Khái niệm tư duytrẻ em

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 34 - 36)

7. Các phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.1.Khái niệm tư duytrẻ em

Trong tâm lý học, tư duy được xem là một quá trình tâm lý thuộc mức độ nhận thức lý tính, là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác. Tư duy phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Tư duy cho phép con người nhận biết rõ thế giới bên ngoài và bên trong: một bên là thế giới bên ngoài với những vật cụ thể mắt thấy, tai nghe, tay sờ mó được; một bên là thế giới bên trong với những hình ảnh, những biểu tượng của sự vật, những ý muốn chủ quan của con người. [19;106]

J.Piaget nói đến sự phát triển nhận thức, sự phát triển trí tuệ trẻ em. Tuy nhiên, các bài tập mà ông đưa ra nhằm nghiên cứu trí tuệ trẻ em về bản chất chính là tìm hiểu mức độ phát triển các thao tác tư duy từ đơn giản đến phức tạp ở trẻ. Đầu tiên, đó là những hành động tìm kiếm một đồ vật bị giấu trong những tình huống mới. Sau đó là những thao tác cơ bản của tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp,… J.Piaget coi tư duy là một dạng thích ứng/thích nghi của cơ thể, được hình thành từ hành động và nó có bản chất thao tác. Và quá trình phát sinh, phát triển của tư duy (cũng như ngôn ngữ) trẻ em là quá trình dần dần xã hội hoá các thành tố tự ngã sâu kín bên trong. Lúc đầu là tư duy tự kỷ có sẵn bên trong, sau đó là tư duy mang tính tự kỷ trung tâm và cuối cùng được xã hội hoá thành tư duy xã hội và tư duy ngôn ngữ. Sơ đồ của quá trình xã hội hóa tư duy theo J.Piaget như sau: tư duy bên trong (tự ngã) → tư duy có tính chất tự kỷ trung tâm → tư duy hướng ra bên ngoài.

Chính vì vậy mà khi phân tích lý thuyết tự kỷ trung tâm của J.Piaget,L.X.Vưgôtxki trong “Tư duy và ngôn ngữ” đã cho rằng: “Tư tưởng cơ bản, xuất phát điểm của toàn bộ luận điểm phát triển tư duy nói chung và nguồn gốc phát

29

sinh tự kỷ trung tâm ở trẻ em chính là luận điểm ông (Piaget) lấy từ lý thuyết tâm lý học phân tâm – luận điểm coi hình thái tư duy ban đầu do chính bản chất tâm lý của trẻ tạo ra là hình thái từ ngữ tự ngã; còn tư duy hiện thực là sản phẩm sau này tựa như từ ngoài buộc vào trẻ một cách ép buộc lâu dài và hệ thống do môi trường xã hội xung quanh trẻ tác động vào”[6;173].

L.X.Vưgôtxki không đưa ra một khái niệm cụ thể về tư duy, nhưng ông đã phân biệt các chức năng tâm lý cấp cao và cấp thấp trong cấu trúc tâm lý người. Theo đó, các chức năng tâm lí cấp cao được hình thành từ quá trình cấu trúc lại các chức năng tâm lý cấp thấp khác dựa trên cơ sở áp dụng các ký hiệu như là phương tiện tổ chức hành vi. Tư duy là một chức năng tâm lý cấp cao. Vì thế, có thể hiểu rằng theo Vưgôtxki, tư duy trẻ em là quá trình cấu trúc lại các hành động đơn giản bên ngoài dựa trên cơ sở áp dụng công cụ tâm lý và ngôn ngữ.

Trong tác phẩm “Tư duy và ngôn ngữ”, L.X.Vưgôtxki đã nêu quan điểm ngược lại với J.Piaget về quá trình phát sinh tư duy trẻ em. L.X.Vưgôtxki cho rằng không tồn tại tư duy cá nhân hay tư duy xã hội ngay từ đầu trong đứa trẻ, xét về phương diện cá nhân. Lúc đầu là tư duy, ngôn ngữ bên ngoài, có tính chất xã hội, sau đó (thông qua hoạt động và ý thức xã hội) chuyển thành ngôn ngữ tự kỉ trung tâm, cuối cùng là tư duy, ngôn ngữ bên trong của mỗi cá nhân. Sơ đồ của quá trình xã hội hóa tư duy theo L.X.Vưgôtxki như sau: tư duy bên ngoài → tư duy có tính chất tự kỷ trung tâm → tư duy bên trong.

Ở đây có sự khác biệt về nguyên tắc giữa J.Piaget và L.X.Vưgôtxki. Một bên là sự thích ứng xã hội của cá nhân, làm thay đổi cái vốn có của cá nhân theo xã hội, còn bên kia là mỗi cá nhân hình thành cho chính mình cái xã hội ngay từ đầu.Chính từ quan niệm tư duy nêu trên mà J.Piaget và L.X.Vưgôtxki có cái nhìn khác nhau về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển tư duy trẻ em [10;149].

Từ những phân tích nêu trên, trong nghiên cứu này, chúng tôi hiểu tư duy của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi là quá trình trẻ khám phá ra các mối quan hệ mới giữa các sự vật hiện tượngbằng hành động để giải quyết tình huống có vấn đề mà trẻ gặp phải.

30

Quá trình tư duy của trẻ bắt đầu khi trẻ gặp tình huống có vấn đề (ví dụ như muốn lấy được đồ vật), trẻ sẽ quan sát, sử dụng kinh nghiệm đã có, hành động với đồ vật trong trường tri giác để tìm ra cách thức hành động mới hoặc tìm kiếm người trợ giúp khi cần thiết nhằm đạt được mục đích của mình.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 34 - 36)