Ưu thế đặc biệt của hệ thống PHS của NXBGD trong hệ thống PHS cả nước

Một phần của tài liệu Tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đến công tác phát hành sách (Trang 36 - 41)

Mạng lưới phát hành SGK trên

1.3.3. Ưu thế đặc biệt của hệ thống PHS của NXBGD trong hệ thống PHS cả nước

PHS cả nước

Trong cơ chế thị trường, xét dưới góc độ kinh doanh, STK so với SGK có nhiều khó khăn trong tiêu thụ vì bản thân STK chỉ là loại sách mang tính chất bổ sung. Người tiêu dùng có thu nhập thấp thường ưu tiên cho việc mua bộ SGK (hoặc giáo trình) là loại sách không thể thiếu. Do vậy, thông thường chỉ

mới có nhu cầu mua STK. Hơn nữa, giá thành STK thường cao vì số lượng in không lớn như SGK, các đơn vị phát hành chuyên doanh (các Công ty Sách – TBTH) coi STK chỉ là mặt hàng kết hợp nên lượng STK được mua phụ thuộc rất lớn vào khả năng vốn của từng đơn vị.

Cũng do giá thành cao, lại không phải là loại hàng hóa thiết yếu nên STK thường chỉ được phát hành tập trung ở một số địa bàn có đời sống kinh tế khá, khó phát hành tới tận các vùng sâu vùng xa như SGK.

Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác (ví dụ ở góc độ tâm lí tiêu dùng), khi thu nhập của cư dân càng cao thì khả năng mua STK càng tăng, giá bìa tuy cao nhưng người có tiền vẫn chấp nhận.

Ở góc độ người sản xuất hàng hóa, STK không mang tính chuẩn mực cao như SGK nên nó có thể rất linh hoạt trong việc thích ứng với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng.

1.3.3.1. NXBGD - đơn vị độc quyền xuất bản, in và phát hành SGK

Sản phẩm lớn nhất của NXBGD là SGK các loại. Việc phát hành mảng sách này có nhiều thuận lợi hơn mảng STK bởi tính chất bắt buộc của nó cũng như phương thức phát hành theo ngành dọc, qua các Công ty Sách - TBTH thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương. Đây là khách hàng đặc biệt và

chiếm ưu thế tuyệt đối của NXBGD. 64 Công ty Sách - TBTH trên cả nước là mạng lưới quan trọng giúp Nhà xuất bản đưa SGK và một phần STK đến tay người tiêu dùng (tức các trường học, GV và HS) ở mọi miền đất nước.

Ngoài ra, SGK và STK của NXBGD còn được phát hành qua hệ thống các đại lí, chủ yếu là đại lí của các Công ty Sách - TBTH.

Việc tổ chức biên soạn nội dung SGK do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì. Trên thực tế, NXBGD là đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm khâu biên tập, xuất bản, in và phát hành SGK. NXBGD chịu trách nhiệm trước Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc biên

soạn và xuất bản SGK. Yếu tố độc quyền hợp pháp này cho phép NXBGD có một thị trường lớn, tiềm năng và ổn định.

Hàng năm có khoảng 22 triệu HS thuộc các bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến trường và 762.000 GV (trong đó có 360.000 GV tiểu học). Đây là lợi thế của NXBGD mà bất cứ NXB nào cũng ao ước có được. Song đó cũng là khó khăn, thách thức đối với NXBGD.

Về phía NXBGD: Sức ép phải đảm bảo chất lượng biên tập, in ấn, đảm bảo thị trường ổn định, phục vụ đầy đủ, đồng bộ, kịp thời cho tất cả các địa phương trên cả nước buộc NXBGD luôn phải tính toán chặt chẽ về thời gian, tiến độ hoàn thành bản thảo, kế hoạch in và phương thức phát hành hiệu quả nhất. Cả nước có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đây là địa bàn kinh doanh rộng lớn, phân chia thành nhiều khu vực địa hình khác nhau. PHS tại các tỉnh, thành phố lớn, vùng đồng bằng thuận lợi hơn rất nhiều so với các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa… NXBGD với 3 chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM cùng với 83 nhà in trên toàn quốc có nhiệm vụ in và phát hành kịp thời SGK tới tận tay HS trước khi năm học mới bắt đầu, trong khi điều kiện vận chuyển đến các vùng sâu, vùng xa là rất khó khăn.

