Một vài nét so sánh nghệ thuật của truyện thơ Mƣờng Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hóa (Trang 102 - 117)

1. Lý do chọn đề tài

3.4.Một vài nét so sánh nghệ thuật của truyện thơ Mƣờng Thanh Hoá

Truyện thơ Mường Thanh Hoá đặt trong mối tương quan với truyện thơ các dân tộc thiểu số khác không chỉ có những nét độc đáo về mặt nội dung mà còn có những nét riêng, đặc sắc về mặt nghệ thuật. Chúng ta sẽ xem xét điều đó trên 3 phương diện: kết cấu, nhân vật và ngôn ngữ.

Về kết cấu cốt truyện, nếu như ở các truyện thơ Tày – Nùng mô hình kết thúc câu chuyện là mô hình kết thúc có hậu thì ở truyện thơ Mường Thanh Hoá, mô hình kết thúc bi kịch mới là phổ biến và tiêu biểu. Ở mô hình kết cấu có hậu thường thể hiện bằng ba giai đoạn: Gặp gỡ – Tai biến - Đoàn tụ, thì mô hình kiểu kết cấu cốt truyện với kết thúc bi kịch được thể hiện bằng công thức sau: Gặp gỡ và yêu nhau – Bị ngăn trở, rẽ duyên – Một hoặc cả hai đều chết. Truyện thơ Mường Thanh Hoá đa số được xây dựng theo kết cấu cốt truyện trên.

Với việc sử dụng kết cấu cốt truyện ấy, chứng tỏ truyện thơ Mường Thanh Hoá đã có bước phát triển hơn hẳn so với truyện cổ tích về tư duy nghệ thuật. Đứng ở góc độ xã hội – lịch sử mà nhìn nhận thì truyện thơ Mường Thanh Hoá có ý nghĩa tố cáo hiện thực sâu sắc, còn đứng ở góc độ mĩ học thì đó là một kiểu kết thúc mang ý nghĩa mĩ học sâu sắc vì nó đã tạo nên sự tẩy rửa, thanh lọc tâm hồn người đọc người nghe. Kiểu kết cấu cốt truyện với kết thúc có hậu mang đậm lý tưởng lãng mạn thì đến với truyện thơ Mường Thanh Hoá, một kết thúc bi kịch khiến con người nhìn nhận rõ bản chất của thực tại hơn.

Về nhân vật, hệ thống nhân vật được xây dựng trong truyện thơ về cơ bản có những nét tương đồng với truyện thơ các dân tộc thiểu số khác. Tuy nhiên ở truyện thơ Mường Thanh Hoá nhân vật đã mang dấu ấn địa phương rõ nét. Nhân vật được xây dựng trong một không gian xác định gắn liền với những địa danh của người Mường ở Thanh Hoá.

Chẳng hạn trong truyện Nàng Nga – Hai Mối, Nàng Nga được giới thiệu là con gái một lang đạo giàu có ở vùng đất La sơn Mường Đủ Ó (nay thuộc huyện Thạch Thành – Thanh Hoá). Còn với Nàng Ờm trong truyện

Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương thì lại được xây dựng trong một không gian “Quê nhà em ở đất Cành Nàng; Làng Cai Gia, con mường Kỳ Ôống”.

Như vậy, mỗi nhân vật trong truyện thơ Mường Thanh Hoá đều gắn với một địa danh cụ thể. Chính điều đó đã làm cho nhân vật trong truyện gắn liền với hiện thực lịch sử thời xa xưa của người Mường hơn.

Không những thế, nhân vật trong truyện thơ Mường Thanh Hoá còn một điểm độc đáo hơn so với truyện các dân tộc khác, đó là: Nhân vật trong truyện thơ Mường Thanh Hoá với mối tình lãng mạn đẹp đẽ của mình đã để lại những dấu tích cho đến ngày hôm nay. Đó là hình ảnh hoa Bông Trăng – một loại hoa đẹp nở vào tháng ba ở miền núi cao của người Mường, tượng trưng cho tình yêu giữa Chàng Bồng Hương và nàng Ờm, hình ảnh cây tương tư trên núi Làn Ai cũng tượng trưng cho mối tình ấy. Đó còn là đền thờ Nàng Nga ở xã Thạch Bình - Thạch Thành - Thanh Hoá, tục kết chạ giữa làng Cẩm Hoàng (Cẩm Thuỷ) với Mường Đủ( Thạch Thành) nảy sinh để ghi nhớ tình yêu của Nàng Nga và Đạo Hai Mối. Đó còn là hình ảnh con cầy cun, đàn bướm lạc tháng ba là hình ảnh của các cô gái non đi đám cưới nàng Út Lót biến thành… Những dấu ấn chứng tích ấy, tồn tại cho đến ngày hôm nay chứng tỏ được sức sống mãnh liệt của truyện thơ trong lòng đồng bào Mường Thanh Hoá. Nó còn chứng tỏ một điều rằng: những nhân vật trong truyện thơ được các nghệ sĩ dân gian xây dựng khá thành công, trở thành biểu tượng cho con người, cho dân tộc Mường.

