Các PTTTĐC tác động tiêu cực tới hoạt động PHS của NXBGD

Một phần của tài liệu Tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đến công tác phát hành sách (Trang 92 - 99)

- Sách giáo khoa thay đổi "xoành xoạch"

2.3.2. Các PTTTĐC tác động tiêu cực tới hoạt động PHS của NXBGD

một số PTTTĐC gọi là “loạn STK”, về sự “độc quyền” trong hoạt động xuất bản, in ấn và phát hành SGK,…

Những bài viết đó gây ức chế trong tâm lí người tiêu dùng dẫn tới phản ứng tiêu cực. Có thể nói, do đặc điểm là mọi HS đều phải sử dụng SGK khi đến lớp, nên việc phát hành SGK không bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực đó, song đã dẫn tới tâm lí nghi ngờ các XBP khác của NXB về chất lượng nội dung, ảnh hưởng tới thương hiệu NXBGD, vì người tiêu dùng cho rằng NXB đặt mục đích lợi nhuận lên hàng đầu. Điều đó đương nhiên gây tác động không tốt tới hoạt động phát hành. Họ có thể quyết định lựa chọn sách của NXB khác.

Trên báo Thanh niên số ra ngày 20/5/2004, có tin: Việc cung ứng SGK của NXBGD còn rất chậm. Tác giả P.Đ thông báo rằng: "Theo NXBGD, đến nay các tỉnh đã nhập kho 9 triệu bản SGK lớp 3 và 2,5 triệu bản SGK lớp 8, chỉ mới đáp ứng khoảng 40% nhu cầu SGK lớp 3 và 20% nhu cầu SGK lớp 8. Như vậy, sau hai năm triển khai đại trà chương trình SGK mới, ngành giáo dục vẫn "loay hoay" với hình thức cũ, hình thức "cuốn chiếu", môn nào xong thì được thẩm định và in trước, điều này đã dẫn đến tình trạng cung ứng chậm SGK và liệu rằng có ảnh hưởng đến chất lượng SGK trong năm học 2004 - 2005".

Đây có thể nói là một tin rất "xấu" đối với NXBGD. Người viết tin đã đưa đến cho độc giả thông tin SGK lớp 3 và lớp 8 mới được xuất bản với số lượng rất ít. Thời điểm thông tin này được công bố là cuối tháng 5, còn 3 tháng nữa mới vào khai giảng năm học mới, chưa đủ căn cứ để khẳng định thiếu sách, "sốt" sách. Việc các môn được thẩm định xong tại những thời điểm khác nhau, chuyển in và phát hành tại những thời điểm khác nhau là bình thường. Điều quan trọng ở đây là cố gắng phát hành vào cùng một thời điểm để đảm bảo "đồng bộ" chứ không phải in một loạt, phát hành một loạt chính xác đến từng ngày. Mặt khác, việc cung ứng chậm SGK và chất lượng SGK là hai việc khác

nhau. Từ khâu biên soạn SGK tới khâu in, phát hành SGK là một quy trình chặt chẽ và cần nhiều thời gian để đảm bảo chất lượng. Tác giả bài viết đã đưa thông tin khiến người tiêu dùng lo về SGK có thể bị chậm "một", thì lo về chất lượng "mười" trong khi không có căn cứ để kết luận như vậy.

Hay như tin 3,7% HS không có SGK được đăng thành 37% HS không có SGK như đã nói ở trên cũng là ví dụ tiêu biểu cho sự tác động tiêu cực của các PTTTĐC đối với NXBGD nói chung và hoạt động PHS nói riêng.

Báo Lao động số ra ngày 25/3/2005 có bài Đừng để bị mất thị trường mới… kêu cứu của tác giả Long Khánh. Tác giả nhận xét, những năm gần đây ngành giáo dục đã không ngừng cải tiến chương trình giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng SGK. Tuy nhiên NXBGD chưa tiên lượng được nhu cầu của HS và cả chính GV trong quá trình dạy và học, nên chưa "đón đầu" được nhu cầu tìm hiểu thông tin qua một kênh sách khác là: STK, dù chính NXBGD đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định soạn thảo và ban hành STK bổ trợ SGK: "Cho nên gần như năm nào cũng vậy, trong khi SGK của NXBGD chưa phát hành đến tay HS, NXBGD còn đang loay hoay chỉnh sửa bản thảo STK, thì trên thị trường, hàng loạt STK của các NXB khác như

