Đây là vấn đề nóng hổi được dư luận rất quan tâm trong vài năm gần đây. Hiện nay, NXBGD là đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm biên tập, xuất bản, phát hành SGK cho HS toàn quốc, theo Quy định của Luật giáo dục. Lợi thế độc quyền đã tạo cho NXB một thị trường gần 22 triệu khách hàng là 22 triệu HS.
Bài viết Giá SGK cho HS nghèo: Có thể giảm được không? đăng trên báo
Sài Gòn giải phóng ngày 2/4/2004 của tác giả Mai Lan đã phỏng vấn ông Tổng Giám đốc NXBGD về vấn đề độc quyền SGK:
"* Con số 22 tỷ đồng lời của NXB là con số dễ gây "sốc" cho người nghèo và những người có quan tâm đến giáo dục. Ông nghĩ sao ?
* Trong số 22 tỷ tiền lời, chúng tôi đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 32%, số còn lại được trích lập vào các quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác
bán để mưu cầu lợi nhuận cho NXB mà bất chấp quyền lợi của HS, nhất là HS nghèo. Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ấn định với chúng tôi giá SGK và chỉ cho lãi 4% - 5% giá bìa.
* Nhưng do hưởng lợi thế độc quyền xuất bản SGK, với số SGK phát hành mỗi năm lên tới hàng trăm triệu bản nên… NXB cũng gom lời lớn.
* Mỗi năm, chúng tôi phát hành khoảng 150 triệu bản SGK. Đúng, đây là một lợi thế. Tuy nhiên, có một vấn đề tôi xin đặt lại: Là doanh nghiệp nhà nước, nếu không làm hiệu quả, chắc tôi sẽ bị cách chức. Mà làm ra lãi, ở trong lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm này cũng dễ gây xúc động trong dư luận…".
Bài Chuyện tế nhị về giá SGK đăng trên báo Thanh niên ngày 1/4/2005 cũng phỏng vấn ông Tổng Giám đốc NXBGD về giá SGK, cho rằng giá SGK hiện nay cao là do NXBGD được độc quyền xuất bản nên tự định giá SGK. Ông Tổng Giám đốc cho biết: "Hiện nay, SGK là hàng hóa đặc biệt có ý nghĩa xã hội cao, công tác xuất bản SGK Nhà nước đang trực tiếp chỉ đạo và quản lý, vì vậy kinh doanh xuất bản - phát hành SGK là Nhà nước độc quyền chứ không phải là doanh nghiệp độc quyền.
NXBGD là đơn vị được nhà nước giao cho nhiệm vụ này. Đúng là chúng tôi có lợi thế đó. Nhưng, số tiền lãi đó chúng tôi phải đưa vào quỹ đầu tư và tái sản xuất của NXB.
Chúng tôi là doanh nghiệp Nhà nước, không thể tự tiện "vượt" rào trong chi tiêu mà luật pháp và cơ chế quy định. Ngoài ra, tôi cũng muốn nói thêm rằng, bước vào năm 2004, giá cả tất cả nguyên vật liệu lại tiếp tục tăng giá, NXB chúng tôi chưa biết được rằng mình có thể tiếp tục có lãi được nữa không?
Việc Nhà nước duy trì chỉ có một NXB làm công tác xuất bản - phát hành SGK nên mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh khác với một doanh nghiệp
bình thường. NXBGD luôn kiên trì mục tiêu là lấy nhiệm vụ phục vụ chính trị là mục đích, kinh doanh chỉ là phương tiện".
Trên báo Tuổi trẻTP.HCM số ra ngày 13/9/2004, bài viết Sách giáo khoa: Không thể độc quyền mãi, mở đầu bằng câu hỏi: Tại sao chỉ một đơn vị duy nhất được xuất bản, in ấn và phát hành SGK ? Bài viết cũng cùng chung ý tưởng với các tờ báo trên khi cho rằng việc NXBGD được giao xuất bản, in và phát hành toàn bộ SGK của cả nước là bất hợp lý. Với hàng loạt lợi thế như lượng bạn đọc ổn định, thị phần lớn, không có sự cạnh tranh, không phải chịu 5% thuế giá trị gia tăng như các loại sách khác, bài báo cho rằng NXBGD hàng năm thu lãi 22 tỷ, một con số khổng lồ so với các NXB khác. Bài báo nhận định: "Phải bãi bỏ tình trạng độc quyền in ấn và phát hành SGK. Có sự cạnh tranh mới có sách đẹp và giảm được giá thành".
Đặc biệt, bài viết Quanh một nhận định và một chủ trương về xuất bản SGK của GS. Nguyễn Khắc Phi đăng trên tạp chí Thế giới mới ngày 17/8/2005 lại có một cái nhìn toàn diện và hợp lý, hợp tình hơn về vấn đề này. Về cơ bản, ông tán thành quan điểm: "Xoá độc quyền trong việc xuất bản SGK là điều tốt, là có lợi và nhất định sẽ phải làm". Việc này nếu được ngành giáo dục chủ động, tích cực thực hiện thì sẽ được xã hội hoan nghênh. Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin đã đề nghị: "Trước mắt cần mở rộng các NXB được tham gia xuất bản STK dùng trong nhà trường, tạo ra nhiều bộ sách có chất lượng để người tiêu dùng lựa chọn… Đồng thời tiếp tục nghiên cứu đề xuất về việc đổi mới phương thức xuất bản SGK và xây dựng lộ trình triển khai trong những năm tới". Tuy nhiên, trên Vietnamnet ngày 23/3/2005, một cán bộ có trách nhiệm của Cục Xuất bản, Bộ Văn hóa - Thông tin lại cho rằng: "SGK là tài sản quốc gia, không phải do Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ bản quyền. Khi đã là tài sản quốc gia thì không NXB nào được "độc chiếm". Khó khăn hiện nay là Bộ
Nhưng xã hội hóa hoạt động xuất bản SGK không liên quan đến vấn đề nội dung, mà chỉ là xã hội hóa khâu in và phát hành". Sự "khúc xạ" từ ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng tới cấp quản lý thấp hơn đã khiến dư luận bùng lên mạnh mẽ hơn nữa, khi thấy Bộ trưởng "bật đèn xanh" cho việc xã hội hóa SGK, mà vị cán bộ của Cục Xuất bản mới chỉ hiểu "phần ngọn" chứ chưa phải "phần gốc" của vấn đề. Thực chất việc xoá bỏ "độc quyền" phải là "tập trung ở khâu biên soạn để con em chúng ta có nhiều bộ sách hay". Còn hoạt động in và phát hành đã do 83 nhà in toàn quốc và 64 công ty Sách - TBTH địa phương cộng với hàng ngàn đại lý tư nhân thực hiện.
