7. Khung lý thuyết
2.1.1. Nhóm kỹ năng về chuyên môn
Nhóm kỹ năng về chuyên môn hay còn gọi là kỹ năng cứng, là những kiến thức mà sinh viên có được thông qua hoạt động học tập và đào tạo từ nhà trường, liên quan đến trình độ chuyên môn hay bằng cấp và có thể coi đây là những kỹ năng có tính nền tảng. Theo đó, nhóm kỹ năng này được thể hiện thông qua một số tiêu chí cụ thể như sau: trình độ ngoại ngữ, tin học, học đúng ngành nghề hay thành thạo các phần mềm liên quan đến chuyên ngành. Đây là những kỹ năng có tính chất bắt buộc đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công việc. Hay nói cách khác, những yêu cầu của nhà tuyển dụng về trình độ chuyên môn chính là chuẩn đầu ra mà các trường Đại học cần đảm bảo trong quá trình đào tạo khi cung cấp nguồn nhân lực ra thị trường lao động. Tuy nhiên, do chất lượng giáo dục Đại học ở nước ta còn nhiều vấn đề bất cập, yếu tố đầu ra chưa được chú trọng đúng mức khiến cho những kỹ năng này lại trở thành rào cản cho sinh viên sau khi ra trường.
Có thể nói, trong hành trang đi xin việc của sinh viên tốt nghiệp ĐH, trình độ ngoại ngữ là một trong những yêu cầu cấp thiết. Thực tế, việc dạy và học ngoại ngữ ở các trường Đại học và các cơ sở đào tạo cũng đã được chú trọng, trong khi ở hầu hết các nước khác, việc giảng dạy ngoại ngữ chỉ được thực hiện ở nhà trường phổ thông thì ở nước ta, ngoại ngữ vẫn là môn học bắt buộc trong chương trình học Đại học và là một trong những môn học chiếm số lượng về số tín chỉ (số tiết học) khá nhiều so với những môn học khác. Bên cạnh đó, tầm quan trọng của trình độ ngoại ngữ còn được thể hiện đây là điều kiện bắt buộc để sinh viên tốt nghiệp ra trường, là một trong những yêu cầu thi tuyển hoặc tốt nghiệp các chương trình sau Đại học hay là điều kiện không thể thiếu để tham gia các chương trình đào tạo sau Đại học ở nước ngoài theo
cả trong tuyển dụng, trình độ ngoại ngữ là yếu tố để cân nhắc, lựa chọn nhân sự và bổ nhiệm vào các vị trí trong cơ quan nhà nước.
Biểu đồ 2.1: Yêu cầu của nhà tuyển dụng về khả năng ngoại ngữ của sinh viên tốt nghiệp đại học (%):
79.7 6 5.7 8.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Tiếng Anh cơ bản
Tiếng Anh chuyên ngành
Ngoại ngữ khác
Không yêu cầu
Hiện nay, tiếng Anh là ngoại ngữ thông dụng nhất được sử dụng phổ biến ở các quốc gia trên thế giới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa…Điều này cũng đồng nghĩa với việc muốn hòa nhập và bắt kịp được với tốc độ phát triển của thế giới, không còn cách nào khác, Việt Nam cần chú trọng đến hoạt động đào tạo và nâng cao trình độ tiếng Anh cho tầng lớp trí thức – những chủ nhân tương lai của đất nước. Là ngoại ngữ chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong giáo dục ngoại ngữ ở nước ta, do đó không khó hiểu khi trong các mẫu tin tuyển dụng, yêu cầu về trình độ ngoại ngữ phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất là tiếng Anh cơ bản (79,7%) và tiếng Anh chuyên ngành (6%). Có thể thấy, hầu hết ở các cơ sở lao động đều đánh giá rất cao khả năng tiếng Anh của người tham gia tuyển dụng hay nói cách khác, tiếng Anh được coi là tấm vé thông hành để sinh viên tốt nghiệp Đại học vượt qua được “cửa ải” tuyển dụng. Đáp ứng được yêu cầu của nhà sử dụng lao động về trình độ tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành là một lợi thế cạnh tranh rất lớn bởi lẽ đây là một trong những tiêu chí quan trọng để các nhà tuyển dụng
cân nhắc khi đánh giá về năng lực chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp Đại học. Theo đó, khả năng về tiếng Anh được thể hiện qua những biểu hiện cụ thể như có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh và thành thạo cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, có phản xạ nhanh trong các tình huống giao tiếp bằng tiếng Anh, cao hơn nữa là khả năng về đọc hiểu và thuyết trình các vấn đề chuyên ngành bằng tiếng Anh,... Muốn nâng cao trình độ tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung đòi hỏi một quá trình học tập và rèn luyện nghiêm túc của sinh viên từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà chủ yếu ở đây là ý thức tự học, tự đào tạo của sinh viên. Thực tế, đã có không ít sinh viên ngày từ ngày đầu tiên nhập học đã chú trọng đến việc học tiếng Anh bằng việc tham gia các lớp học thêm tại các trung tâm ngoại ngữ,…và dành một lượng thời gian nhất định để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho mình: “Sau khi ra trường em dành ra 3 tháng để học ngoại ngữ rồi mới đi xin việc, khi đó bạn bè em nhiều người đã đi làm sớm hơn mình nhưng khi so sánh về công việc, thu nhập…thì mình lại hơn vì nhờ có sự chuẩn bị tốt hơn khi bắt đầu đi xin việc” (Nữ, 24 tuổi, Tổ chức phi chính phủ (NGO), Hà Nội)
