Các nghiên cứu khác vềtư duytrẻ em

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 25 - 34)

7. Các phƣơng pháp nghiên cứu

1.1.1.3.Các nghiên cứu khác vềtư duytrẻ em

Henri Wallon (1879 – 1962), nhà tâm lí học Pháp đã phân tích sâu sắc mối quan hệ giữa tư duy, hành động và điều kiện xung quanh, thể hiện rõ nhất là ở trẻ

20

nhỏ. Ông nghiên cứu quá trình chuyển hóa hành động bên ngoài thành hành động bên trong và bản chất xã hội vốn có từ đầu trong tư duy của trẻ em. Từ đó H.Wallon đánh giá cao vai trò của dạy học và sự luyện tập, phân tích sự thay đổi về nội dung và phương pháp tư duy của trẻ em dưới ảnh hưởng của dạy học và luyện tập.

J.S.Bruner, nhà tâm lý học Mỹ chuyên nghiên cứu về tâm lý học trẻ em và các quá trình nhận thức đã phân tích các mức độ khác nhau của hoạt động nhận thức, từ tri giác đến tư duy khái niệm. Ở trẻ nhỏ, sản phẩm của quá trình tư duy chính là các biểu tượng, hình ảnh nhưng ở các mức độ khác nhau. Sự phát triển của các biểu tượng là một trong những chỉ số của sự phát triển trí tuệ nói chung và sự phát triển tư duy nói riêng.

Tony Buzan , tác giả của “Sơ đồ tư duy” (1974)và cũng là tác giả của cụm từ mới “Mental Literacy – Đọc hiểu năng lực trí tuệ”,cho rằng đứa trẻ nào cũng có tiềm năng của Leonardo da Vinci và Albert Einstein và dày công nghiên cứu cách “bật tín hiệu” cho tiềm năng đó phát huy. Các nghiên cứu của Buzan cho thấy trí thông minh được phát huy hết công năng khi con cái chúng ta được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, được khuyến khích, động viên và giáo dục đúng phương pháp. Với bộ công cụ sơ đồ tư duy hay còn gọi là sơ đồ trí não, Buzan hướng dẫn chúng ta học phương pháp học, học cách xử lý thông tin, và học tư duy có phương pháp để rèn luyện và nâng cao năng lực tư duy, từ đó khai phá năng lực tiềm ẩn vô cùng to lớn của bộ não tạo nên sự đột phá trong học tập và công tác.

Howard Gardner, giáo sư tâm lí học của đại học Harvard, với Thuyết “trí thông minh đa đạng” (1987), cho rằngtrí thông minh của con người có tám dạng như sau:Trí thông minh ngôn ngữ,Trí thông minh logic – toán học, Trí thông minh về không gian, Trí thông minh về khả năng vận động thân thể, Trí thông minh âm nhạc, Trí thông minh tương tác, giao tiếp với người khác, Trí thông minh nội tâm và Trí thông minh trong lĩnh vực tự nhiên. Từng loại trí thông minh trên sẽ phát huy tốt với các chương trình đào tạo, huấn luyện tư duy phù hợp.

Một cống hiến lớn của các nhà tâm lý học thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu tư duy trẻ em chính là phát kiến về tư tưởng và phương pháp đo lường tư duy.

21

Trong lĩnh vực này, A.Binet (1857 - 1911) cùng cộng tác với bác sĩ T.Simon, năm 1905 trong cuốn “Sự đo lường trí tuệ ở trẻ em” đã cho ra đời phương pháp trắc nghiệm dùng để đo lường trí tuệ trẻ em. Kể từ đây trong lĩnh vực tâm lý học thực hành bắt đầu xuất hiện nhiều công trình thực nghiệm và trắc nghiệm ngày càng thêm chính xác nhờ các phương tiện kỹ thuật tinh tế. Các hệ thống test (trắc nghiệm) đã được xây dựng nhằm theo dõi, đánh giá, định mức, so sánh tiến trình phát triển theo độ tuổi trên từng trẻ và giữa các trẻ lành mạnh và bệnh lý. Nhiều test cho trẻ trước tuổi học và lứa tuổi học sinh đã trở thành quen thuộc ở các nước trong giới tâm lý học và cả giới y học như: Trắc nghiệm Binet – Simon (Pháp) xuất bản lần đầu vào năm 1905, Trắc nghiệm trí tuệ cho trẻ em ở Mỹ" của David Wechsler (Mỹ) năm 1939, Trắc nghiệm hình phức hợp của A.Rey (Thuỵ Sỹ) năm 1947, Trắc nghiệm “trí tuệ đa dạng” của Gille ra đời ở Pháp năm 1954, Trắc nghiệm “Khuôn hình tiếp diễn” của J.C. Raven mô tả năm 1939 và được chuẩn hoá năm 1956, Test Denver của nhóm tác giả William K. Pranken Burg, Josian B. Doss và Alma W.Fandal thuộc Trung tâm Y học Denver (Mỹ) được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1967, Trắc nghiệm trí tuệ trẻ em trước tuổi học của L.A. Venger (Nga) năm 1978…

Trên đây chúng tôi đưa ra các nghiên cứu về sự phát triển trí tuệ, tư duy của trẻ em ở nước ngoài nhằm lấy đó làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu của mình, đặc biệt là lý thuyết và những công trình nghiên cứu về tư duy trẻ em của L.X.Vưgotxki và của J.Piaget.