Trong năm 2006, các PTTTĐC đặc biệt quan tâm tới vấn đề độc quyền SGK. Đây là vấn đề nóng hổi được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, nhất là trong kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 10 họp trong tháng 10. Trong 10 tháng đầu năm đã có tới 59 bài viết về vấn đề này, chỉ ít hơn cả năm 2004 có 2 bài.
Hàng loạt bài như Hàng triệu dân è cổ vì độc quyền SGK (VnExpress,
23/3/2006), Độc quyền xuất bản SGK: Bao giờ mới được xóa bỏ (Nhân Dân, 14/3/2006), Về việc xuất bản SGK: Đang lập đề án để phá độc quyền (Nhân Dân, 17/3/2006), Độc quyền hay không là chuyện của… Bộ GD-ĐT ?
(Vietnamnet, 22/3/2006), Xoá bỏ độc quyền SGK: Cần chương trình chuẩn
(Vietnamnet, 4/4/2006), Cần nhanh chóng phá bỏ thế độc quyền của NXBGD (Tuổi trẻ TP.HCM, 23/7/2006), Sớm bỏ độc quyền xuất bản SGK (Sài Gòn giải phóng, 27/8/2006), Đã đến lúc xoá bỏ độc quyền in SGK (Tiền phong, 8/8/2006), Độc quyền là bất công (Lao động, 19/10/2006), Trăm dâu đổ đầu… học trò (Thanh niên, 21/10/2006), Đề nghị làm rõ thông tin "NXBGD lãi 100 triệu USD/năm" (Tuổi trẻ online, 20/10/2006), Xoá bỏ độc quyền SGK: Lẽ ra phải xoá độc quyền SGK từ lâu (Tuổi trẻ online, 23/10/2006), Vì kinh doanh độc quyền nên thiếu SGK phục vụ HS (Phụ nữ Việt Nam, 12/10/2006), "Tôi sẽ
chuyên đề Độc quyền xuất bản SGK trên báo Tuổi trẻ TP.HCM cuối tuần ra ngày 23/7/2006 đã dành tới 8 trang liên tiếp trong số báo này để phê phán sự độc quyền trong xuất bản SGK và dẫn lời nhiều quan chức trong ngành xuất bản về lợi nhuận mà NXBGD thu được nhờ lợi thế về độc quyền.
Tuy nhiên, hầu hết các bài viết này mới chỉ "chống độc quyền" về mặt hình thức. Tức là mới nhìn thấy những con số "đáng giật mình" về doanh thu và tiền lãi của đơn vị này mà cho rằng NXBGD được độc quyền trong toàn bộ quá trình biên soạn SGK. Thực chất, xã hội hóa việc làm SGK muốn đạt được chất lượng cao hơn về nội dung thì phải xã hội hóa từ khâu biên soạn, chứ không chỉ ở khâu in và phát hành – công đoạn mà những lợi ích kinh tế thể hiện ra một cách tương đối rõ ràng. Đó chưa phải là giải quyết tận gốc vấn đề chất lượng SGK, kéo theo đó là chất lượng giáo dục. Vô hình trung, những con số "100 triệu USD/năm tiền lãi", "14 tỷ đồng tiền lãi cho một đầu sách", "số lượng in 160 – 170 triệu bản/năm"… đã tạo nên một dư luận tiêu cực đối với NXBGD nói riêng và ngành giáo dục - đào tạo nói chung.
Bài viết 2 kỳ trên báo Sài Gòn giải phóng ngày 27/10/2006 và 28/10/2006 thì nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo hơn. Với tít lớn Xoá độc quyền sách giáo khoa (Bài 1: Tổng Giám đốc NXBGD Ngô Trần Ái: "Tôi cũng không
chịu nổi tai tiếng "ông độc quyền"; Bài 2: Xoá độc quyền SGK: Lúng túng hay bế tắc?), bài viết này đã chỉ ra những bất cập, yếu kém trong toàn bộ hoạt động biên soạn SGK, mà NXBGD với ưu thế độc quyền trong khâu in ấn và phát hành đã thu được một khoản lợi nhuận không nhỏ. Bài báo nhận định: Bình tĩnh nhìn nhận, chúng ta thấy gì qua toàn bộ sự việc trên ? Bộ Giáo dục và Đào tạo chính là tác giả đích thực trong việc cho xuất bản SGK với nội dung chương trình như hiện nay. Bởi vậy, khi dư luận ồn ã phê bình: vì dành độc quyền cho NXBGD nên SGK sai và dở, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã "im lặng đáng sợ"
NXBGD cũng im lặng nốt vì, dù sao cũng được hưởng sự độc quyền ở những lĩnh vực "đẻ ra tiền".