Đánh giá của nhà tuyển dụng về những kỹ năng thực tế của

Một phần của tài liệu Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng cơ bản đối với sinh viên tốt nghiệp Đại học (Nghiên cứu các thông tin tuyển dụng trên trang vietnamworks) (Trang 65 - 83)

7. Khung lý thuyết

3.2. Đánh giá của nhà tuyển dụng về những kỹ năng thực tế của

tốt nghiệp Đại học

Thực tế, bản thân hầu hết chúng ta khi sinh ra chưa được trang bị bất cứ một kỹ năng về một lĩnh vực nào, nhất là những kỹ năng để thực hiện một công việc cụ thể. Phần lớn những kỹ năng mà con người có là do được hình

thành qua quá trình học hỏi, đào tạo. Khi tham gia vào một hoạt động nghề nghiệp nào để phục vụ cuộc sống đều đòi hỏi chúng ta phải có những kỹ năng tương ứng nhằm thỏa mãn yêu cầu của hoạt động đó. Chính vì vậy, những kỹ năng được thể hiện trong quá trình tham gia tuyển dụng sẽ là cơ sở để nhà tuyển dụng nhìn nhận và đánh giá về năng lực thực tế của ứng viên.

Bảng 3.2: Những điểm yếu của lao động trình độ ĐH (%)

Đặc điểm Tỷ lệ Đặc điểm Tỷ lệ

1. Kiến thứ c chuyên môn 22,5 6. Khả năng thích ứng với công việc 17,5 2. Kỹ năng mềm 35,8 7. Khả năng chịu áp lực công việc 33,3 3. Khả năng tự đào tạo 19,2 8. Tính chuyên nghiệp 31,7 4. Trình độ ngoại ngữ 59,2 9. Đạo đức nghề nghiệp 11,7 5. Trình độ tin học 22,5

Có thể thấy rằng, theo đánh giá của nhà tuyển dụng thì điểm yếu nhất của người lao động là trình độ ngoại ngữ (59,2%). Thực tế từ xưa đến nay, yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đã được các nhà tuyển dụng đề cập đến trong các thông qua các văn bằng, chứng chỉ đính kèm trong hồ sơ xin việc của ứng viên. Tuy nhiên cũng có rất nhiều sinh viên khi ra trường có được chứng chỉ ngoại ngữ ở các trình độ khác nhau mà không phải trải qua bất kỳ một cuộc thi cử, sát hạch kiểm tra nào. Điều này phản ánh một tình trạng khá phổ biến của sinh viên sau khi tốt nghiệp đó là một bộ phận lớn sinh viên tỏ ra yếu kém về trình độ ngoại ngữ. Phải khẳng định rằng, trình độ ngoại ngữ không đáp ứng được yêu cầu sẽ hạn chế không nhỏ đến hiệu quả công việc và cơ hội nghề nghiệp của người lao động: “Anh có giỏi chuyên môn đến đâu mà ngoại ngữ không giỏi thì chất lượng công việc của anh sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là

khả năng làm việc độc lập. Không giỏi ngoại ngữ cũng có nghĩa cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn với sự phát triển của thế giới bị hạn chế” (Nam, 55 tuổi, Trưởng phòng đào tạo, [11, tr.49]).

Yếu kém về ngoại ngữ là một điểm khiến cho sinh viên không tự tin khi tham gia tuyển dụng. Có đến 51,7% sinh viên ra trường không đáp ứng được các kỹ năng về ngoại ngữ là một trở ngại khiến cho họ lúng túng khi thể hiện bản thân mình trước các nhà tuyển dụng. Môi trường làm việc ngày càng đòi hỏi trình độ ngoại ngữ nhiều hơn, tuy nhiên đa phần sinh viên Việt Nam vẫn chưa có sự đầu tư đúng mức với việc học và rèn luyện các kỹ năng ngoại ngữ và không ít sinh viên coi đây là môn học phụ. Với mục đích chủ yếu của học sinh đó là thi đỗ đại học, hầu hết sinh viên chỉ chú trọng vào việc học các môn thi theo khối chuyên mà mình đăng ký thi đại học mà bỏ qua ngoại ngữ. Sinh viên vẫn chưa ý thức được vai trò và tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với nghề nghiệp trong tương lai của mình, chính vì vậy họ không chú ý trau dồi trình độ ngoại ngữ của bản thân. Điều này đã được thừa nhận từ lâu trong đánh giá của Bộ GD – ĐT năm 2008: “trình độ tiếng Anh của SV nhìn chung thấp so với các nước trong khu vực; SV chưa đủ năng lực để sử dụng tiếng Anh làm phương tiện học tập, nghiên cứu, tham khảo tài liệu và giao tiếp hằng ngày. Đáng lưu ý là việc dạy và học tiếng Anh hiện nay chưa mang lại hiệu quả so với thời gian cũng như nguồn lực đầu tư. 87,2% số trường được khảo sát có xác định tiêu chí khi xây dựng chương trình chi tiết môn tiếng Anh. Tuy nhiên các tiêu chí này còn chung chung, không có tiêu chí cụ thể nào về chuẩn trình độ sử dụng tiếng Anh cho từng năm học hoặc sau khi kết thúc học môn tiếng Anh của người học”[35].