1.1.2.Những nghiên cứu vềtư duytrẻ em ở Việt Nam

Ngay từ những ngày đầu tiên của nền tâm lý học Việt Nam, vấn đề tư duy trẻ em đã được quan tâm nghiên cứu.

Từ đầu những năm 60, tại Viện Khoa học giáo dục đã có một bộ phận nghiên cứu tâm lý trẻ em bao gồm cả tuổi mầm non, cấp I, cấp II. Đến năm 1970 đã thành lập riêng một tổ tâm lý Mẫu giáo chuyên nghiên cứu về tâm lý trẻ trước tuổi học, tại Viện khoa học giáo dục. Ban đầu việc nghiên cứu chủ yếu hướng tới những đặc điểm tâm lý theo lứa tuổi. Trong lĩnh vực này, tác giả Đỗ Thị Xuân sau những năm nghiên cứu đã cho ra cuốn “Đặc điểm tâm lý trẻ em 6-7 tuổi” (NXBGD - 1974). Về

22

sau cùng với việc nghiên cứu những đặc điểm tâm lý theo lứa tuổi, các cán bộ nghiên cứu của tổ tâm lý mẫu giáo đã tiến hành nghiên cứu những chức năng tâm lý riêng biệt, trong đó có vấn đề tư duy.

Năm 1969 Phạm Hoàng Gia cũng có một công trình nghiên cứu về sự phát triển năng lực tư duy phân loại của trẻ em mẫu giáo Việt Nam, được công bố trong tập “Tâm lý học”, Hà Nội, năm 1969.

Trong lĩnh vực tâm lý học trẻ em và sư phạm, tư tưởng và các công trình nghiên cứu của Hồ Ngọc Đại và những cộng sự tại Trung tâm Công nghệ giáo dục đã có đóng góp không thể phủ nhận cho nền tâm lý học nước nhà. Những cuốn sách nổi tiếng như “Tâm lý dạy học”,“Bài học là gì?”, “Kính gửi các bậc cha mẹ” đã thể hiện tư tưởng của ông về tư duy trẻ em và quá trình giáo dục để phát triển tư duy trẻ.

Cùng với sự phát triển của khoa học tâm lý, số lượng những công trình nghiên cứu về tâm lý trẻ trước tuổi học và những cuốn sách, giáo trình viết về đối tượng ngày càng phát triển. Năm 1982 các cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu trẻ em thuộc Uỷ ban Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em đã công bố những nghiên cứu về trẻ từ 0-3 tuổi bằng test Brunet - Lézine sau nhiều năm nghiên cứu trẻ em Việt Nam. Kết quả thu thập được góp phần vào cách nhìn nhận toàn diện hơn, có cơ sở khoa học về tình hình phát triển của trẻ ở lứa tuổi này.

Đặc biệt từ năm 1980, lĩnh vực tâm lý học trẻ em trước tuổi học ngày càng được chú ý. Cùng với Viện Nghiên cứu trẻ em trước tuổi học và các cán bộ tâm lý ở các Viện, các trường Sư phạm và Sư phạm mẫu giáo đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuốn sách về tâm lý trẻ trước tuổi học xuất hiện. Đó là cuốn “Tâm lý học trẻ em trước tuổi học” của Nguyễn ánh Tuyết - Phạm Hoàng Gia - NXB Giáo dục, 1988, “Những điều cần biết về sự phát triển của trẻ thơ” - Nguyễn Ánh Tuyết và Nguyễn Hoàng Yến, NXB Sự thật 1992...

Thêm vào đó, năm 1988 Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em N - T do bác sĩ Nguyễn Khắc Viện sáng lập. Trung tâm đã tiến hành nghiên cứu trẻ em các lứa tuổi đối với trẻ bình thường và trẻ em có dấu hiệu bệnh lý bằng việc áp dụng chủ yếu

23

các phương pháp của tâm lý học thực hành. Trung tâm cũng đã xuất bản nhiều cuốn sách chuyên về tâm lý như cuốn “Phát triển tâm lý trong năm đầu” - Nguyễn Khắc Viện - 1989, “Lòng con trẻ”- Nguyễn Khắc Viện - 1989 v.v...

