Mối tương quan giữahành động của cha mẹ với sự phát triểntư

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 87 - 93)

7. Các phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.3.2. Mối tương quan giữahành động của cha mẹ với sự phát triểntư

của trẻ

Đánh giá chung:

Qua bảng 3.10 – Tương quan giữa hành động của cha mẹ với sự phát triển tư duy của trẻ(xem phụ lục 3), chúng tôi có nhận xét như sau về tương quan giữa hành động của cha mẹ với khả năng tư duy của trẻ:

-Hành động “cho trẻ xem tivi, video” có tương quan nghịch với các khả năng sau: Thả, ném đồ vật và thích thú nhìn xem kết quả thế nào; lặp lại kết quả với đồ vật cho kết quả thú vị; khám phá chất liệu của đồ vật đặc biệt là những đồ vật vừa tay cầm; tích cực vận động một cách thuần thục; thích lại gần và xem trẻ em khác chơi. Nghĩa là cha mẹ để trẻ ngồi một chỗ xem tivi nhiều, trẻ sẽ thụ động trong việc

khám phá đồ vật cũng như giao tiếp với bạn bè, mà việc khám phá đồ vật và giao tiếp với người khác chính là hai tiền đề quan trọng giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy.

-Hành động “đưa cho trẻ những đồ vật vừa tay để trẻ tập cầm nắm, sờ mó, mày mò” có tương quan thuận, rất chặtvới khả năng “mày mò tìm kiểu các đồ vật: bẻ đồ chơi, thả rơi cốc, ném bóng… dường như quan sát xem làm vậy thì điều gì xảy ra”, “khám phá chất liệu của đồ vật đặc biệt là những đồ vật vừa tay cầm”…

-Hành động “cho trẻ chơi đồ chơi đòi hỏi sự vận động khéo léo” có tương quan thuận, rất chặt với rất nhiều khả năng sau:Cầm cốc đưa vào mồm uống nước,

cầm thìa xúc món ăn yêu thích cho vào mồm;Bắt chước vẽ hình tròn; Cầm que khều đồ vật ở xa, bắc ghế để lấy đồ vật trên bàn; Vẽ, lắp ghép, xếp hình, xây nhà..., tạo ra những sản phẩm có chút sáng tạo; Thực hiện được trò chơi ghép hình đơn giản; Mày mò, tìm hiểu các đồ vật: bẻ đồ chơi, thả rơi cốc, ném bóng; Khám phá chất liệu của đồ vật (gặm, ném, đập) đặc biệt là những vật nhỏ có thể cầm nắm.

Như vậy trẻ càng được chơi những đồ chơi đòi hỏi sự khéo léo thì các thao tác tư duy trực quan hành động càng thành thạo.

82

-Hành động “dạy trẻ sử dụng các đồ dùng trong nhà” có tương quan thuận, rất chặt với hầu hết các thành tựu tư duy của trẻ.

-Hành động “giáo dục cho trẻ những giá trị như tình yêu thương, lòng biết ơn, sự chia sẻ” thì có tương quan thuận, rất chặt với các khả năng sau của trẻ: Đóng vai một nhân vật nào đó và hành động theo tưởng tượng; Vẽ, lắp ghép, xếp hình, xây nhà..., tạo ra những sản phẩm có chút sáng tạo;Tìm kiếm người trợ giúp, đề nghị người trợ giúp làm điều gì đó khi nhận ra không thể làm điều đó một mình; Có khả năng kiềm chế một số cảm xúc, phản ứng có cân nhắc (bị một người lấy mất đồ chơi, trẻ cố kiềm chế không khóc, chỉ hơi mếu một chút, đi về phía mẹ, đứng nép vào mẹ và nhìn về phía người lấy đồ chơi, tỏ ra không đồng tình); Thích lại gần và chủ động tham gia chơi với các trẻ em khác.

Điều đó có nghĩa là ngay ở lứa tuổi này, giáo dục cách ứng xử xã hội cho trẻ không phải là thừa, là quá sớm như nhiều cha mẹ quan niệm. Bởi vì việc giáo dục cho trẻ những giá trị sống này sẽ góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển khả năng tưởng tượng, sáng tạo cũng như khả năng giao tiếp.