Hộp 3: Trình độ tiếng Anh của sinh viên tốt nghiệp Đại học [25]

51,7% Sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng đƣợc yêu cầu về kỹ năng tiếng Anh

“Chỉ có 10,5% số trường Đại học đã thực hiện khảo sát đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công việc về kỹ năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên (SV) tốt nghiệp. Kết quả cho thấy khoảng 49,3% SV đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, 18,9% SV không đáp ứng được và 31,8% SV cần đào tạo thêm” - bà Trần Thị Hà, vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, cho biết tại hội thảo “Đào tạo tiếng Anh trong các trường ĐH không chuyên ngữ” do Bộ GD-ĐT phối hợp với Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ tổ chức mới đây. Bà Hà cho biết kết quả khảo sát trên được Vụ Giáo dục ĐH thống kê từ báo cáo về tình hình giảng dạy tiếng Anh của 59 trường ĐH không chuyên ngữ trong cả nước.

Bên cạnh đó, kỹ năng mềm cũng được coi là một trong những điểm yếu của người lao động có trình độ Đại học theo đánh giá của nhà tuyển dụng (35,8%). Dù không được đào tạo trực tiếp trong nhà trường và thường không liên quan đến kiến thức chuyên môn tuy nhiên những yếu tố thuộc về phẩm chất cá nhân như sự nhạy bén, giao tiếp tốt, tự tin, năng động, khả năng thuyết trình, lãnh đạo, … lại được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao. Như đã nói ở trên, kỹ năng mềm là một trong những tiêu chí tuyển dụng quan trọng của nhà sử dụng lao động, tuy nhiên đây lại là một thiếu hụt của sinh viên tốt nghiệp Đại học nói chung. Có thể nói, bên cạnh yêu cầu về trình độ chuyên môn thì những kỹ năng thuộc nhóm này là yếu tố cần thiết định hình tư chất và mang lại cơ hội thăng tiến nghề nghiệp rất lớn cho người lao động. Tuy nhiên, nhóm kỹ năng mềm cần phải được rèn luyện qua các quá trình học tập của sinh viên, đòi hỏi sự rèn luyện, trau dồi thường xuyên. Tham gia vào một tổ chức, công ty, người lao động không thể chỉ biết có bản thân mình mà phải

biết đặt mình trong mối quan hệ với những người xung quanh như cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng. Kỹ năng giao tiếp, cách ứng xử, thái độ làm việc tốt không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành tốt các công việc mà còn giúp họ nắm bắt được các cơ hội thăng tiến trong công việc. Vì thế, khi còn ngồi trên giảng đường, sinh viên không chỉ cần quan tâm đến hoạt động học tập mà còn cần phải chú ý bồi dưỡng thêm các kỹ năng mềm như thái độ tích cực trong cuộc sống cũng như trong công việc, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp,… cho phù hợp với đặc thù nghề nghiệp tương lai. Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện sẽ tạo môi trường tốt cho sinh viên rèn luyện những kỹ năng này. Anh Nguyễn Quang Tiệp, trợ lý Tổng GĐ Công ty FPT cho biết:

“Trang bị kỹ năng “mềm” giúp cho nhân viên trẻ nhanh chóng hoà nhập vào cộng đồng mới, xây dựng được các mối quan hệ tốt và bền vững, đồng thời tạo được thiện cảm nơi đồng nghiệp. Bề dày gần 20 năm làm cán bộ lớp, hoạt động xã hội, đặc biệt là thời sinh viên với vô vàn hoạt động ngoại khóa hữu ích đã cho tôi kỹ năng này. Vì thế, lời khuyên của tôi là các bạn trẻ hãy chủ động tham gia các hoạt động tập thể, rồi bạn sẽ cảm nhận rất rõ lợi ích khi ra trường[29].

Bảng 3.3: Đánh giá của nhà tuyển dụng về tỷ lệ số người lao động có trình độ ĐH được trang bị kỹ năng mềm (%).