Đà Nẵng, ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM, Thanh Niên, Nghệ An đã được

tung ra, gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. Trước sự "chậm chân" của mình, năm nào NXB cũng có kiến nghị gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số cơ quan khác cho thu hồi những STK "không hợp lệ" của các NXB nói trên. Theo ý kiến của NXBGD thì các cơ quan trên không đủ thẩm quyền để viết STK, STK của các NXB khác viết ẩu, nội dung không khác nhiều so với SGK, giá đắt, hình thức xấu, chất lượng kém… NXBGD đã quá chủ quan với việc được đích danh Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định viết SGK, nên gần như năm nào STK cũng được ban hành khá muộn. NXBGD cần chủ động nắm bắt thị

tốt, nếu được ban hành sớm, STK của NXBGD chắc chắn sẽ "đánh bật" được STK của nhiều NXB khác… NXBGD cần chủ động hơn nữa, đừng để mất thị trường mới vội vàng "kêu cứu" !.

Bài viết này một mặt khẳng định uy tín của NXBGD trong việc xuất bản những cuốn STK có chất lượng tốt, nhưng mặt khác "phê bình" NXB thiếu kịp thời trong việc cung ứng loại sản phẩm này. Thực tế là SGK khi vừa được xuất bản, chỉ mới có mặt trên thị trường, thì các NXB làm ăn thiếu nghiêm túc đã tận dụng nguồn kiến thức này để nhanh chóng biên soạn các loại STK "ăn theo" SGK, với chất lượng nội dung rất kém. Cái khó của NXBGD là luôn đòi hỏi chất lượng cao đối với mọi loại sách, đặc biệt là SGK. Tác giả có lẽ do chưa hiểu việc làm SGK công phu và tốn kém tới mức nào nên đã có những ý kiến chưa thật sự khách quan như vậy. STK của NXBGD có thể hơi "chậm chân" trên thị trường so với các NXB khác, song sẽ vẫn giữ được thị phần do lối làm sách nghiêm túc, đảm bảo chất lượng.

Có thể nói, những bài viết về những sai sót cần chỉnh sửa trong SGK thực tế không có tác động xấu tới lượng phát hành vì dù sao GV và HS không thể dạy và học nếu không có SGK. Tuy vậy, nó ảnh hưởng tới uy tín và thương hiệu của NXBGD.

Hiện nay, dư luận xã hội đang đòi hỏi quyết liệt việc xoá bỏ độc quyền

trong hoạt động xuất bản SGK. Tại hội nghị tổng kết công tác xuất bản năm 2005, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Phạm Quang Nghị từng đề nghị: “Trước mắt cần mở rộng các NXB được tham gia xuất bản STK dùng trong nhà trường, tạo ra nhiều bộ sách có chất lượng để người tiêu dùng lựa chọn… Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu đề xuất về việc đổi mới phương thức xuất bản SGK và xây dựng lộ trình triển khai trong những năm tới”. Như vậy, Bộ trưởng cũng đã nhận thấy rõ ràng, rằng việc xoá bỏ độc quyền trong xuất bản SGK không phải là chuyện của ngày một, ngày hai dù nó là “điều tốt, là có

lợi và nhất định sẽ phải làm”. Ông Ngô Trần Ái, Tổng Giám đốc NXBGD, ngay trong bài trả lời phỏng vấn trên báo Sài Gòn giải phóng từ ngày 12/8/2005 cũng bày tỏ sự ủng hộ với chủ trương xã hội hóa xuất bản SGK. Nhưng là “người trong cuộc”, hiểu rõ những khó khăn, cực nhọc của công việc làm SGK, ông đề nghị: “Xã hội hóa xuất bản SGK là để có nhiều bộ SGK tốt dựa trên một chương trình khung chuẩn. NXBGD chúng tôi hoàn toàn tán thành chủ trương này, nhưng quả thật phải có một lộ trình thật hợp lý. Xã hội hoá xuất bản SGK không thể như phá bỏ độc quyền trong khu vực kinh tế công cộng như viễn thông, truyền hình, điện, nước…”.

Hệ thống phát hành như đã nói ở trên là một hệ thống phát hành đặc biệt thuận lợi cho việc phát hành độc quyền SGK. Nhưng trong một thời gian không xa nữa, chắc chắn yếu tố độc quyền này sẽ phải được phá bỏ. Vấn đề đặt ra đối với NXBGD là cần phải đặc biệt coi trọng việc quảng bá, hỗ trợ hoạt động tiêu thụ STK trong bối cảnh các NXB khác đều được phép xuất bản và phát hành các loại STK.

