Hành động của cha mẹ trong quá trình chăm sóc,giáo dục tư duycho

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 82 - 85)

7. Các phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.2.Hành động của cha mẹ trong quá trình chăm sóc,giáo dục tư duycho

vậy trẻ sẽ nhút nhát, không vận động, thu mình lại, ảnh hưởng đến sự giao tiếp và phát triển; nhốt trẻ lại sẽ làm trẻ không nhận thức được thế giới xung quanh, hạn chế khả năng phát triển của trẻ; có thể cho trẻ vận động chơi đùa bên ngoài, nhưng cần giám sát của người lớn để trẻ được an toàn…

Những cha mẹ “phân vân” với cách làm của chị M thì có chung một giải thích, đó là “có thể làm vậy những khi mẹ cần làm việc mà không có ai trông trẻ, vì để trẻ

chơi một mình thì rất nguy hiểm, nhưng cũng không nên lạm dụng cách này, nói chung là để trẻ ra bên ngoài chạy nhảy vẫn tốt hơn là cho trẻ vào cũi”. Như vậy,

thật ra là cha mẹ cũng không đồng ý với việc ngăn cản trẻ vận động.

Nói tóm lại, nhận thức của cha mẹ về việc phát triển tư duy cho trẻ là rất đúng đắn, phù hợp với qui luật phát triển tâm sinh lí của lứa tuổi này.Tuy nhiên cha mẹ chưa quan tâm, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của sự phát triển tư duy trẻ ở giai đoạn này.Vậy nhận thức đó có ảnh hưởng ra sao đến hành động của cha mẹ.

Sau đây chúng tôi phân tích kết quả tìm hiểu về hành động của cha mẹ trong việc phát triển tư duy cho trẻ 1 – 3 tuổi.

3.2.2. Hành động của cha mẹ trong quá trình chăm sóc,giáo dục tư duy cho trẻ trẻ

Để tìm hiểu hành động của cha mẹ trong quá trình chăm sóc giáo dục tư duy cho trẻ, nhất là tìm hiểu xem cha mẹ có tạo điều kiện, có tổ chức, động viên khích lệđể trẻ vận động, giao tiếp, qua đó phát triển tư duy hay không.

Dựa vào bảng 3.8 – Hành động của cha mẹ trong quá trình chăm sóc và giáo dục tư duy cho trẻ (xem phụ lục 3), có thể nói rằng cha mẹ thường xuyên thực hiện những hành động có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển tư duy của trẻ.

Nhóm hành động ở mức độ “thường xuyên” của cha mẹ gồm: Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng; tích cực trò chuyện giao tiếp với trẻ; tạo không gian an toàn cho

77

trẻ tập bò, nhoài, bám, đứng, đi, chạy nhảy, leo trèo…; cười khen, khích lệ trẻ mỗi khi trẻ thực hiện được động tác mới; chỉ và nói cho trẻ biết những vật xung quanh; giải đáp các câu hỏi của trẻ; dạy trẻ phát âm chính xác từ mới; tạo điều kiện cho trẻ chơi, giao tiếp với các bạn cùng lứa; giáo dục cho trẻ những giá trị như tình yêu thương, long biết ơn, sự chia sẻ…; cho trẻ nghe các bài hát thiếu nhi vui nhộn; hát hoặc đọc những bài hát, bài thơ dễ hiểu cho trẻ nghe; đưa cho trẻ những đồ vật vừa tay cầm để trẻ tập cầm nắm, sờ mó, mày mò; khuyến khích và hướng dẫn trẻ đi lại, chạy, leo cầu thang, đạp xe ba bánh, chơi bóng…; dành thời gian mỗi ngày để chơi vận động cùng với trẻ…; dạy trẻ cách chơi các đồ chơi khác nhau; đưa trẻ đi dạo, đi chơi bên ngoài để làm quen với thế giới xung quanh; dạy trẻ sử dụng các đồ vật trong nhà; dành thời gian mỗi ngày đọc sách, trò chuyện cùng trẻ; cho trẻ chơi những trò chơi đòi hỏi sự vận động khéo léo như vẽ, nặn, tô màu, xếp hình, lắp ghép…