Khoảng tỷ lệ Đánh giá

Dưới 25% 27,5

Từ 26% -50% 20,8

Từ 51% -75% 20,9

Từ 76% -100% 31,8

Theo đó, nếu cộng dồn tỷ lệ có thể thấy khi đánh giá về tỷ lệ người lao động được trang bị kỹ năng mềm, đa số nhà tuyển dụng cho rằng trên 50% người lao động tốt nghiệp Đại học được trang bị kỹ năng mềm.

Ngoài ra, khả năng chịu áp lực hay tính chuyên nghiệp cũng được đánh giá là những điểm yếu của lao động có trình độ Đại học hiện nay. Nhìn ở khía cạnh khác, cũng có thể coi 2 yếu tố này thuộc về nhóm kỹ năng mềm. Sở dĩ nhà tuyển dụng ngày càng yêu cầu cao về khả năng làm việc trong cường độ cao và tác phong chuyên nghiệp là do xuất phát từ môi trường làm việc cạnh tranh, nhiều áp lực và mang tính chuyên môn hóa cao. Theo đó, việc rèn luyện một tác phong công nghiệp, luôn nỗ lực hết mình trong công việc và hướng đến sự đa năng trên nhiều lĩnh vực là điều rất cần thiết để sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thích ứng được với môi trường mới và tìm được chỗ đứng cho mình. Tuy nhiên, thực tế là cho đến nay, đây vẫn được coi là điểm chưa mạnh của người lao động Việt Nam nói chung, đặc biệt là nhóm lao động làm việc trong cơ quan nhà nước: “Viên chức Nhà nước từ lâu đã quen với quan niệm đã vào được biên chế thì vĩnh viễn ở trong biên chế cho dù anh có không hoàn thành công việc được giao. Bản thân lãnh đạo gặp những trường hợp này cũng khó xử lý như doanh nghiệp tư nhân, không hoàn thành là có thể đuổi việc. Trong biên chế thì không đuổi được, chính vì thế tại nhiều cơ quan của Nhà nước, nhân viên làm việc không hiệu quả nhưng lãnh đạo cũng khó có thể thay đổi kết quả này” (Nam, 53 tuổi, lãnh đạo cơ quan hành chính, Hà Nội, [11, tr.54])

Bảng 3.4: Tự đánh giá về một số yếu tố thuộc kỹ năng mềm của người lao động (%)

Lĩnh vực Khả năng

Tốt Bình thường Chưa tốt

Khả năng kế hoạch hóa công việc 48,1 49,2 2,8

Khả năng hợp tác trong công việc với đồng nghiê ̣p 63,6 34,4 2

Trong khi nhà tuyển dụng lao động cho rằng kỹ năng mềm là một trong những điểm yếu của người lao động tốt nghiệp ĐH thì so sánh với sự tự đánh giá của người lao động về kỹ năng mềm của bản thân với 3 yếu tố (1) khả năng kế hoạch hóa công việc; (2) khả năng hợp tác trong công việc với đồng nghiệp; (3) khả năng sáng tạo trong công việc, nhìn chung đều nhận được những kết quả “khả quan”. Theo đó, phần lớn đánh giá của người lao động đều ở mức độ “bình thường” và “tốt”, có nghĩa là người lao động cũng đang có sự hoàn thiện dần về các kỹ năng mềm để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc. Trong đó, khả năng hợp tác trong công việc với đồng nghiệp tỏ ra vượt trội hơn so với 2 yếu tố còn lại (63,8% so với 48,1% và 35%) và khả năng sáng tạo lại có phần “kém cạnh” hơn cả. Điều này khá phù hợp với thực tế khi khả năng sáng tạo của con người không hẳn là được hình thành qua sự học hỏi, rèn luyện mà nó được coi là yếu tố thuộc về tố chất của con người nhiều hơn. Bên cạnh đó không phải tất cả các loại hình công việc hay các cơ sở lao động đều khuyến khích hay đòi hỏi khả năng sáng tạo của người lao động.