Các tài liệu phổ biến về phương pháp nghiên cứu trẻ em nói chung và tư duy trẻ em nói riêng, đặc biệt là các trắc nghiệm, cũng được quan tâm thử nghiệm, nghiên cứu và chuẩn hóa, ví dụ như “Sổ tay chẩn đoán tâm lý trẻ” của Trần Thị Cẩm, tài liệu về test Denver và test Kramer do bác sĩ Lê Đức Hinh biên dịch và ứng dụng ở Việt Nam lần lượt vào các năm 1989 và 2004…

Từ những năm 90 đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu về tư duy trẻ em, có thể kể đến các luận án Tiến sĩ Tâm lí học sau:

- Luận án “Sự phát triển trí tuệ của học sinh lớp 1 dưới ảnh hưởng của việc thay đổi cơ sở định hướng trong dạy học” của Phan Trọng Ngọ (1994):Luận án đề ra hai nhiệm vụ nghiên cứu, sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau và cho các kết luận tương ứng, cụ thể như sau:

+ Nhằm xác định mức độ phát triển trí tuệ của trẻ đầu lớp 1 và tốc độ, mức độ phát triển của trẻ sau năm học đầu tiên, tác giả sử dụng Test Trí tuệ đa dạng Gille, Test “Đến tuổi học” và các bài tập trắc nghiệm kiến thức Toán và Tiếng Việt. Các Test này được tiến hành trên 286 trẻ lớp 1 ở 7 trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội. Kết quả cụ thể như sau:

Trí tuệ của trẻ đã khá phong phú, sâu sắc và tinh tế các hình ảnh tri giác về sự vật, có khả năng lượng hóa, biểu tượng và khái quát hóa. Tuy nhiên, vốn biểu tượng chưa phong phú, chưa sâu sắc đủ giúp các em xác lập được quan hệ phức hợp về vị trí không gian giữa các sự vật và khái quát chúng theo các dấu hiệu chức năng khác nhau.

Tư duy còn phụ thuộc vào các hình ảnh tri giác thực tại

Dấu ấn của kinh nghiệm cá nhân còn sâu sắc

Sự khác biệt giữa các nghiệm thể về điểm trí tuệ: nhóm 1 (mức phát triển trí tuệ cao) chiếm 30% số nghiệm thể nghiên cứu, nhóm 2 (trung bình) chiếm 45% và nhóm 3 (thấp) chiếm 20%.

24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nhằm tìm hiểu mức độ phát triển trí tuệ của học sinh lớp 1 được dạy học theo định hướng cụ thể và khái quát trong dạy học, qua đó xác lập mối quan hệ giữa cơ sở định hướng trong dạy học với sự phát triển trí tuệ của trẻ, tác giả sử dụng phương pháp thực nghiệm hình thành: tiến hành chương trình dạy học thực nghiệm. Chương trình áp dụng cho 35 học sinh lớp 1 (năm học 90 – 91), 40 học sinh lớp 1 (năm học 91 – 92) của trường cấp 1A Dịch Vọng. Nhóm đối chứng là các em học sinh ở trường cấp 1B Dịch Vọng, với cùng số lượng và cùng năm học. Kết quả như sau:

Các học sinh ở lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn trong môn Toán và TV so với học sinh học theo chương trình bình thường và cao hơn ở nhóm đối chứng.

Dạy học dựa trên cơ sở định hướng khái quát có tác dụng phát triển trí tuệ của trẻ em về cả 3 bình diện: tốc độ, mức độ và sự phát triển của các yếu tố lý tính so với các yếu tố cảm tỉnh. Nói cách khác, dạy học theo cơ sở định hướng khái quát đã mang lại ảnh hưởng tích cực đối với quá trình hình thành và phát triển của học sinh.[9]

-Luận án “Nghiên cứu khả năng ứng dụng thang đo trí lực trẻ 6 tuổi vào lớp 1” của Nguyễn Thị Kim Quý (1996):Có thể khái quát công trình này thành 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Trên cơ sở giới thiệu cơ sở lí luận, qui trình xây dựng thang đo trí lực trẻ 6 tuổi vào lớp 1 của trung tâm N – T (gọi tắt là thang N – T), tác giả đã đánh giá về ưu nhược điểm của thang đo này. Sau đó, thực hiện kiểm nghiệm thang đo N – T bằng phương pháp thử nghiệm thang đo này và Test “Đến tuổi học” trên cùng nhóm khách thể là 454 em thuộc 4 trường tiểu học ở Hà Nội. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy: về cơ bản thang N – T đảm bảo được độ tin cậy, tuy nhiên tính khả thi còn thấp.

