- Sách giáo khoa thay đổi "xoành xoạch"
NĂM DOANH THU (tỷ đồng)
(tỷ đồng) SGK STK 2000 345.991.341 50.193.874 2001 327.909.820 59.405.152 2002 514.209.692 58.797.794 2003 573.247.799 85.491.203 2004 611.913.000 100.810.000 2005 719.950.375 172.498.035
Xoá bỏ độc quyền xuất bản SGK là đòi hỏi tất yếu của xã hội. Xoá bỏ độc quyền trong biên soạn SGK sẽ cho ra đời nhiều bộ sách tốt hơn (với điều kiện Nhà nước có thể quản lý chất lượng nội dung và học thuật của các bộ sách này).
Đối với NXBGD, xoá bỏ độc quyền đồng nghĩa với việc thị trường in ấn và phát hành bị chia sẻ. Nhưng việc xoá bỏ độc quyền này cũng đặt NXB trước xu thế cạnh tranh lành mạnh trong điều kiện mới, và cũng giúp NXB cởi bỏ những ràng buộc về mặt tài chính như hiện nay.
Xoá bỏ độc quyền xuất bản SGK không có nghĩa là xoá bỏ hoàn toàn cơ chế xuất bản SGK như hiện nay. Hiện tại, quy trình làm SGK gồm 4 công đoạn: Biên soạn – biên tập – in – phát hành.
Cụ thể, chương trình SGK do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định. Các tác giả biên soạn nội dung SGK do Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn. Hội đồng thẩm định SGK cũng do Bộ chọn. NXBGD chỉ chịu trách nhiệm biên tập – in và phát
hành. Muốn xoá bỏ độc quyền SGK, cần phải xã hội hóa từ khâu biên soạn SGK, để có nhiều bộ SGK (dựa trên một chương trình giáo dục phổ thông chuẩn) chứ không phải chỉ một bộ SGK như hiện nay. Cần có một cái nhìn biện chứng trong vấn đề này, không thể "phủ định sạch trơn" toàn bộ quy trình biên soạn, xuất bản SGK hiện nay. Cần hiểu việc xoá bỏ độc quyền xuất bản SGK không phải là để chia một "miếng bánh ngon", một thị trường rộng lớn cho nhiều NXB, mà cần nhìn nhận nó dưới góc độ lợi ích của người tiêu dùng, trực tiếp là GV và HS. Có nhiều bộ SGK, nhiều người cùng biên soạn SGK sẽ tạo cơ hội để nâng cao chất lượng SGK, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông.
Hiện tại, NXBGD đã có những đề nghị về phương án xoá bỏ độc quyền xuất bản SGK, trước mắt có thể thực hiện ngay trong năm học 2007 - 2008. Theo đó, cần bắt đầu từ khâu biên soạn SGK, với các công việc cụ thể :
- Tổ chức soạn thảo và ban hành Quy định về tiêu chuẩn SGK để các cá nhân, tập thể, các NXB căn cứ vào đó thực hiện biên soạn SGK và hội đồng thẩm định quốc gia có căn cứ đánh giá.
- Ban hành quy định về việc biên soạn SGK, thẩm định, duyệt và quyết định chọn sách để sử dụng làm SGK, trong đó nêu rõ: các NXB, các tập thể, cá nhân đều có quyền được tham gia biên soạn, biên tập SGK.
- Thông báo thời hạn nộp bản thảo cuốn sách trình Bộ duyệt và chọn làm SGK cùng với các yêu cầu về hình thức cuốn sách đó.
Về việc tổ chức xuất bản – phát hành SGK thì: theo Luật Bản quyền, cuốn SGK nào được Bộ duyệt sẽ thuộc quyền sở hữu của nhóm tác giả biên soạn. Nhóm tác giả này hoàn toàn có quyền giao tác phẩm của mình cho bất kì NXB nào mà mình cho làm đảm bảo được chất lượng biên tập, minh hoạ và chế bản để xuất bản – phát hành. NXB này có trách nhiệm tổ chức xuất bản – phát hành
SGK đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu tiến độ thay SGK của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần phải ban hành quy định về phát hành SGK nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ, đồng bộ và kịp thời cho HS ở mọi vùng miền trước ngày khai giảng năm học.
* Trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Xuất bản là một trong chín lĩnh vực Nhà nước đã quy định là không có sự tham gia của nước ngoài, và phải do Nhà nước quản lý. Do đó, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, ngành xuất bản (gồm có xuất bản, in và phát hành) có thể nói là không chịu nhiều ảnh hưởng. Thực tế là trong nhiều năm qua, Nhà nước đã quản lý chặt chẽ các ngành thuộc lĩnh vực văn hóa – tư tưởng như báo chí, xuất bản…, không có sự tham gia của tư nhân hay tổ chức nước ngoài.
Điều 23 Luật Xuất bản năm 2004 có quy định cụ thể về việc xuất bản tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Trong đó ghi rõ: Việc xuất bản tác phẩm của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để kinh doanh tại Việt Nam phải được nhà xuất bản của Việt Nam có chức năng tương ứng thực hiện. Điều 24, mục 4 cũng nêu rõ, các NXB nước ngoài được phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và phải được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp giấy phép; Văn phòng đại diện của NXB nước ngoài tại Việt Nam được giới thiệu về NXB, sản phẩm của NXB; xúc tiến các giao dịch về bản quyền và xuất bản phầm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, các NXB nước ngoài chỉ được phép đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam và giới thiệu sản phẩm của mình, xúc tiến các giao dịch về bản quyền và XBP đơn thuần.
Trong lĩnh vực in, điều 34, Luật Xuất bản 2004 cũng quy định: Cơ sở in XBP được in gia công XBP cho nước ngoài, và việc in gia công này phải được phép của Bộ Văn hóa – Thông tin hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt in chịu trách nhiệm về bản quyền đối với XBP đặt in và phải thực hiện xuất khẩu 100%, không tiêu thụ XBP in gia công trên lãnh thổ Việt Nam.
Về phát hành, tại điều 43 Luật Xuất bản 2004 quy định: Cơ sở phát hành XBP có tư cách pháp nhân được hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh đế kinh doanh XBP theo quy định của pháp luật. Điều 20, Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2006 quy định: Văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực phát hành XBP không được trực tiếp kinh doanh tại Việt Nam.
Như vậy, trong lĩnh vực in, các cơ sở in chỉ được in gia công XBP cho nước ngoài và 100% XBP in gia công này phải được xuất khẩu, không tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam. Trong lĩnh vực phát hành, các tổ chức nước ngoài cũng không được trực tiếp tham gia.
Đối với SGK – loại XBP mang tính chất pháp lệnh, sự quản lý này còn chặt chẽ hơn rất nhiều nên có thể nói, dù Việt Nam đã gia nhập WTO (tháng 11/2006) thì hoạt động xuất bản SGK cũng không bị tác động nhiều.
Có thể thấy, NXBGD đã chủ động trong việc đề xuất phương án phá bỏ độc quyền xuất bản SGK, đứng trên góc độ lợi ích của xã hội. Trong hoàn cảnh tất yếu phải xã hội hóa nhiều lĩnh vực như hiện nay, xã hội hóa hoạt động in và phát hành SGK là cần thiết. Tuy nhiên, để xã hội hóa hoạt động biên soạn SGK lại là một vấn đề cần đặc biệt lưu ý để đảm bảo sự ổn định trong quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực nhạy cảm và có tính tác động lâu dài như giáo dục, mà hoạt động xuất bản SGK là một phần rất quan trọng.
Vì vậy, trong điều kiện, hoàn cảnh mới, NXBGD cũng cần xây dựng cho mình một chiến lược QHCC mới, hiệu quả và toàn diện hơn. Khi còn nắm độc quyền, NXB chưa thực sự phát huy hết những ưu thế đặc biệt của mình như uy tín, thương hiệu, đội ngũ biên tập viên có trình độ và kinh nghiệm, công nghệ in hiện đại, mạng lưới phát hành rộng khắp. Nhưng khi xoá bỏ độc quyền, NXB buộc phải vận động theo xu hướng mới, tiếp tục giữ vững vị thế và thị trường của mình. Mà hoạt động QHCC sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc khẳng định mạnh mẽ sức sống và uy tín của NXB.