- Sách giáo khoa thay đổi "xoành xoạch"
3.1.2. Về phía các PTTTĐC
Ở phần này, luận văn đề cập đến hai khía cạnh. Một là: các PTTTĐC ở góc độ là một kênh quảng cáo sách nói chung và của NXBGD nói riêng; hai là các PTTTĐC với hoạt động QHCC của NXBGD.
3.1.2.1 Các PTTTĐC dưới góc độ là một kênh quảng cáo sách
Quảng cáo sách trên các PTTTĐC là một cách làm hiệu quả, nếu lựa chọn đúng phương tiện với một kế hoạch hợp lý. Hiện nay, nhiều tờ báo, và một số chương trình phát thanh, truyền hình đã thực hiện quảng bá văn hóa đọc nói chung và giới thiệu, quảng cáo sách nói riêng. Mục đích chính trị của các hoạt động này là quảng bá văn hoá đọc, nâng cao dân trí theo Chỉ thị 42 của Ban bí thư Trung ương Đảng. Mặt khác, các PTTTĐC cũng có thể “làm kinh tế” thông qua những chuyên mục giới thiệu sách, bằng các hợp đồng kinh tế, hợp đồng tài trợ… Hai mục đích này thực chất không thể tách rời nhau, tuy mục đích chính trị vẫn được coi trọng hơn. Sách cũng là hàng hóa, nó cũng cần được quảng cáo, tiếp thị. Nhưng là sản phẩm hàng hóa đặc biệt, sách cần tiếp thị theo cách riêng. Những hợp đồng này tạo kinh phí để tờ báo, đài phát thanh - truyền hình duy trì chuyên mục hiệu quả hơn, đồng thời có ràng buộc giữa hai phía: người cung cấp sách và người giới thiệu sách trên các PTTTĐC.
Hiện nay, sách của NXBGD được giới thiệu thường xuyên trên báo Sài Gòn giải phóng và Giáo dục và Thời đại, và không định kỳ trên chuyên mục
Mỗi ngày một cuốn sách của Đài truyền hình Việt Nam.
3.1.2.2. Các PTTTĐC và hoạt động QHCC của NXBGD
Phần khảo sát hoạt động thông tin của các PTTTĐC đối với hoạt động phát hành của NXBGD ở chương II cho thấy các PTTTĐC có ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều mặt hoạt động của NXBGD. Những thông tin về các sai sót trong sản phẩm của NXBGD, việc phát hành SGK và STK nói chung có lúc
dư luận xã hội mất đi ít nhiều cảm tình với NXBGD, phản đối, thậm chí không nhìn nhận những nỗ lực của NXBGD trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị và kinh doanh của mình. Những bài báo đánh giá đúng, ủng hộ NXBGD không nhiều. Ví dụ như bài NXBGD với mục tiêu nâng cao chất lượng SGK của tác giả Kim Dung đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 6/3/2004, hay bài viết Nhọc
nhằn muôn nỗi SGK của GS. Phan Trọng Luận đăng trên báo Văn nghệ ngày
6/8/2005. Các bài viết này đánh giá đúng sự công phu, nghiêm túc của việc làm SGK nói chung và những nỗ lực thực sự của NXBGD trong việc biên tập, xuất bản, phấn đấu để SGK đạt chất lượng cao nhất.
Đứng ở góc độ thông tin của mình, báo chí luôn muốn khai thác những khía cạnh thu hút được nhiều nhất sự chú ý của công chúng. Và bản thân báo chí cũng tạo ra những “dư luận xã hội” đó với những mục đích khác nhau. Như đã phân tích ở trên, báo chí đặc biệt quan tâm tới NXBGD và nhiều mặt hoạt động của NXB do đây là đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm về xuất bản, in và phát hành SGK. Lợi thế đó và cũng là bất lợi đó của NXB dẫn tới việc NXB phải “đương đầu” với dư luận xã hội về vấn đề độc quyền. Khai thác thông tin từ khía cạnh này, nếu không có sự am hiểu thấu đáo bản chất của vấn đề, báo chí dễ dẫn tới định hướng sai đối với dư luận xã hội. Thực chất của việc xã hội hóa SGK phải là đa dạng hóa các bộ SGK trên cơ sở một khung chương trình thống nhất, để có nhiều bộ sách hay. Đó mới là thực sự vì lợi ích của HS, của nền giáo dục nước nhà.
Ngược lại, trước dư luận đó, NXBGD cũng cần có những chiến lược truyền thông hiệu quả để bảo vệ lợi ích hợp pháp và uy tín, hình ảnh của mình. Xóa bỏ độc quyền là tất yếu trong thời gian không xa nữa. Vấn đề là NXBGD phải củng cố vị thế của mình trong ngành xuất bản nước ta, tiếp tục xây dựng và củng cố mối quan hệ với công chúng thông qua các PTTTĐC để khi thực sự
xóa bỏ độc quyền thì NXBGD vẫn là một thương hiệu mạnh, sản phẩm vẫn chiếm ưu thế trên "thị trường".
“Cảm tình của công chúng là tất cả. Có được cảm tình này, chúng ta không thể nào thất bại; không có được cảm tình này, chúng ta không thể nào thành công” [48, tr.5]. Abraham Lincoln đã nhấn mạnh tầm quan trọng và tính quyết định của công chúng đối với thành công hay thất bại của mỗi tổ chức, cá nhân như vậy. Và không một tổ chức, doanh nghiệp nào là ngoại lệ.