Về ngôn ngữ được sử dụng trong truyện thơ Mường Thanh Hoá cũng có những nét khác biệt so với truyện thơ các dân tộc thiểu số khác. Trước hết về việc sử dụng công thức mở đầu – kết thúc, chuyển đoạn thì ở truyện thơ các dân tộc thiểu số ngay trong những câu mở đầu hình ảnh người kể chuyện đã xuất hiện qua những lời gián tiếp:

Hiu hiu gió thoảng chốn thư phòng

Chép truyện Đường Thái Tông thuở trước. (Lưu Đài – Hán Xuân)

Hay: Chép ra truyện hoa lạ nở thơm Thuật lại truyện hoa vàng Bióoc Lả Gái mười lăm đã phải ép duyên.

(Bióoc Lả)

Ở truyện thơ Mường Thanh Hoá, lời mở đầu không phải là lời của người kể chuyện mà là những câu khuyết chủ thể. Đây là lối mở đầu bằng cách đi thẳng luôn vào câu chuyện, nhưng nét đặc sắc của nó là ở chỗ: nói khuyết chủ thể nhưng thực chất là thừa nhận dân gian chính là người sáng tạo ra câu chuyện. Nó khiến ngay lập tức, người nghe thấy mình cũng thuộc những người sáng tạo truyện. Người nghe và người kể nhập làm một, đó là một đặc điểm thẫm mĩ của văn học dân gian mà truyện thơ Mường Thanh Hoá là một điển hình.

Cách kết thúc của truyện thơ Mường Thanh Hoá cũng khác so với truyện thơ các dân tộc thiểu số khác. Nếu như ở truyện thơ Tày – Nùng phổ biến là cách kết thúc bằng bài học luân lý được rút ra:

Tích đức đời sau thường gặp đức Tích ác còn gặp bước gian nan Nghiệp ác báo lầm than đời cháu Trời đất còn tra khảo cho công.

(Trần Châu) Và đây là lời kết thúc truyện Chim Sáo:

Bút chép lưu câu chuyện làm bia Kẻ giàu chẳng thiết chi người khó Gương đời xưa còn đó soi chung.

(Chim Sáo)

Thì ở truyện thơ Mường Thanh Hoá là cách kết thúc tuân thủ theo mô hình cốt truyện “kết thúc có hậu”. Ở đây tác giả không trực tiếp rút ra bài học đạo đức, luân lý mà thông qua việc kết thúc bằng cảnh gặp nhau, sum họp của nhân vật (dẫu nơi gặp lại là thế giới bên kia), tác giả dân gian đã đánh thức

tâm hồn con người, khiến cho dư âm của câu chuyện như lắng mãi trong lòng người. Với cách kết thúc này ta thấy sự giống nhau giữa truyện thơ Mường Thanh Hóa với truyện thơ Thái (đặc biệt là ở Thanh Hoá) với hai tác phẩm tiêu biểu là Khăm PanhÚ Thêm.

Điểm độc đáo đặc sắc của truyện thơ Mường Thanh Hoá so với truyện thơ các dân tộc thiểu số khác về phương diện ngôn ngữ, đó là ngôn ngữ thơ Mường đậm đà bản sắc dân tộc. Ngôn ngữ được sử dụng trong truyện thơ là thứ ngôn ngữ giản dị, chất phát, hồn nhiên của người Mường, là lối nói vần, là việc sử dụng những từ ngữ của riêng người Mường. Tuy vậy, ngôn ngữ trong truyện thơ không kém phần trong sáng, trữ tình và mang tính nghệ thuật cao.

Điều đặc biệt hơn nữa đó việc sử dụng những tên riêng chỉ địa danh, địa điểm của những vùng Mường ở Thanh Hoá như Mường Mống, Mường Khương, Mường Kìm, Mường Kỳ Ôống….Những đất Càng Nàng, đất La sơn, núi Làn Ai, làng Cai Gia, Sông Ngang bến Đuộng….. Những địa danh, những tên đất tên mường đó được nhắc đến trong truyện thơ vang lên như những thanh âm của đất, khiến cho con người gợi nhớ về cái vùng Mường xa xưa ở xứ Thanh. Chính đặc điểm này đã tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo của truyện thơ Mường Thanh Hoá.