Một thực tế khá phổ biến hiện nay là khả năng thực hành , giao tiếp bằng ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng của sinh viên còn nhiều hạn chế, nếu không muốn nói là còn yếu kém . Kết quả khảo sát trình độ tiếng Anh của Hội đồng Anh và Trung tâm giáo dục Apollo trên phạm vi 20 quốc gia , trình độ tiếng Anh theo chuẩn quốc tế của học sinh Việt Nam xếp thứ 8/20 về khả năng đo ̣c và viết nhưng lại xếp thứ áp chót (18-19/20) về khả năng nghe và nói [24]. Điều này phản ánh một cách rõ nét thực trạng “học” nhưng chưa đi đôi với “hành” trong hoạt động dạy và học tiếng Anh hiện nay ở nước ta. Chính vì thế, tính thực hành trong chương trình đào tạo ngoại ngữ là một trong những vấn đề trọng điểm được “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân 2008 – 2020” chú trọng và đề cao. Ngoài ra, đến nay
nhiều trường Đại học ở nước ta đã và đang đẩy mạnh hoạt động dạy và học tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ cho sinh viên đáp ứng kịp nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động. Theo đó, việc áp dụng chuẩn TOEIC đã được nhiều trường Đại học đưa vào chương trình giảng dạy, qua đó góp phần cải thiện chất lượng của việc dạy và học tiếng Anh và phù hợp với xu thế đào tạo tiếng Anh trên thế giới hiện nay đó là giảng dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ quốc tế. Việc được đào tạo theo chuẩn TOEIC sẽ mang lại nhiều cơ hội cho sinh viên khi tham gia vào thị trường lao động không chỉ ở trong nước mà còn cả ở các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, để làm tốt điều này không phải dễ bởi lẽ xuất phát từ khâu tuyển sinh đầu vào, trình độ tiếng Anh của sinh viên không đồng đều do đây không phải là môn thi tuyển bắt buộc. Đây là thách thức không nhỏ cho các cơ sở đào tạo trong quá trình thực hiện mục tiêu chuẩn hóa trình độ tiếng Anh cho sinh viên, thiết nghĩ cần sự nỗ lực rất lớn từ cả 2 phía người dạy và người học để mục tiêu này được hoàn thành.
Dù tỏ ra kém cạnh về ưu thế hơn tiếng Anh nhưng những ngoại ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Nhật vẫn hiện diện trong yêu cầu của nhà tuyển dụng khi đề cập đến trình độ ngoại ngữ của sinh viên tốt nghiệp Đại học. Những yêu cầu này phụ thuộc vào đặc thù riêng của từng loại hình doanh nghiệp, do đó nó cũng mở ra những cơ hội cho sinh viên theo học những ngoại ngữ khác. Tuy nhiên, cũng không hẳn là cơ sở lao động nào cũng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của người tham gia tuyển dụng, cụ thể qua khảo sát có 8,7% nhà tuyển dụng không đề cập đến kỹ năng và trình độ tiếng Anh trong yêu cầu của mình.
Mặc dù đặt nặng vai trò của năng lực ngoại ngữ trong đào tạo và tuyển dụng nhân lực, song cũng phải nhìn nhận rằng, thực tế của hoạt động dạy và học ngoại ngữ trong các trường Đại học ở nước ta còn là một vấn đề đáng phải bàn đến. Nhìn chung, hoạt động này chưa được chú trọng đúng mức khi thời lượng dạy và học ngoại ngữ không đủ để đào tạo cho tất cả sinh viên tiếp
thu kiến thức một cách trọn vẹn cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và sau khi tốt nghiệp ra trường có thể giao tiếp ngoại ngữ lưu loát và thành thạo đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, giữa các sinh viên chắc chắn có sự khác biệt hay nói cách khác là không đồng đều về năng lực và trình độ ngoại ngữ. Do không có sự phân cấp trình độ ngoại ngữ của sinh viên thành các lớp học khác nhau đã gây ra những khó khăn nhất định cho việc giảng dạy, từ đó hạn chế rất lớn đến hiệu quả đào tạo. Việc tập trung phần lớn vào ngoại ngữ chuyên ngành trong khi sinh viên chưa nắm hết được kiến thức cơ bản cũng là điểm thường thấy trong hoạt động dạy và học ngoại ngữ ở hầu hết các trường Đại học hiện nay. Ngoài ra, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên và đây là một thách thức rất lớn đối với việc dạy và học ngoại ngữ ở nước ta hiện nay. Đó là chưa kể, đối với một số ngành học ít phải tiếp xúc hay làm việc nhiều với ngoại ngữ như các khối kỹ thuật, quân sự hay cả nhân văn, việc học ngoại ngữ chỉ dừng lại ở mức độ nắm vững các kiến thức cơ bản mà không đề cao năng lực giao tiếp hay các kỹ năng khác. Sinh viên có phần coi nhẹ vai trò của ngoại ngữ, việc học còn mang tính chất để đối phó với các kỳ thi, từ đó chưa có sự đầu tư đúng mức đối với bộ môn này.
