7. Các phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triểntư duycủa trẻ em từ1 đến
hành động. Sự phát triển tư duy của trẻ gắn liền với hoạt động với đồ vật, trong đó đặc biệt quan trọng là việc thực hiện những hành động công cụ. Nhờ đó trẻ 1 - 3 tuổi đã bước tới một trình độ khái quát đồ vật theo những dấu hiệu bên ngoài đập vào mắt và theo chức năng của chúng. Đó là những hình thức khái quát rất sơ đẳng nhưng lại có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của trẻ. [18;189- 195]
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi tuổi
Như trên đã nêu, J. Piaget cho rằng quá trình phát triển tư duy trẻ em chịu ảnh hưởng của cáccác yếu tố sau:
- Sự trưởng thành và chín muồi các chức năng sinh lí thần kinh của trẻ em - Sự luyện tập và kinh nghiệm thu được thông qua hành động với đối tượng - Tương tác và chuyển giao của các yếu tố xã hội
- Tính chủ thể và sự phối hợp chung của các hành động cá nhân.
Cũng có quan điểm gần giống với J. Piaget, trường phái tâm lí học hoạt động – kế thừa và phát triển tư tưởng của L.X.Vưgôtxki – bàn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy trẻ em như sau:
- Yếu tố bẩm sinh, di truyền là điều kiện tất yếu của sự phát triển tư duy - Môi trường là nguồn gốc của sự phát triển tư duy
- Giáo dục, dạy học có vai trò chủ đạo đối với sự phát triển tư duy - Tính tích cực hoạt động là động lực của sự phát triển tư duy
33
Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi kế thừa quan niệm của L.X.Vưgôtxki, nhấn mạnh vai tròchủ đạo của người lớn trong việc tổ chức, hướng dẫn, khích lệ và tạo môi trường cho trẻ hoạt động; đồng thời nhấn mạnh vai trò mang tính quyết định trực tiếp của tính tích cực hoạt động của trẻ nhằm khám phá các thuộc tính và các mối liên hệ mới của các sự vật hiện tượng trong môi trường xung quanh.