gia đình, Hồ Liêu buồn mà sinh ra ốm “ốm vật, ốm vã, ốm rã, ốm rời” mà “trông tình tình vắng, trông bạn bạn xa”. Hồ Liêu đã nhờ chim chèo pheo giúp chàng mời hộ nàng Út Lót đến cho Hồ Liêu được gặp. Nhưng Út Lót nghĩ đến hoàn cảnh hiện tại của chàng mà không dám đến gặp chàng, dẫu “càng khốn trong lòng, đi chẳng xong, ởchẳng đáng” bởi một lẽ:

Đi, sợ thang ván nhà người đã có nàng đứng giữ

Sợ buồng ở nhà chàng đã có kẻ đứng ngăn. [Tập2, Tr 58] Út Lót đã nhờ chim chèo pheo gửi cho Hồ Liêu dải yếm, dải áo và tràng cườm thơm của nàng. Những vật ấy đã giúp chàng Hồ Liêu tỉnh lại, nhưng từ đó:

Vắng bạn tình, thấy cửa tình đỡ sầu một lẽ Vắng bạn nghĩa, thấy dấu bạn đỡ tẻ một đường Uống nước kêu vía bạn cho nó đỡ thương

Ăn cơm gọi hồn nàng cho nó đỡ nhớ. [Tập2, Tr 59]

Và khi vợ Hồ Liêu lấy những vật kỷ niệm của nàng Út Lót đem đốt hết thì Hồ Liêu lại rơi vào hoàn cảnh đáng thương hơn, chàng “sầu thương tình ốm thảm ốm thiết, sầu nhớ bạn ốm miệt, ốm mà”. Thế mới thấy được tình yêu tha thiết mà Hồ Liêu giành cho nàng Út Lót, gia đình càng phản đối và ngăn cấm bao nhiêu thì tình yêu ấy lại càng bùng lên dữ dội bấy nhiêu. Nhưng cuối cùng chàng cũng tìm đến cái chết bởi hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ không cho họ ở bên nhau. Những thế lực, những rào cản của xã hội đã toả chiết, bủa vây tình yêu của họ.

Trước cái chết của Hồ Liêu, nàng Út Lót đau khổ, dẫu cho bố mẹ khuyên bảo nàng đi lấy chồng, nàng vẫn từ chối để đến lúc nàng quyết định lấy đạo Cun Cun – một người “xấu người muộn vợ”. Thật bất ngờ, trong ngày cưới nàng đã thản nhiên bỏ đám cưới linh đình của đạo Cun Cun và họ hàng chú bác, quyết đi xuống mồ để sống cho vẹn nghĩa trọn tình với người yêu:

Nàng bước đến bên mồ dậm gót Kêu rằng:

“Đạp đất, đất rã! Đạp đá, đá rời! Đạo Hồ Liêu anh ơi,

Chống nắp săng đồng cho em vào với” [Tập2, Tr 69] Câu chuyện tình yêu của nàng Út Lót và chàng Hồ Liêu đã kết thúc bằng bi kịch. Mối tình ấy không thành trên dương thế, họ đành tìm cái chết để được ở bên nhau trọn kiếp.

Nàng Nga là người con gái lớn của một ông cun lang giàu có và quyền thế ở vùng Mường Đủ - Ó. Nàng có vẻ đẹp lý tưởng:

Tóc xanh vận bốn vận ba vòng Đôi mày xanh cong

Như trăng đầu tháng

Mặt rạng như chiếc gương đồng. [Tập2, Tr 113] Người con gái ấy đầy sức xuân, chủ động xin cha mẹ mang cành bông hoa ra chợ để tìm bạn tình. Ở đây, nàng đã gặp đạo Hai Mối. Đó là một lang đạo trẻ và quyền thế, có vẻ đẹp hào hoa. Sau những phút giấy thử lòng, dò ý, Nàng Nga đã chấp nhận cho đạo Hai Mối về ra mắt bố mẹ mình. Để rồi đến lúc chia tay, hai người hẹn ước với nhau ở sông Ngang, bến Đuộng.