Về phía dư luận xã hội: Trong xu thế xoá bỏ độc quyền trên mọi lĩnh vực để hoà nhập toàn cầu, NXBGD cũng là đơn vị chịu “mũi dùi” của dư luận trong vài năm gần đây. Xét về góc độ kinh tế thì xoá bỏ độc quyền trên mọi lĩnh vực là hợp lý, là tất yếu. Song, xét trong điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và khả năng quản lý của Nhà nước đối với một lĩnh vực phức tạp và đặc biệt quan trọng như SGK thì không thể tiến hành xóa bỏ độc quyền xuất bản SGK theo phương thức và lộ trình như đối với các lĩnh vực khác. Dư luận xã hội gần đây luôn đặt vấn đề xoá bỏ độc quyền trong xuất bản SGK, song phần lớn vẫn chỉ nghĩ tới việc "xã hội hoá" khâu in và phát hành SGK - hai khâu mà lợi ích kinh

công đoạn biên soạn rất công phu và tốn kém. Xã hội hóa hoạt động xuất bản SGK, chống độc quyền xuất bản SGK chỉ thực sự có lợi cho xã hội khi tiến hành xã hội hoá khâu biên soạn, để có nhiều bộ SGK chất lượng tốt. Và tiến trình xã hội hoá này còn phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện khác như trình độ quản lý của Nhà nước, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí…

1.3.3.2. Hệ thống phát hành ngành dọc khép kín không ưu đãi

Như trên đã trình bày, hoạt động lưu thông SGK hiện nay, ngoài việc tổ chức bán lẻ tại các cửa hàng, đại lý sách trên cả nước, còn gắn chặt với các tổ chức thư viện trường học.

Việc phát hành SGK có 3 hình thức: bán; cho thuê; cho mượn. HS vùng sâu, vùng xa được mượn sách từ thư viện nhà trường. Một số tỉnh vùng nông thôn tổ chức các “tủ SGK dùng chung”, HS có thể thuê để sử dụng, cuối năm học trả lại cho nhà trường. Số HS còn lại thì mua SGK mới để sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn 3,7% HS cả nước thiếu SGK, chủ yếu ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa quá khó khăn về kinh tế, giao thông cách trở và hạn chế về nhận thức.

Mỗi tỉnh, thành phố có một công ty Sách - TBTH chuyên trách việc phát hành SGK tới tận tay HS tỉnh, thành phố đó. Do mỗi tỉnh có một công ty nên trách nhiệm phân định rõ ràng, các công ty phải đảm bảo cung cấp đủ SGK trong phạm vi tỉnh mình phụ trách, không được để thiếu SGK.

Do điều kiện địa lý các tỉnh khác nhau, để đảm bảo SGK đến được tận tay HS ở những vùng sâu, vùng xa khó khăn nhất, NXBGD thực hiện chế độ trừ chiếu khấu cho các Công ty Sách - TBTH khác nhau : các tỉnh miền núi hưởng chiết khấu cao hơn các tỉnh đồng bằng, đô thị. Mức chiết khấu cao nhất hiện nay là 34% cho 3 tỉnh miền núi là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La. Mức chiết khấu thấp nhất là 20% cho thành phố Hà Nội.

Việc in ấn và phát hành SGK không dựa vào nguồn tài trợ nào của Chính phủ hay các tổ chức quốc tế. NXBGD hoàn toàn tự chủ và tự lực trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống phát hành sản phẩm của mình để trước hết phục vụ cho mục tiêu chính trị là đảm bảo “đầy đủ, đồng bộ, kịp thời” SGK cho HS và GV trong năm học.

Hệ thống phát hành được tổ chức chặt chẽ, thống nhất, rộng khắp, theo 3 cấp như trên cho phép NXBGD kiểm soát chặt chẽ quy trình, số lượng và mức chiết khấu đã được quy định thống nhất trên toàn quốc.

Hoạt động kinh doanh của NXBGD hoàn toàn là hạch toán độc lập. Không có những ưu đãi về thuế, về giá bán (giá bán SGK do liên Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định), và cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ như mọi doanh nghiệp xuất bản khác.

Hiện nay, chính phủ Việt Nam có chủ trương cấp SGK miễn phí cho tất cả các HS dân tộc, HS các xã đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135

(Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa). Chương trình này được thực hiện tại 2.374 xã thuộc 320 huyện của 52/64 tỉnh. Theo chương trình này, các địa phương sẽ mua SGK tại các công ty Sách - TBTH và cấp miễn phí cho HS tại các xã đặc biệt khó khăn. Tổng số sách cấp phát trên toàn quốc chiếm khoảng 20% lượng SGK mà NXBGD phát hành.

Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của Ngân hàng thế giới sắp triển khai rộng rãi nhằm cấp phát (cho mượn) SGK cho HS tại 222 huyện thuộc 40 tỉnh. Dự án này sẽ làm tăng số lượng SGK cấp không cho HS tại các vùng khó khăn.

Đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho NXBGD khi có tới 20% lượng SGK in ra được các dự án và chương trình hỗ trợ này tiêu thụ.

1.4. Vài nét về vai trò của các PTTTĐC trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh của một doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xuất

Một phần của tài liệu Tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đến công tác phát hành sách (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)