Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 49 - 58)

7. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.2.2.1. Phương pháp quan sát

Quan sát là phương pháp không thể thay thế được trong nghiên cứu trẻ em.Đây là phương pháp nhà nghiên cứu dùng để theo dõi và ghi chép một cách có mục đích và có kế hoạch những biểu hiện đa dạng của hoạt động tâm lý của trẻ mà

44

họ nghiên cứu cùng những điều kiện, diễn biến của nó trong đời sống tự nhiên hàng ngày.Đây là phương pháp quan trọng nhất trong đề tài nghiên cứu này.

Ưu điểm của phương pháp quan sát là có thể thu thập những sự kiện về hành động tự nhiên, những sự kiện diễn ra trong cuộc sống bình thường hàng ngày của trẻ. Chính vì vậy, quan sát phải làm thế nào để trẻ không biết là mình đang bị quan sát, nó sẽ mất tự nhiên, không thoải mái, toàn bộ hành động sẽ thay đổi. Phải làm thế nào để trẻ hành động một cách tự do, tự nhiên, có như thế người nghiên cứu mới thu được những tài liệu đúng sự thực.Để đảm bảo tính trung thực, khách quan trong những sự kiện quan sát, thường việc quan sát được tiến hành bởi người quen thuộc với trẻ, sự có mặt của người này là hoàn toàn bình thường và trẻ có thể hành động tự do, tự nhiên. Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã làm quen, cùng chơi, cùng học với trẻ trước khi tiến hành quan sát.

Việc xác định mục đích quan sát là rất quan trọng. Kết quả của quan sát tuỳ thuộc vào mục đích của quan sát được đề ra rõ ràng đến mức nào. Nếu mục đích quan sát không rõ ràng, người quan sát không đề ra những nhiệm vụ quan sát cụ thể mà mình phải tiến hành thì kết quả quan sát sẽ mơ hồ, không xác định.

Với mục đích là quan sát những biểu hiện tư duy của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi, chúng tôi đã xây dựng một bảng quan sát. Bảng quan sát này lại dựa trên thang đo mà chúng tôi đã thiết kế nhằm đánh giá đặc điểm phát triển tư duy của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi. Vì vậy, trước hết chúng tôi khái quát về thang đo, sau đó sẽ mô tả bảng quan sát.

- Mô tả thang đo:

Thang đo chúng tôi xây dựnggồm 2 nội dung lớn (chia thành 2 bảng) là: khả năng vận động và khả năng vận động – nhận thức, kèm theo đó là độ tuổi trung bình mà trẻ đạt được(vì tư duy của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi chủ yếu là tư duy trực quan – hành động, nênsự phát triển tư duy của các em có mối liên quan chặt chẽvới khả năng vận động). Chúng tôi xem thang đo này là mức chuẩn để đánh giá sự phát triển tư duy của nhóm trẻ mà chúng tôi khảo sát.

45

Trong phần vận động của thang đo, chúng tôi đưa ra các item vận động theo mức độ từ dễ đến khó.

Trong phần vận động – nhận thức của thang đo, chúng tôi đề cập đến những

biểu hiện của tư duy trực quan – hành động ở trẻ, ví dụ: cầm que khều đồ vật ở xa,

bắc ghế để lấy đồ vật trên bàn, tìm kiếm người trợ giúp khi một mình không lấy được vật; thực hiện được trò chơi ghép hình đơn giản (đặt khối vuông vào ô hình vuông, khối tròn vào ô hình tròn, khối tam giác vào ô hình tam giác); xếp chồng các khối gỗ.... Đồng thời, chúng tôi cũng quan tâm đến những biểu hiện là tiền đề quan

trọng của sự phát triển tư duy trực quan – hành động, ví dụ:lặp lại những hành

động với đồ vật cho những kết quả thú vị (thả, ném đồ chơi – người lớn nhặt, đưa cho trẻ, trẻ lại thả, ném tiếp, và tỏ ra thích); tìm mọi cách để lấy được đồ vật yêu thích (dịch chuyển các chướng ngại vật sang một bên; kéo khăn phủ ra; … để lấy được đồ vật mong muốn) … Ngoài ra, chúng tôi cũng đưa thêm vào một số yếu tố

khác có thể có ảnh hưởng hoặc có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển tư duycủa

trẻ 1 – 3 tuổi, ví dụ: thích lại gần và xem trẻ lớn hơn một chút chơi, có khả năng kiềm chếcảm xúc trong những hoàn cảnh nhất định…

Tư liệu để chúng tôi thiết kế thangđo này là Test Denver II, Thang đo Brunet – Lézine và các tài liệu về đánh giá sự phát triển tư duy trẻ em từ 1 đến 3 tuổi khác[15;212]; [16]; [18;350]; [23;228].