+ Giai đoạn 2: Căn cứ vào cơ sở lí luận, yêu cầu khi xây dựng một trắc nghiệm, tác giả đã loại bỏ (10 item), bổ sung hoàn thiện (4 item), hoàn thiện hình thức diễn đạt và các bảng hướng dẫn sử dụng cũng như chuẩn đánh giá của thang đo N – T, tạo nên thang đo N – T1. Sau đó tiến hành kiểm nghiệm thang đo bằng

25

phương pháp tương tự như khi kiểm nghiệm thang N – T, thực hiện trên 200 học sinh của 3 trường tiểu học Hà Nội. Kết quả chứng tỏ thang N – T1 đảm bảo được tính giá trị, độ tin cậy, tính khả thi, độ khó và độ phân biệt. Tác giả đi đến kết luận là thang đo N – T1 có tác dụng phân loại được mức độ phát triển trí tuệ đối với trẻ vào lớp 1, khẳng định khả năng ứng dụng mở rộng của thang đo này đối với trẻ 6 tuổi vào lớp 1 ở địa bàn Tp Hà Nội. [13]

-Luận án “Nghiên cứu tâm vận động ở trẻ em 5 đến 6 tuổi” của Nguyễn Thị Như Mai (2001): Trong luận án này, tác giả giới hạn đối tượng nghiên cứu gồm: ưu thế thuận của cơ thể và khả năng định hướng phân biệt phải – trái. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thực nghiệm là chính, kèm theo quan sát, phỏng vấn và phân tích sản phẩm hoạt động. Các thực nghiệm tiến hành trên 142 trẻ, trắc nghiệm được tiến hành trên 201 trẻ, và quan sát 59 trẻ thuộc 2 trường mầm non ở Ba Đình và Hoàn Kiếm, cụ thể gồm:

+ Thực nghiệm về phân hóa ưu thế thuận cơ thể của N.Galifret – Granjon + Thực nghiệm về khả năng phân biệt bằng mắt về phương hướng và vị trí phải – trái (tác giả tự xây dựng)

+ Trắc nghiệm về khả năng định hướng phải trái của J.Piaget và H.Head + Trắc nghiệm vẽ hình người của Goodenough

+ Trắc nghiệm hình phức hợp Rey

Từ phương pháp nghiên cứu trên, luận án đã đưa ra một số kết luận như sau: + Phân hóa ưu thế thuận cơ thể của trẻ đa dạng và phong phú, với mức độ thuần nhất khác nhau. Trẻ có ưu thế thuận trái thuần túy hoàn toàn rất ít. Không có sự khác biệt về phân hóa ưu thế thuận cơ thể giữa trẻ trai và trẻ gái. Trẻ thuận phải thực chất không thuận lợi hơn trẻ thuận trái và thuận cả hai khi định hướng phải – trái.

+ Định hướng phải – trái của trẻ ít có sự khác biệt giữa trẻ trai và gái, chưa thấy rõ sự phát triển theo tuổi của khả năng này ở trẻ 6 tuổi so với trẻ 5 tuổi.

+ Phân hóa ưu thế thuận cơ thể với khả năng định hướng và phân biệt bằng mắt có mối quan hệ tương quan.

26

+ Dưới ảnh hưởng của những tác động sư phạm phù hợp, khả năng định hướng phải – trái của trẻ được nâng cao rõ rệt. [8]

-Luận án “Nghiên cứu mức độ phát triển trí tuệ và thể lực của trẻ mẫu giáo 5 đến 6 tuổi” của Lê Minh Hà (2002):Phương pháp nghiên cứu như sau: sử dụng Test Raven màu để đo mức độ phát triển trí tuệ của 225 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở Hà Nội và Yên Bái; Phương pháp nhân trắc học để đo thể lực của 480 trẻ cùng độ tuổi ở Hà Nội, Yên Bái và Phú Yên; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu nhận thức của 1126 giáo viên mầm non trên địa bàn 9 tỉnh thành phố về việc tổ chức chăm sóc giáo dục trí tuệ và thể lực cho trẻ mầm non. Kết quả nghiên cứu về mặt trí tuệ cho thấy: trẻ 5 – 6 tuổi ở Hà Nội có điểm test Raven xấp xỉ điểm chuẩn quốc tế, và cao hơn điểm trí tuệ của trẻ ở Yên Bái. Giáo viên mầm non đánh giá các biệ pháp giáo dục trí tuệ có mức độ quan trọng cao, nhận thức được giáo dục trí tuệ phải thong qua hoạt động vui chơi của trẻ và giáo cụ trực quan. Nhưng một số giáo viên vẫn chưa thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục năng lực, kích thích sáng tạo của từng cá nhân trẻ [3].

-Luận án “Xây dựng trắc nghiệm đánh giá sự phát triển tâm lí của trẻ cuối độ tuổi nhà trẻ” của Tạ Thị Ngọc Thanh (2002): Trong luận án này, dựa trên cơ sở lí

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 25 - 34)