Hệ thống PHS của ngành giáo dục trong hệ thống PHS cả nước

Một phần của tài liệu Tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đến công tác phát hành sách (Trang 30 - 32)

Cơ chế thị trường đã đặt lại vai trò của các công ty PHS quốc doanh nói riêng và cả hệ thống PHS nói chung. Từ chỗ trước kia chỉ có một hệ thống doanh nghiệp quốc doanh chiếm lĩnh, làm chủ thị trường, thống nhất tổng "cầu" của tất cả các nhà xuất bản theo một kế hoạch chỉ huy, vạch sẵn và tổng "cung" cho toàn xã hội. Đến nay, hoạt động PHS đã trở nên hết sức đa dạng.

Hiện nay có 4 hệ thống PHS cùng tồn tại và phát triển : PHS thuộc ngành văn hóa - thông tin; PHS thuộc ngành giáo dục - đào tạo; PHS quân đội (thuộc Thư viện quân đội); PHS thuộc các thành phần khác.

Ngành giáo dục - đào tạo có một hệ thống phát hành gồm 64 công ty Sách - TBTH trong cả nước. 64 công ty Sách - TBTH này trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo 64 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Hoạt động của 64 công ty này do Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý, hoạt động theo cơ chế tự hạch toán.

Đây là các doanh nghiệp chuyên phát hành các mặt hàng XBP phục vụ cho hoạt động dạy và học. Nó được phân bổ theo một hệ thống chặt chẽ từ Trung ương (NXB) đến các tỉnh, thành phố và đặc khu (các công ty). Mạng lưới hoạt động của các công ty Sách - TBTH bao gồm các cửa hàng bán lẻ, các phòng giáo dục và các thư viện trường học. Việc phân phối lưu thông SGK hiện nay ở Việt Nam là theo một hệ thống chặt chẽ với phương thức một giá thống nhất trên toàn quốc.

Hiện nay SGK có nhu cầu bức thiết và cao trên thị trường. Vì thế hoạt động kinh doanh SGK của các doanh nghiệp ít bị rủi ro và thường đạt hiệu quả cao. Những năm gần đây, SGK đã được nhiều doanh nghiệp XBP ở các khu vực kinh doanh khác quan tâm và đã trở thành mặt hàng kinh doanh thường xuyên của họ dưới hình thức làm đại lý cho các công ty Sách - TBTH.

Hoạt động lưu thông SGK hiện nay, ngoài việc tổ chức bán lẻ tại các cửa hàng, đại lý sách trên cả nước, còn gắn chặt với tổ chức thư viện ở các trường học. Thư viện trường học là mắt xích cuối cùng của mạng lưới phân phối lưu thông SGK hiện nay. Đó là nơi phản ánh trực tiếp, đầy đủ và đúng nhất về nhu cầu sử dụng SGK cho cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trong vài năm nay, để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí và chống tái mù chữ, Nhà nước ta đã có chính sách tài trợ sách cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, trong đó SGK chiếm một tỉ lệ lớn. Chính thư viện trường học ở các vùng này đã, đang giữ vai trò quan trọng để phân phối SGK tới tận tay đối tượng cần ưu tiên sử dụng.

Hệ thống kinh doanh XBP của ngành giáo dục - đào tạo trong nhiều năm đã phục vụ đắc lực cho hoạt động dạy và học trên cả nước ta. Hầu hết các cơ sở

kinh doanh đã được thành lập doanh nghiệp theo tinh thần Nghị định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 20/11/1991. Tính đến tháng 8/2006, đã có 54 trong số 64 công ty này đã cổ phần hóa, 3 công ty đang cổ phần hóa, 2 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và 5 công ty 100% vốn nhà nước.

Đây là hệ thống phát hành có lượng đầu sách và bản sách bán ra lớn nhất hiện nay ở nước ta với khoảng 80% lượng sách phát hành hàng năm trên thị trường.

Một phần của tài liệu Tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đến công tác phát hành sách (Trang 30 - 32)