Nàng Nga trao cho Hai Mối

Liền cặp áo mới, dóng nậu khuy vàng Liền cặp áo vàng dóng nậu khuy bạc Hai Mối trao cho nàng Nga

Chín nén bạc hẹn có sông Ngang Chín nén vàng hẹn có bến Đuộng Lại trao cho cái gương cái lược Để nàng soi hòm chải sớm. Hẹn ngày nên cửa nên nhà

Đôi bên mẹ cha đẹp đàng đi xá lại. [Tập2, Tr 113] Hai Mối trở về quê lo vỡ ruộng khai hoang làm cho nương giàu có, để rồi đi hỏi Nàng Nga. Nhưng rồi tin sét đánh đã đến: Nàng Nga đã bị ép đi lấy chồng. Sau khi biết tin đó, Hai Mối đã quyết đi tìm người yêu, chàng ra đi hai lần: Lần thứ nhất là để giành lại người yêu khi nàng trên đường về nhà chồng, nhưng việc làm này quá chậm, Nàng Nga đã đi lấy chồng ở nơi xa xôi quạnh vắng lâu rồi nên chàng đành trở về; lần thứ hai Hai Mối quyết ra đi dẫu hy vọng giành lại người yêu chỉ là mong manh, chàng ra đi để tìm câu giải đáp, không biết Nàng Nga còn nhớ đến lời thề nguyền ngày xưa không? Cuộc

hành trình đi tìm người yêu của Hai Mối còn là cuộc hành trình đi tìm sự thật, một lẽ phải, một niềm tin ở trên đời.

Là người thuỷ chung son sắt nhưng Hai Mối còn là một lang đạo trẻ, sống có trách nhiệm với dân mường, cha mẹ. Trước lúc ra đi trong con người chàng đã diễn ra cuộc đấu tranh dằn vặt giữa nghĩa vụ, đạo đức với tiếng gọi của tình yêu, và tình yêu đã vượt lên tất cả. Hai Mối sẵn sàng từ bỏ địa vị lang đạo, sự giàu có, quyền lực và cả những cuộc hôn nhân khác. Đạo Hai Mối giao cho em trai tất cả binh mường, ruộng nương, vườn rau, ao cá và những vật tượng trưng cho quyền lực của lang đạo, đó là chiếc “niếng ba hông, cồng ba ụ”. Ở chàng chỉ có một điều hướng tới duy nhất đó là Nàng Nga. Dưới con mắt và trong trái tim chàng, Nàng Nga là một cái gì trọn vẹn, đẹp dịu hiền, nết na “Khôn nết tốt lòng. Đẹp mọi lời ăn lẽ ở”. Vì tình yêu, vì một người con gái như thế nên Hai Mối đã bước chân ra đi, dấn thân vào con đường đầy gian nan, khổ ải. Khi gặp được người yêu ở đất nhà chồng, Hai Mối có ý định giết ông vua Ao Ước nhưng đó chỉ là ý nghĩ thôi. Nhân vật “Anh” trong Tiễn dặn người yêu của dân tộ Thái khi mất người yêu cũng:

Không lấy được người yêu sẽ làm giặc giữa phủ Không lấy được người tình sẽ làm loạn giữa mường. [Tuyển tập VH các dân tộc ít người ở Việt Nam, 1992, Quyển thứ 2, Tr 426]

Trước sự gặp lại đầy bất ngờ ấy, Nàng Nga không khỏi ngạc nhiên; bằng sự khéo léo thông minh của mình, Nàng Nga đã thuyết phục Hai Mối trở lại bình tĩnh, nàng dặn và hẹn với người tình:

“- Ở đây quê lạ Thiên hạ đất người Trở về đường xa xôi

Nơi quê cha ta gặp lại nhau anh hỡi!”. [Tập2, Tr 156] Nàng tìm cách để được trở lại quê, tìm gặp Hai Mối để thực hiện lời hẹn ước ngày xưa, nhưng về đến quê nhà thì Hai Mối đã chết ở “rừng dâu gốc, ở rộc dâunon”, lòng nàng đau xót:

Sau đau hại đường ni hỡi đất Sao đau xót đường ni hỡi trời

Duyên người ta đẹp chín lành mười

Duyên em với anh chín trắc mười trở. [Tập2, Tr 160] Nàng làm ma cho đạo Hai Mối ngay ở gia đình bố mẹ đẻ của mình. Đây là việc làm trái với phong tục của con người từ trước tới nay. Tình yêu đã vượt lên trên tất cả, chỉ vì nàng mà Hai Mối đã chết. Nàng làm ma thật chu đáo cho Hai Mối như để bù đắp những thiệt thòi mà Hai Mối phải chịu đựng khi yêu nàng. Việc nàng làm ma cho Hai Mối và khóc người tình cũ thảm thiết cũng đến tai nhà vua Ao Ước. Ông đã cầm roi con cún ra đánh nàng, nàng ngã cầu thang mà chết.

Quan tài Nàng Nga được thả theo dòng sông về với đạo Hai Mối, thực hiện lời hứa khi hai người còn sống, để rồi từ đây:

Đôi nấm mộ song song

Mãi mãi Nàng Nga ở cùng chàng đạo Hai Mối. [Tập2,Tr 172] Cái chết đầy bi kịch của Nàng Nga và đạo Hai Mối lại mở ra một chân trời hạnh phúc cho hai người, ở thế giới bên kia họ được mãi mãi ở bên nhau. Phản ánh mối tình đẹp của Nàng Nga và Hai Mối, tác giả dân gian đã có cái nhìn hiện thực về cuộc sống xã hội Mường xưa một cách đầy sâu sắc. Chính điều đó tạo nên tính nhân văn của tác phẩm.

+ Mối tình Nàng Ờm và chàng Bồng Hương

Nàng Ờm - Chàng Bồng Hương cũng là một bản tình ca về tình yêu, hạnh phúc. Đây là một bản tình ca được xây dựng theo một tư duy gắn với phong cách của người Mường, dùng hồn người chết để kể lại câu chuyện của mình.

Nàng Ờm và chàng Bồng Hương quen nhau từ nhỏ, cùng chơi trò sàng gạo bằng đất, bằng mo nang, từng tập đan bằng tàu lá chuối, cùng chơi bản trên, cùng xuôi bản dưới. Hai người đã cảm mến nhau:

Anh đã mến, đã thương, đã yêu cùng nhớ Anh trộm phép mẹ đùm cơm vào lá Anh trộm phép mẹ đùm cá vào bao Anh vượt mấy dốc cao

Anh lội bao suối thẳm

Ăn đi cùng anh cho đỡ thương, đỡ nhớ. [Tập2, Tr 186] Đến khi Nàng Ờm “tuổi em đã lên mười chín, còn phòng cho đến đôi mươi” thì tình yêu được dịp bùng lên mạnh mẽ.

Cây cau nhà anh đã lớn Lá trầu nhà em đã xanh

Lòng muốn cùng anh nên nhà nên cửa. [Tập2, Tr 187] Hai người mong ước một cuộc sống hạnh phúc:

Ăn cơm chung một gian Uống nước chung một máng Xỉa răng chung một ống

Chết hay sống cùng trọn một đôi. [Tập2,Tr 188]

Tình yêu của Nàng Ờm và chàng Bồng Hương thật đẹp, thật trong sáng. Tình yêu ấy được thai nghén từ lúc trẻ thơ, cho đến lúc trưởng thành thì tình yêu ấy lại càng son sắt. Mong ước về một cuộc sống hạnh phúc thật đơn sơ và giản dị, họ chỉ cần được ở bên nhau, được cùng nhau ăn uống, sống và chết. Nhưng giữa họ lại bị một bức tường vô hình ngăn cách, bố mẹ Nàng Ờm không thích Bồng Hương đã tìm mọi cách để chia cắt hai người. Em gái Yêu còn trẻ dại nhiều khi mách cha mẹ để Nàng Ờm phải chịu đòn roi. Mặc dù vậy, tình yêu của Nàng Ờm và chàng Bồng Hương lại càng tha thiết. Chàng Bồng Hương lòng quyết tâm:

Đường mấy dốc anh cũng trèo

Gặp mấy sông anh cũng lội. [Tập2, Tr192]

Dù khó khăn đến bao nhiêu, chàng Bồng Hương vẫn quyết tâm vượt qua để đến bên người mình yêu. Sự quyết tâm ấy cuối cùng cũng không vượt

qua được rào cản của giáo lý phong kiến, bố mẹ Nàng Ờm lại càng cay nghiệt hơn, xỉ vả và đánh đập nàng.

Nhà năm gian bố em khoá chặt. Cửa chín vóng mẹ bắt cài then Như con nhà ngài làm kên làm quái Chín chục roi lảy trảy bố bó làm bảy Bảy mươi roi lèn en mẹ buộc nên ba Giữ em trong nhà

Bố mẹ ra tay đánh đập. [Tập2, Tr 195] Đòn roi của bố mẹ đã khiến Nàng Ờm :

Đánh em máu chảy khắp người Áo em rách tả tơi

Chân tay em rã rời

Trông không nên người, không nên con gái. [Tập2,Tr 196] Ở đây ta chứng kiến sự tàn nhẫn, độc ác của giáo lý phong kiến mà đại diện là bố mẹ Nàng Ờm. Họ đã không cho nàng một con đường sống khi nàng vẫn quyết tâm yêu chàng Bồng Hương. Nàng “van bố, bố không thương; em vái mẹ, mẹ không buông”. Phải chịu những trận đòn thật nghiệt ngã, để rồi cuối cùng nàng quăng mình xuống “sâm” như tìm cho mình một lối thoát. Chàng Bồng Hương đã chứng kiến tất cả, lòng đầy thương xót, chàng đã đỡ lấy Nàng Ờm chạy vào rừng sâu. Chính trong giấy phút này, tình yêu của họ lại càng sâu nặng. Chàng Bồng Hương nói với Nàng Ờm:

Anh biết vì sao mà em phải khổ Vì anh đi trâu cùng em bên ngõ Vì anh đi bò cùng em trên nương Cho bố mẹ chẳng thương

Nên em phải chịu đường roi vọt, roi thon

Em phải chịu điều giận tiếng hờn của cha mẹ. [Tập2, Tr 197] Nàng Ờm nói:

Em muốn cùng anh nên cửa Nhưng bố không cho nên cửa Em muốn cùng anh nên nhà Nhưng mẹ chẳng cho nên nhà Ta cùng về bên ma cho khỏi bận Ta đi ăn lá ngón cho nó hại thân Ta đi thắt cổ cho nó hại người

Cửa nhà không nên là vì bố mẹ. [Tập2, Tr 199]

Cuộc đối thoại giữa hai người là một cuộc đối thoại đẫm nước mắt, tiếng lòng của hai con người cất lên trong đau khổ. Thế giới này không có chỗ cho hạnh phúc của hai người, chỉ còn cách là chết thì hai người mới được ở bên nhau.

Nàng Ờm, chàng Bồng Hương đã tìm đến lá ngón để kết liễu cuộc đời của mình với hy vọng ở thế giới bên kia họ sẽ có cuộc sống lứa đôi mà họ từng mơ ước. Họ đã chết nhưng tình yêu của học còn sống mãi. Nỗi đau của họ trần trụi bao nhiêu thì sự gắn bó của mối tình ấy lại càng quyết liệt bấy nhiêu. Cái chết của họ đã thức tỉnh bố mẹ nàng, họ muốn chuộc lỗi, gọi hồn

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN THƠ MƯỜNG THANH HÓA (Trang 48 -48 )

×