-Khả năng “mày mò, tìm hiểu các đồ vật: bẻ đồ chơi, thả rơi cốc, ném bóng”, khả năng “khám phá chất liệu của đồ vật đặc biệt là những đồ vật vừa tay cầm” và “tích cực khám phá các thuộc tính của các sự vật hiện tượng trong không gian xung quanh bằng cách đóng, mở, xếp, tháo ra, lắp vào, di chuyển” của trẻ có tương quan

thuận, rất chặt với hầu hết các hành động của cha mẹgồm:Đưa cho trẻ những đồ vật

vừa tay để trẻ tập cầm, nắm, sờ mó, mày mò; Tạo không gian an toàn cho trẻ tập bò, nhoài, bám, tập đứng; Cho trẻ chơi các đồ chơi đòi hỏi sự vận động khéo léo như vẽ, nặn, xếp hình, tô màu, lắp ghép; Khuyến khích và hướng dẫn bé đi lại, chạy, leo cầu thang, đạp xe đạp ba bánh, chơi bóng; Dạy trẻ cách chơi các đồ chơi khác nhau; Dạy trẻ sử dụng các đồ dùng trong nhà; Dành thời gian mỗi ngày đọc sách, trò chuyện cùng trẻ; Giải đáp các câu hỏi của trẻ; Tạo điều kiện cho trẻ chơi, giao tiếp với các bạn cùng lứa; Giáo dục cho trẻ những giá trị như tình yêu thương, lòng biết ơn, sự chia sẻ.

83

-Khả năng “cầm que khều đồ vật ở xa, bắc ghế để lấy đồ vật trên bàn, tìm kiếm người trợ giúp khi một mình không lấy được vật” của trẻ có tương quan thuận, rất chặt vớicác hành động sau: Đưa cho trẻ những đồ vật vừa tay để trẻ tập

cầm, nắm, sờ mó, mày mò; Tạo không gian an toàn để trẻ thỏa thích đi lại, chạy nhảy, leo trèo; Dạy trẻ phát âm chính xác từ mới; Giải đáp các câu hỏi của trẻ; Dạy trẻ cách chơi các đồ chơi khác nhau; Dạy trẻ sử dụng các đồ dùng trong nhà.

Từ sự liệt kê trên đây, chúng ta thấy rằng: những khả năng đặc trưng cho sự phát triển tư duy của trẻ (mày mò tìm hiểu đồ vật, khám phá chất liệu, thuộc tính đồ vật, cầm que khều đồ vật ở xa) có tương quan thuận và rất chặt với các hành động tích cực của cha mẹ. Nghĩa là cha mẹ càng cho trẻ vận động, cầm nắm, sờ mò đồ vật, tạo không gian cho trẻ vận động và giao tiếp, khuyến khích trẻ khi trẻ có hành động mới, dạy trẻ cách sử dụng đồ vật trong nhà… thì khả năng tư duy của trẻ càng thành thạo. Những hành động nhỏ kể trên của cha mẹ tưởng chừng không có liên quan gì đến sự phát triển tư duy của trẻ, nhưng qua đây chúng ta thấy rằng chính những hành động đó lại có tương quan rất chặt chẽ, có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển tư duy.

Phân tích sâu:

Trên cơ sở các mối tương quan vừa nêu ở phần đánh giá chung trên đây, chúng tôi đã tiến hành phân tích sâu một số nội dung để làm rõ hơn mối tương quan giữa hành động cha mẹ với sự phát triển tư duy của trẻ. Ở đây chúng tôi chọn phân tích sâu hai kiểu tương quan điển hình: một mối tương quan nghịch và một mối tương quan thuận (giữa hành động của cha mẹ “cho trẻ chơi những đồ vật đòi hỏi sự vận động khéo léo” với khả năng tư duy của trẻ).