Tóm lại, nằm trong quỹ đạo chung của truyện thơ các dân tộc thiểu số, mặc dù có những nét tương đồng về mặt nghệ thuật song truyện thơ Mường Thanh Hoá vẫn tạo cho mình một diện mạo riêng với phong cách riêng, bản sắc riêng độc đáo.

Tiểu kết

Truyện thơ Mường Thanh Hoá có thể nói đã đạt được những thành tựu nhất định về mặt nghệ thuật. Với việc xây dựng cốt truyện dựa trên một cốt truyện dân gian có sẵn để biến đổi hoặc sử dụng một số công thức của truyện cổ dân gian, với việc xây dựng một kết cấu hợp lý,việc sử dụng một số biện pháp kết cấu khéo léo và tài tình, việc tạo nên một hệ thống nhân vật phong

phú, các nghệ sĩ dân gian đã cấu thành nên một chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn, độc đáo mà qua đó ta có thể hình dung được xã hội và con người Mường thời xa xưa.

Những giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện thơ Mường còn được thể hiện qua ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mang đậm bản sắc của đồng bào vùng cao, phản ánh một cách chân thực về cách cảm, cách nghĩ, quan niệm và niềm tin của người dân xứ Mường.

Có thể nói, từ tất cả các yếu tố trên ta có thể khẳng định truyện thơ là nơi hội tụ kết tinh những tinh hoa trong nền văn học truyền thống của người Mường. Những giá trị, nét đẹp đó sẽ được người Mường gìn giữ như một bảo vật thiêng liêng của dân tộc mình, xứ sở mình.

KẾT LUẬN

1. Qua việc thực hiện đề tài Đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hoá, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chúng tôi xin đưa ra một vài đánh giá như sau:

1. Vai trò của truyện thơ trong đời sống của người Mường Thanh Hoá Xã hội Mường Thanh Hoá thời xưa đã sáng tạo và lưu giữ một nền văn hoá độc đáo mang đậm màu sắc dân tộc. Trong đó, có những giá trị văn hoá trầm tích trong lòng đất nhưng cũng có những giá trị văn hoá trầm tích trong lòng người. Và truyện thơ là một giá trị văn hoá độc đáo, một di sản văn hoá phi vật thể quý báu có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Mường Thanh Hoá.

Truyện thơ có thể xem là linh hồn của dân tộc Mường, bởi vì ở truyện thơ chứa đựng tất cả những hình ảnh về xứ sở, xã hội và con người Mường; truyện thơ giúp cho đồng bào Mường ý thức rõ hơn về số phận, nghĩa vụ và quyền tự do của mình. Chính bởi thế, truyện thơ tồn tại bền bỉ lâu dài bên cạnh các thể loại văn học khác và được nhân dân yêu mến, trân trọng. Ngày nay, mặc dù đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân dân tộc Mường đã được nâng cao nhưng truyện thơ vẫn chứng tỏ được sức sống mạnh mẽ của nó.

2. Giá trị nội dung của truyện thơ

Truyện thơ Mường là một bức tranh chân thực về xã hội Mường thời xa xưa. Xã hội đó là xã hội có nhiều mâu thuẫn gay gắt giữa chế độ phong kiến và tình yêu, hạnh phúc của con người; giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Tuy nhiên xã hội đó lại tiềm ẩn và chứa đựng nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng, quan niệm của người Mường trước thiên nhiên và cuộc sống. Bên cạnh đó, truyện thơ Mường đã phản ánh độ sâu kín trong tâm hồn của người Mường, thể hiện một cách nhìn, một quan điểm tiến bộ, một thái độ hết sức nghiêm túc của người Mường về tình yêu và hôn nhân gia đình. Truyện thơ là tiếng nói ngọt ngào và sâu lắng cất lên từ trái tim của những con người giàu lòng nhân ái và khát vọng tình yêu, luôn coi trọng tình nghĩa hơn mọi thứ của

cải vật chất, thuỷ chung son sắc trong mối quan hệ tình cảm gia đình và xã hội. Với tất cả điều đó truyện thơ thực sự là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.

3. Giá trị nghệ thuật của truyện thơ

Truyện thơ là nơi kết tinh và chắt lọc những tinh hoa nghệ thuật của nhiều thể loại nghệ thuật. Vừa thể hiện lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động Mường, vừa ẩn chứa những tinh hoa nghệ thuật dân tộc giá trị nghệ thuật của truyện thơ Mường là khá đặc sắc và độc đáo. Từ việc sử dụng kết cấu hợp lý, xây dựng cốt truyện chặt chẽ, đến việc xây dựng hệ thống nhân vật phong phú, việc sử dụng ngôn ngữ đậm đà bản sắc dân tộc Mường….đã tạo ra một diện mạo riêng cho truyện thơ Mường Thanh Hoá.