Sau đây là phần nội dung cụ thể của thang đo:

Bảng 2.1. Khả năng vận động của trẻ của trẻ 1 – 3 tuổi

TT Độ tuổi trung bình

đạt đƣợc Những biểu hiện của khả năng vận động

1 8 tháng Đi men có điểm tựa

2 7 – 11 tháng Leo lên cầu thang – bậc cao khoảng 15 cm 3 8 – 14 tháng Leo lên giường, ghế – bậc cao khoảng 30 cm 4 10 – 15 tháng Leo xuống cầu thang

5 12 – 16 tháng Đi vững 6 15 – 20 tháng Tập chạy

46

8 30 tháng Giữ thăng bằng 1 chân trong khoảng thời gian ngắn

9 30 tháng Giữ thăng bằng ngồi xổm

10 24 tháng Ném một quả bóng lên cao hơn người trẻ 11 30 - 36 tháng Xuống cầu thang có đổi chân

12 36tháng Nhảy lò cò 1 chân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13 24 - 36tháng Đi xe đạp 3 bánh

14 30 - 36 tháng Đi thăng bằng trên thanh ngang

Bảng 2.2. Khả năng vận động – nhận thức của trẻ 1 – 3 tuổi

TT

Độ tuổi trung bình

đạt đƣợc

Những biểu hiện của khả năng vận động – nhận thức

1.1 3 – 5 tháng Với tới được một đồ vật hay đồ chơi yêu thích 1.2 4 – 5 tháng Khua tay khua chân khi trông thấy đồ chơi 2.1 5 tháng Với và nắm lấy đồ vật hay đồ chơi

2.2 5 – 8 tháng Xem xét đồ chơi bằng tay một cách lí thú 2.3 4 – 5 tháng Cầm đồ chơi cho vào mồm gặm

3.1 8 tháng

Thích thú “quan sát” kết quả của hành động với đồ vật (nhìn người lớn lắc xúc xắc, bóp con đồ chơi cao su cho kêu, ném bóng, …)

3.2 5 – 8 tháng Thả, ném đồ vật và thích thú nhìn xem kết quả thế nào 3.3 5 – 8 tháng

Lặp lại những hành động với đồ vật cho những kết quả thú vị (thả, ném đồ chơi – người lớn nhặt, đưa cho trẻ, trẻ lại thả, ném tiếp, và tỏ ra thích)

4.1 5 – 8 tháng Hai tay mày mò, thao tác đơn giản với các đồ vật, đồ chơi, đặc biệt là các vật nhỏ vừa tay cầm.

4.2 10 tháng

Tìm mọi cách để lấy được đồ vật yêu thích (dịch chuyển các chướng ngại vật sang một bên; kéo khăn phủ ra; … để lấy được đồ vật mong muốn)

4.3 10 tháng Vẽ nghuệch ngoạc

5.1 8 – 14 tháng Tích cực hoạt động, (tổng hợp các kĩ năng vận động đã có) kết hợp bò, trèo, đứng và bước đi

5.2 8 – 14 tháng Đóng mở cửa, cho vật vào và lấy vật ra khỏi hộp, dựng đồ vật bị đổ đứng dậy...)

47

5.4 10 – 15 tháng Cầm cốc đưa vào mồm uống nước, cầm thìa xúc món ăn yêu thích cho vào mồm, còn làm đổ.

5.5 8 – 14 tháng

Mày mò, tìm hiểu các đồ vật: bẻ đồ chơi, thả rơi cốc, ném bóng, … (dường như đang quan sát xem nếu làm như thế với vật thì điều gì xảy ra)

5.6 8 – 14 tháng Khám phá chất liệu của đồ vật (gặm, ném, đập) đặc biệt là những vật nhỏ có thể cầm nắm

5.7 8 – 14 tháng

Thích bật tắt đèn, cắm giắc quạt vào ổ điện, bật tắt ti vi, … và dường như quan sát xem điều gì xảy ra (học nắm bắt những quan hệ nhân quả đầu tiên)

5.8 20 tháng Vạch đường thẳng

6.1 24 – 36 tháng Tích cực vận động, đi, chạy, leo trèo, … (một cách thuần thục)

6.2 8 – 14 tháng

Tích cực khám phá các thuộc tính của các sự vật hiện tượng trong không gian xung quanh bằng cách đóng, mở, xếp, tháo ra, lắp vào, di chuyển,…. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.3 14 – 24 tháng Tiếp tục khám phá những kết quả của hành động với đồ vật.