Đặc biệt, những hành động có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển tư duy của trẻ thì được cha mẹ thực hiện ở mức độ thường xuyên cao nhất (điểm trung bình thấp nhất), ví dụ như: tích cực trò chuyện giao tiếp với trẻ; tạo không gian an toàn cho trẻ tập bò, nhoài, bám, đứng, đi, chạy nhảy, leo trèo…; cười khen, khích lệ trẻ mỗi khi trẻ thực hiện được động tác mới; chỉ và nói cho trẻ biết những vật xung quanh. (Để thấy được sự ảnh hưởng này, chúng tôi sẽ phân tích tương quan của hành động cha mẹ với sự phát triển tư duy của trẻ ở phần sau).

Nhóm những hành động có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tư duy thì chỉ ở mức độ “thỉnh thoảng”, với điểm trung bình rất cao, ví dụ như: cho trẻ xem ti vi hoặc chiều theo ý muốn của trẻ.

Kết quả này thật ra có thể chỉ phản ánh một phần thực tế hành động của cha mẹ, bởi lẽ cha mẹ có thể đã trả lời “theo mong đợi”, nhưng nó đã nói lên được nhận thức tích cực của cha mẹ, họ biết hành động nào của mình là tốt, hành động nào là có ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển tư duy của trẻ.

Sau khi phân tích những hành động của cha mẹ, chúng tôi tìm hiểu những khó khăn mà cha mẹ gặp phải trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Chúng tôi đã

78

đưa ra một số khó khăn mà cha mẹ có thể gặp phải, những khó khăn này có ảnh hưởng trực tiếp đến hành động của cha mẹ, và qua đó tác động đến sự phát triển tư duy của trẻ.

Bảng 3.9 – Những khó khăn mà cha mẹ gặp phải trong quá trình chăm sóc và giáo dục tư duy cho trẻ (xem phụ lục 3) cho thấy rằng: cha mẹ ít hoặc không gặp khó khăn trong chăm sóc và giáo dục trẻ.

Cha mẹ không gặp phải các khó khăn sau đây: không có kiến thức và kinh nghiệm nuôi dạy con; điều kiện kinh tế khó khăn; trẻ hay khóc; trẻ không có bạn cùng lứa để chơi; mâu thuẫn với cha mẹ hoặc vợ/chồng trong cách nuôi dạy con; không có kiến thức và kỹ năng phát triển vận động, ngôn ngữ, trí tuệ cho trẻ; trẻ không được khỏe mạnh từ khi mới sinh ra. Điều này có thể lí giải qua đặc điểm gia đình của trẻ. Thứ nhất, phần lớn cha mẹ trẻ đều có trình độ học vấn cao đẳng trở lên, nên họ không thiếu kiến thức nuôi dạy con. Thứ hai, hầu hết gia đình trẻ đều có điều kiện kinh tế khá (Chúng tôi đã không tìm hiểu về điều kiện kinh tế gia đình, nhưng có thể phần nào suy ra được điều này qua nghề nghiệp, học vấn của bố mẹ và số lượng con trong gia đình). Và thứ ba, trẻ được chọn làm khách thể nghiên cứu ở đây đều là trẻ ở trường mầm non, tức là trẻ đi học hàng ngày, luôn có bạn bè cùng chơi cả ngày.

Nhóm các khó khăn mà cha mẹ thỉnh thoảng có gặp phải (nhưng không nhiều) là:trẻ lười ăn, mỗi lần cho ăn mất rất nhiều thời gian; gần khu nhà ở không có khu vui chơi cho trẻ; nơi ở chật chội, không có chỗ cho trẻ chơi; trẻ hay bướng bỉnh, không nghe lời; không có thời gian chăm sóc con; không có người hỗ trợ chăm sóc trẻ (ông bà…).

Nói tóm lại, cha mẹ thường xuyên có hành động tích cực để phát triển tư duy cho trẻ (điều này là hợp lí với nhận thức tích cực của cha mẹ - đã phân tích ở trên); và họ ít gặp khó khăn trong chăm sóc giáo dục trẻ.

79

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 82 - 85)