Từ trước tới nay, thương hiệu NXBGD chỉ được biết đến với việc cung cấp SGK cho nhà trường và gần như NXBGD không làm sách để cạnh tranh trên thị trường. Hệ đề tài bị giới hạn trong phạm vi giáo dục khiến một số mảng sách bị bỏ ngỏ (như sách dịch, sách cho thiếu nhi, sách tôn giáo, sách văn học, sách nghiên cứu văn học…). Tuy nhiên, thương hiệu sách GIÁO DỤC lại cũng là một “đảm bảo bằng vàng” khi cứ nhắc đến NXBGD, người ta nghĩ ngay tới những cuốn STK dùng trong nhà trường có chất lượng học thuật cao, được biên soạn nghiêm túc và có một mức giá rất dễ chấp nhận.

Hoạt động truyền thông với sự hỗ trợ đắc lực của các PTTTĐC sẽ không chỉ để tiêu thụ được nhiều sách (tức là tác động trực tiếp tới hoạt động phát hành) mà thông qua việc này có thể định vị chắc chắn thương hiệu NXBGD

Làm thế nào để người dân biết được NXBGD là một doanh nghiệp sẵn sàng cạnh tranh trên thương trường, mang đến cho độc giả những cuốn sách có giá trị văn hóa, tri thức cao (bên cạnh SGK) và có những hoạt động xã hội thiết thực là việc cần giải quyết.

Đó cũng là những việc làm tác động trực tiếp đến công tác phát hành bởi khi đã hình thành trong suy nghĩ người tiêu dùng tâm lí ưa thích sản phẩm của doanh nghiệp và những nhận xét tốt về bản sắc, phẩm chất của thương hiệu thì hoạt động phát hành sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Tạo được ấn tượng tốt, hình ảnh tốt từ công chúng, làm cho công chúng yêu thích doanh nghiệp, yêu thích các sản phẩm của doanh nghiệp, qua đó đính chính những thông tin nhiễu và loại bỏ các thông tin sai lệch về doanh nghiệp chính là những mục tiêu chính yếu trong quá trình xây dựng quan hệ với công chúng. Và không ai có thể phủ nhận tác động, hiệu quả của những hoạt động QHCC đó tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiểu kết chương 2: Qua khảo sát báo chí viết về NXBGD và các hoạt động của NXBGD, có thể thấy có hai "luồng" thông tin: một mặt khẳng định uy tín của NXBGD với nhiều sản phẩm có chất lượng cao, nhiều hoạt động xã hội có ý nghĩa; một mặt là phản ứng quyết liệt đối với ưu thế độc quyền và chưa thực sự năng động của NXBGD. Thực chất yếu tố độc quyền này cũng gây không ít khó khăn cho chính NXBGD. Nó vừa là ưu thế nhưng cũng là điểm bất lợi đối với NXBGD. Phần lớn thông tin trên các PTTTĐC hiện nay về độc quyền xuất bản SGK chưa có cái nhìn thấu đáo về bản chất của vấn đề. Xóa bỏ độc quyền trong xuất bản SGK cũng như trong mọi lĩnh vực kinh tế là xu thế tất yếu nhưng phải có một lộ trình hợp lý.

Chính phủ đang tiến hành thanh tra công tác xuất bản SGK (tại thời điểm luận văn hoàn thành), để đưa ra kết luận về việc có tiếp tục duy trì sự độc quyền trong công tác xuất bản SGK hay không? Tuy nhiên, chương 3 của luận văn sẽ góp phần trả lời câu hỏi này và chủ động trình bày phương án mà NXBGD đề xuất để phá bỏ yếu tố độc quyền, trước mắt có thể thực hiện ngay trong năm học 2007 – 2008.

Hiện nay NXBGD đang tiếp tục những nỗ lực xây dựng quan hệ với công chúng. Hoạt động truyền thông đang đặt mục tiêu xây dựng quan hệ ngày càng tốt hơn với công chúng, tranh thủ thiện cảm của công chúng đối với các hoạt động của NXB, từ thay đổi dần cách nhìn chưa thực sự am hiểu đối với NXBGD thông qua các hoạt động truyền thông, bổ sung bằng việc tăng cường quảng bá các hoạt động của NXB, dẫn tới tăng cường hiệu quả đối với mọi mặt hoạt động của NXB, trong đó có hoạt động kinh doanh.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đến công tác phát hành sách (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)