6.4 12 tháng Chơi với các hạt nhỏ (đổ hạt ra khỏi lọ, nhặt được viên bằng ngón cái và ngón trỏ cho vào lọ)

6.5 12 tháng Xếp chồng được trên 3 khối gỗ mà không đổ 6.6 30 tháng Bắt chước vẽ hình tròn

6.7 15 – 24 tháng

Cầm que khều đồ vật ở xa, bắc ghế để lấy đồ vật trên bàn. Tìm kiếm người trợ giúp khi một mình không lấy được vật.

6.8 15 – 24 tháng Thích lại gần và xem trẻ lớn hơn 1 chút chơi 7.1 24 – 36 tháng Đi được xe đạp 3 bánh

7.2 24 – 36 tháng Thích khám phá những đồ vật mới

7.3 24 – 36 tháng Đóng vai một nhân vật nào đó và hành động theo tưởng tượng

7.4 24 – 36 tháng Vẽ, lắp ghép, xếp hình, xây nhà..., tạo ra những sản phẩm có chút sáng tạo

7.5 24 – 36 tháng

Thực hiện được trò chơi ghép hình đơn giản (đặt khối vuông vào ô hình vuông, khối tròn vào ô hình tròn, khối tam giác vào ô hình tam giác)

7.6 24 – 36 tháng Tìm kiếm người trợ giúp, đề nghị người trợ giúp làm điều gì đó khi nhận ra không thể làm điều đó một mình. 7.7 24 – 36 tháng

Có khả năng kiềm chế một số cảm xúc, phản ứng có cân nhắc (bị một người lấy mất đồ chơi, trẻ cố kiềm chế không khóc, chỉ hơi mếu một chút, đi về phía mẹ, đứng

48

nép vào mẹ và nhìn về phía người lấy đồ chơi, tỏ ra không đồng tình).

7.8 24 – 36 tháng Thích lại gần và chủ động tham gia chơi với các trẻ em khác

7.9 24 – 36 tháng Nhận biết mình trong gương, biết rằng đó là mình

8.1 36 tháng Có ý niệm về thời gian (hôm qua, hôm nay, buổi tối, buổi sáng)

8.2 36 tháng Hiểu được sự tương đồng (mũ/ đầu; giày/ chân) 8.3 36 tháng Nhóm các vật tương tự vào một nhóm

8.4 30 tháng Xếp chồng trên 8 khối gỗ theo thứ tự từ lớn đến bé, tạo thành hình tháp mà không đổ

8.5 24 – 36 tháng Phân biệt, so sánh được đoạn thẳng dài hơn – ngắn hơn 8.6 Cuối 36 tháng Bắt đầu tham gia trò chơi đóng vai

- Mô tả bảng quan sát:

Như phần trên đã đề cập, từ thang đo trên chúng tôi thiết kế một bảng quan sát các biểu hiện vận động và tư duy của trẻ(xem phụ lục 1 – Bảng quan sát trẻ).Bảng quan sátcũng gồm 2 nội dung lớntương tự như thang đo: khả năng vận động vàkhả năng vận động – nhận thức. Khả năng của trẻ trong các lĩnh vực này được đánh giá theo ba mức độ: đã biết thành thạo, biết chưa thành thạo và chưa biết.

+ Mức 1: Biết thành thạo(1,0 điểm) + Mức 2: Biết chưa thành thạo (2,0 điểm) + Mức 3: Chưa biết (3,0 điểm)

Từ các mức điểm này, chúng tôi tính được giá trị trung bình M của từng itemvà ý nghĩa của giá trị trung bình như sau:

+ M = 1: các thao tác và khả năng tương ứng đã thành thạo

+ 1 < M < 3:các thao tác và khả năng tương ứng đã hình thành nhưng chưa thành thạo

+ M = 3: các thao tác và khả năng tương ứng chưa hình thành

2.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với cha mẹ và người chăm sóc trẻ để tìm hiểu thực trạng nhận thức và phương pháp chăm sóc, giáo dục phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

49

triển tư duy cho trẻ. Cụ thể là chúng tôi muốn tìm hiểu xem cha mẹ, người chăm sóc trẻ nhận thức như thế nào về mối quan hệ giữa sự phát triển tư duy của trẻ với hoạt động và giao tiếp, xem cha mẹ tổ chức môi trường sống của con như thế nào để tạo điều kiện cho con hoạt động, giao tiếp và qua đó phát triển tư duy. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp chúng tôi tìm hiểu những khó khăn mà cha mẹ thường gặp phải khi chăm sóc và nuôi dạy con – những khó khăn có ảnh hưởng đến việc phát triển tư duy cho trẻ.