Dù không được đánh giá thấp như trình độ ngoại ngữ, tuy nhiên trình độ tin học của người lao động cũng chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhà tuyển dụng (22,5%). Hầu hết sinh viên tốt nghiệp ra trường chỉ mới dừng lại ở mức độ thấp, biết thao tác những nội dung cơ bản như soạn thảo, trình bày văn bản, trình chiếu,… Trong khi đó, với đặc trưng của từng ngành nghề còn đòi hỏi trình độ tin học của sinh viên tốt nghiệp Đại học ở mức độ cao hơn, phức tạp hơn: “mỗi ngành bây giờ lại thường đòi hỏi người lao động phải có cả trình độ tin học chuyên ngành, đặc biệt là việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công việc, tuy nhiên để tìm được những lao động này thật không dễ dàng gì, người lao động tuyển dụng vào thường chỉ mới chỉ ở dạng nhập môn” (Nam, 37 tuổi, phó giám đốc, công ty TNHH, Hà Nội).

Ngoài những điểm yếu trên, theo đánh giá của các nhà tuyển dụng thì tình trạng sinh viên tốt nghiệp đại học thiếu hiểu biết thực tế về ngành nghề mình sẽ làm cũng đang diễn ra khá phổ biến: “Sinh viên ngày nay sau khi ra trường thiếu quá nhiều thứ như ngoại ngữ, tin học, thiếu thực tế, thiếu hiểu biết về nghề nghiệp.... Thứ nhất là thiếu thực tế, điều này do phương pháp giảng dạy trong giáo dục ĐH vẫn mất cân đối về lý thuyết và thực hành cũng như các phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực người học trong nhà trường…Thiếu thực tế dẫn tới sự mơ hồ của sinh viên về công việc cụ thể sẽ làm sau khi ra trường. Càng mơ hồ, sinh viên càng dễ chấp nhận một công việc khác mà bắt đầu có thể chỉ là tạm thời” (Nam, 48 tuổi, trưởng phòng nhân sự, doanh nghiệp cổ phần, Hà Nội).

Trong khi đó hiện nay hầu hết các nhà tuyển dụng đều có xu hướng lựa chọn người lao động có trình độ, kinh nghiệm và hiểu biết thực tế: “Giờ chúng tôi chỉ tuyển lao động có trình độ, có kinh nghiệm, chúng tôi sẵn sàng trả lương cao cho một số ít người nhưng lại có thể làm việc với năng suất của rất nhiều người. Đó là sự lựa chọn tốt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Nếu muốn có kinh nghiệm, hãy dành nhiều thời gian hơn để thực tập thực tế, khi đó doanh nghiệp không phải trả lương, không phải có trách nhiệm gì với người thực tập nhưng chắc chắn doanh nghiệp sẽ giúp các nhà trường đào tạo trong thời gian này, còn nếu tuyển dụng vào rồi lại đi đào tạo từ đầu thì tốt nhất nên tuyển lao động phổ thông và những công việc không đòi hỏi chuyên môn cao, học ĐH phải khác với cấp học khác chứ ” (Nam, 52 tuổi, giám đốc doanh nghiệp liên doanh, Hà Nội).

Có một thực tế được thừa nhận trong giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay đó là sự mất cân đối giữa lý thuyết và thực hành, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường giỏi về lý thuyết nhưng lại

rất mơ hồ về công việc thực tế của mình. Việc không được các nhà tuyển dụng đánh giá cao về khả năng thực hành cũng như các kỹ năng làm việc đã hạn chế rất nhiều đến cơ hội có được một việc làm tốt của sinh viên, nếu không muốn nói đây là một trở ngại của sinh viên khi tham gia tuyển dụng. Đa phần các nhà tuyển dụng đều yêu cầu sinh viên phải có kinh nghiệm, kỹ năng thực tế chứ không chỉ là những lý thuyết “suông” được học khi ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, sinh viên đang phải đối mặt với chương trình học khá nặng nề, phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn là truyền thống “thầy đọc trò chép”. Cơ chế đào tạo lỗi thời khiến cho người học không thể chủ động, phát huy được các thế mạnh của mình trong quá trình học. Thực tế, nền Giáo dục Đại học Việt Nam cũng đã có những bước thay đổi về hình thức giáo dục nhằm tạo ra sự hài hòa hơn nữa giữa lý thuyết và thực hành, trong đó đáng kể nhất là việc chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang tín chỉ. Với tiêu chí lấy người học làm trung tâm của quá trình học và lấy phương pháp tự học làm nền tảng, cho đến nay hình thức này đã được áp dụng ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước. Tuy nhiên hiệu quả của nó mang lại so với hình thức đào tạo niên chế thì còn là một vấn đề cần phải bàn khi người học vẫn chưa thể cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từ hình thức đào tạo này: “Khó khăn tôi cho là

Một phần của tài liệu Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng cơ bản đối với sinh viên tốt nghiệp Đại học (Nghiên cứu các thông tin tuyển dụng trên trang vietnamworks) (Trang 65 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)