Một là mối tương quan nghịch giữa hành động “cho trẻ xem tivi, video” của

84

Biểu đồ 3.15. So sánh hành động cho trẻ xem ti vi, video của cha mẹ với khả năng khám phá chất liệu đồ vật của trẻ

Biểu đồ trên chỉ ra rằng trong số cha mẹ thường xuyên cho trẻ xem tivi, có

27,3% trẻ đã biết và 27,3%chưa biết tìm tòi khám phá chất liệu đồ vật; cha mẹ thỉnh

thoảng cho trẻ xem ti vi thì tỉ lệ trẻ đã biết tăng lên là 53,7% và tỉ lệ trẻ chưa biết

giảm đi còn 13,3%; cha mẹ ít khi cho con xem tivi thì số trẻ đã biết tìm tòi khám

phá đồ vật lên đến 66,7% và tỉ lệ trẻ chưa biết giảm xuống 6,7%. Nghĩa là tỉ lệ trẻ biết khám phá đồ vật tỉ lệ nghịch với mức độ thường xuyên mà cha mẹ cho trẻ xem ti vi: càng thường xuyên cho trẻ xem tivi, tỉ lệ trẻ biết càng giảm.

Hai là mối tương quan thuận giữa hành động “cho trẻ chơi các đồ chơi đòi hỏi

sự vận động khéo léo” của cha mẹ với khả năng “cầm que khều đồ vật ở xa, bắt ghế lấy đồ vật trên bàn, tìm người trợ giúp khi không lấy được đồ vật” của trẻ.

27.3 57.3 66.7 45.5 29.3 26.7 27.3 13.3 6.7 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi

Chưa biết

Biết chưa thành thạo Biết thành thạo

85

Biểu đồ 3.16. So sánh hành động cho trẻ chơi các đồ chơi đòi hỏi sự vận động khéo léo của cha mẹ với khả năng cầm que khều đồ vật ở xa, bắt ghế lấy đồ vật trên bàn,

tìm người trợ giúp khi không lấy được đồ vật của trẻ

Qua biểu đồ trên, có thể rút ra nhận xét sau: trong số cha mẹ thường xuyên

cho trẻ chơi các trò chơi đòi hỏi sự vận động khéo léo, có đến 55,8% trẻ đã biết và chỉ 16,3% chưa biết cầm que khều đồ vật ở xa, bắt ghế lấy đồ vật trên bàn; cha mẹ

thỉnh thoảng cho trẻ chơi các trò chơi đòi hỏi sự vận động khéo léo thì tỉ lệ trẻ đã

biết giảm xuống còn 33,3% và tỉ lệ trẻ chưa biết tăng lên mức 37,3%; cha mẹ ít khi thực hiện hành động này thì số trẻ đã biết giảm xuống mức rất thấp là 14,3% và tỉ lệ trẻ chưa biết tăng cao đến 42,9%. Nghĩa là tỉ lệ trẻ biết cầm que khều đồ vật ở xatỉ lệ thuận với mức độ thường xuyên mà cha mẹ cho trẻ chơi các trò chơi vận động khéo léo: càng thường xuyên cho trẻ chơi thì tỉ lệ trẻ biết càng tăng.

Tiểu kết chương 3: 55.8 33.3 14.3 27.9 29.4 42.9 16.3 37.3 42.9 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi

Chưa biết

Biết chưa thành thạo Biết thành thạo

86

Nội dung chương 3 trên đây trình bày các kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể khái quát lại như sau:

+ Trẻ em 1 đến 3 tuổi ở các trường mầm non mà chúng tôi khảo sát có khả năng vận động tương đương và khả năng tư duy trực quan – hành độnghơi chậm hơn so với mức chuẩn thông thường. Vận động và tư duy của trẻ có mối tương quan chặt chẽ với nhau.

+ Có sự khác biệt về khả năng vận động và tư duy giữa trẻ ở trường mầm non tư thục và trẻ ở trường công lập.

+ Giữa hành động của cha mẹ và khả năng phát triển vận động, tư duy của trẻ có cũng mối tương quan chặt chẽ.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu này, tiếp theochúng tôi nêu kết luận chung về nghiên cứu và đưa ra một số khuyến nghị đối với cha mẹ và những người chăm sóc trẻ, với hi vọng góp phần vào việc giáo dục, phát triển tư duy cho trẻ.

87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)