Bảng hỏi dành cho cha mẹ gồm các câu hỏi có nội dung sau:

-Câu 1: tìm hiểu mức độ quan tâm của cha mẹ/người chăm sóc trẻ đối với

các lĩnh vực phát triển của trẻ như vận động, thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, ứng xử xã hội…

Ở câu hỏi này, chúng tôi đưa ra các mức đánh giá theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 7 cụ thể như sau:

+ Mức 1: lĩnh vực quan tâm nhiều nhất ( 1,0 điểm) + Mức 2: lĩnh vực quan tâm nhiều thứ hai (2,0 điểm) + Mức 3: lĩnh vực quan tâm nhiều thứ ba (3,0 điểm) + Mức 4: lĩnh vực quan tâm nhiều thứ tư (4,0 điểm) + Mức 5: lĩnh vực quan tâm nhiều thứ năm (5,0 điểm) + Mức 6: lĩnh vực quan tâm nhiều thứ sáu (6,0 điểm) + Mức 7: lĩnh vực quan tâm ít nhất (7,0 điểm)

Từ các mức điểm này, chúng tôi tính được giá trị trung bình M của từng itemĐiểm trung bình của item nào càng thấp thì mức độ quan tâm của cha mẹ đối với lĩnh vực đó càng cao.

-Câu 2: tìm hiểu quan điểm của cha mẹ/người chăm sóc về thời gian bắt đầu

giáo dục trẻ (ở độ tuổi nào là phù hợp).

-Câu 3 và 4: các tình huống về việc tổ chức cho trẻ hoạt động, vận động. Qua

các tình huống này, cha mẹ/người chăm sóc trẻ cho biết đặc điểm nhận thức của họ đối với việc tổ chức cho trẻ hoạt động, vận động.

50

-Câu 5: đề cập đến những hành động của cha mẹ/người chăm sóc trong quá

trình nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong gia đình hàng ngày - những hành động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tư duy của trẻ. Chúng tôi tìm hiểu xem người lớn thực hiện những hành động đó ở mức độ nào, thường xuyên, thỉnh thoảng hay ít khi.

Các mức đánh giá:

+ Mức 1: thường xuyên (1,0 điểm) + Mức 2: thỉnh thoảng (2,0 điểm) + Mức 3: ít khi (3,0 điểm)

Giá trị khoảng cách: (3 – 1) : 3 = 0,67 Ý nghĩa của từng giá trị trung bình:

+ 1,00 – 1,67: cha mẹ thường xuyên thực hiện

+ 1,68 – 2,34: cha mẹ thỉnh thoảng có thực hiện nhưng không thường xuyên

+ 2,35 – 3,00: cha mẹ hầu như không thực hiện

-Câu 6: những khó khăn cha mẹ thường gặp trong quá trình chăm sóc và giáo

dục trẻ. Các mức đánh giá: + Mức 1: đúng (1,0 điểm) + Mức 2: đúng một phần (2,0 điểm) + Mức 3: không đúng (3,0 điểm) Giá trị khoảng cách: (3 – 1) : 3 = 0,67 Ý nghĩa của từng giá trị trung bình:

1,00 – 1,67: cha mẹ gặp nhiều khó khăn

1,68 – 2,34: cha mẹ có gặp khó khăn nhưng không nhiều 2,35 – 3,00: cha mẹ hầu như không gặp khó khăn

-Câu 7: một số thông tin về gia đình: thứ tự của trẻ trong gia đình, trình độ

học vấn và nghề nghiệp của bố mẹ…

51

Phương pháp này được sử dụng ở 2 thời điểm trong quá trình nghiên cứu: -Một làtrước khi xây dựng bảng hỏi: chúng tôi đã phỏng vấn cha mẹ/người chăm sóc trẻ để thu thập thông tin ban đầu về những điều cha mẹ quan tâm trong chăm sóc giáo dục trẻ, những hành động họ thường thực hiện hay các khó khăn mà họ gặp phải… Các thông tin này được chọn lọc và sử dụng để xây dựng bảng hỏi.

-Hai là sau khi quan sát trẻ và thu lại bảng hỏi của cha mẹ:nhận thấy có những trường hợp chưa hiểu cần trao đổi thêm, chúng tôi tiến hành hỏi ý kiến trực tiếp với cha mẹ/người chăm sóc và cả giáo viên của trẻ. Các câu hỏi chủ yếu đề cập đến quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ ở nhà và ở trường, đặc biệt là tổ chức cho trẻ vận động và giao tiếp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.4. Phương pháp thống kê toán học

Sau khi thu thập được các số liệu từ các phương pháp nghiên cứu nêu trên, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lí số liệu, cho kết quả nghiên cứu và nhận xét ý nghĩa về mặt thống kê.

52

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 49 - 58)