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định từ giá trị nội dung đến giá trị nghệ thuật chứng tỏ truyện thơ Mường Thanh Hoá là linh hồn, cái cốt lõi của nền văn học dân gian Mường. Nó chứa đựng bản sắc dân tộc Mường, là bài ca về tình yêu hạnh phúc lứa đôi với khát vọng vươn tới cái chân thiện mĩ, là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc Mường không bao giờ vơi cạn.

4. Nét độc đáo truyện thơ Mường Thanh Hoá so với truyện thơ các dân tộc thiểu số khác

Nằm trong bối cảnh truyện thơ các dân tộc thiểu số, truyện thơ Mường Thanh Hoá đã tạo cho mình một diện mạo riêng. Truyện thơ Mường cũng giống như truyện thơ Tày, Nùng, Thái, Hmông….đều là những bài ca về tình yêu hạnh phúc của con người, nhưng điểm độc đáo của truyện thơ Mường Thanh Hoá là cách kết thúc câu truyện không phải là cách kết thúc có hậu mà là cách kết thúc bi kịch. Những chàng trai và cô gái Mường đầy hồn nhiên, trong sáng với mối tình lãng mạn, đắm say đã phải tìm đến cái chết bởi những thế lực, rào cản của xã hội đã toả chiết, bủa vây tình yêu của họ, không cho họ được hạnh phúc bên nhau.Với cách kết thúc ấy sức tố cáo và phê phán của truyện thơ Mường Thanh Hoá càng tăng lên rất nhiều, truyện thơ Mường trở

thành tiếng thét rùng rợn đánh thẳng vào bộ mặt của chế độ xã hội đương thời.

Không những thế, truyện thơ Mường được phôi thai, nhào nặn từ chính ngôn ngữ và lời ăn tiếng nói của người Mường, cho nên truyện thơ Mường đậm đà bản sắc của người Mường. Đó là việc sử dụng hàng loạt các từ ngữ của người Mường, việc sử dụng tên riêng chỉ địa danh, địa điểm, việc gọi từng tên đất, tên mường. Tiếp cận với truyện thơ Mường Thanh Hoá chúng ta như được bước vào thế giới của người Mường thực sự với Mường Ống, Mường Khương, Mường Kìm… với núi Làn Ai, Sông Ngang bến Đuộng…. Nói tóm lại, truyện thơ Mường Thanh Hoá thực sự là truyện thơ của đồng bào Mường xứ Thanh, là một viên ngọc lấp lánh và độc đáo trong nền văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam.

5. Truyện thơ Mường cần được bảo tồn và gìn giữ như một giá trị văn hóa truyền thống và độc đáo của người Mường.

Ngày nay, cùng với sự phát triển về kinh tế – xã hội đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nền văn học nghệ thuật của người Mường, với sự ra đời của nhiều thể loại. Tuy nhiên dân tộc Mường vẫn không quên nhắc đến truyện thơ như nhắc đến cội nguồn dân tộc của mình. Truyện thơ Mường vừa là một tác phẩm nghệ thuật vừa là nơi hội tụ và kết tinh nhiều nét văn hóa của dân tộc Mường. Bên cạnh giá trị văn học, truyện thơ còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau nhớ đến tổ tiên, mường nước, cội nguồn; dạy cho con người biết yêu cha mẹ, bạn bè, lứa đôi; biết ứng xử với mọi người trong mường bản. Có lẽ do vậy mà dẫu thời gian đã qua đi nhưng truyện thơ Mường Thanh Hoá mãi là một di sản văn hoá trầm tích trong lòng người, di sản văn hóa ấy cần được bảo tồn và gìn giữ.

6. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Luận văn được hoàn thành do sự nỗ lực của bản thân và sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn, song do khả năng và điều kiện hạn chế nên còn có những vấn đề chưa giải quyết thoả đáng. Vấn đề: Nghiên cứu

truyện thơ Mường trong môi trường diễn xướng, chúng tôi sẽ nghiên cứu tiếp theo khi điều kiện cho phép.

2. Một số đề xuất kiến nghị

Truyện thơ Mường là linh hồn của dân tộc, là pho tư liệu sống của người Mường và xã hội con người thời xưa. Do vậy, trong cuộc sống hiện nay các cấp chính quyền, cơ quan văn hoá cần phải có kế hoạch tổ chức những hội thảo về truyện thơ Mường tại địa phương và những cấp lớn hơn nhằm tuyên

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hóa (Trang 102 - 117)