Biểu đồ 2.2: Yêu cầu của nhà tuyển dụng về khả năng tin học của sinh viên tốt nghiệp đại học: (%)
82.3 17.7
Có yêu cầu Không yêu cầu
Bên cạnh trình độ ngoại ngữ thì yêu cầu về khả năng tin học văn phòng của người tham gia tuyển dụng cũng khá phổ biến, chiếm tỷ lệ 82,3%. Sở dĩ như vậy là vì trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, máy vi tính, internet là những công cụ không thể thiếu để phục vụ, hỗ trợ cho quá trình làm việc. Do đó, khi vào làm việc ở bất kỳ một cơ sở lao động nào, tin học văn phòng được coi là một trong những kỹ năng cơ bản nhất, tối thiểu nhất mà người lao động có trình độ Đại học phải đáp ứng được trước khi xét đến các kỹ năng khác. Hay nói cách khác, việc thao tác tốt và thành thạo tin học là điều kiện cần để người lao động có thể tiếp nhận và hoàn thành các công việc chuyên môn của mình. Cũng có không ít cơ sở tuyển dụng đã mặc nhiên cho rằng khả năng về tin học văn phòng là kỹ năng bắt buộc và là yêu cầu mà tất cả sinh viên đều đã được trang bị trước khi tốt nghiệp ra trường, do đó không nhất thiết phải đưa vào yêu cầu tuyển dụng. Thực tế, trong chương trình học ở trường Đại học, các giờ học tin học đại cương cũng đã cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tin học như soạn thảo và trình bày văn bản và các thao tác phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu. Thêm vào đó, sinh viên cũng có cơ hội làm quen, thực hành với tin học thông qua việc chuẩn bị các giờ thảo luận, báo cáo, trình bày đối với từng môn học khác nhau.
Có thể thấy, những yêu cầu của nhà tuyển dụng về trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học là xác đáng, bởi đây là những điều kiện cơ bản để ứng viên có thể tham gia vào môi trường làm việc. Việc đòi hỏi về trình độ ngoại ngữ và tin học gần như là yếu tố mặc định trong các thông tin tuyển dụng. Từ bao giờ, trong các yêu cầu tuyển dụng thường đính kèm các văn bằng, chứng chỉ về tin học và ngoại ngữ. Điều này dẫn đến tình trạng người lao động khi đi xin việc luôn gửi kèm những “chứng chỉ” đó trong hồ sơ tuyển dụng như một thói quen mặc dù cho đến nay, nhiều cơ sở sử dụng lao động đã không còn coi đây là thủ tục bắt buộc. Song, vấn đề ở đây là có rất nhiều sinh viên sau khi ra
trường “sở hữu” những chứng chỉ này mà không hề trải qua một kỳ sát hạch nào. Thực tế này phần nào phản ánh thực trạng yếu kém về khả năng tin học và đặc biệt là trình độ ngoại ngữ của một bộ phận lớn sinh viên tốt nghiệp đại học.
Biểu đồ 2.3: Yêu cầu của nhà tuyển dụng về sự phù hợp của chuyên ngành đào tạo với công việc tuyển dụng: (%)
67 33
Có Không
Qua khảo sát, ngoài yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học thì tiêu chí học đúng ngành nghề cũng được các nhà tuyển dụng coi trọng và đánh giá cao, bằng chứng là yêu cầu này xuất hiện trong các trong các mẫu tin tuyển dụng với tỷ lệ 67%. Ở đây có thể thấy rằng khi đưa ra yêu cầu học đúng ngành nghề cũng đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng đề cao năng lực chuyên môn của người tham gia tuyển dụng. Đây là một trong những cơ sở để nhà tuyển dụng nhận định về khả năng tiếp quản và hoàn thành công việc của các ứng viên nếu được trúng tuyển. Rõ ràng là việc tuyển dụng các ứng viên có chuyên môn đào tạo phù hợp với vị trí tuyển dụng sẽ giúp các cơ sở lao động cũng như nhà sử dụng lao động tiết kiệm được về cả thời gian lẫn chi phí đào tạo lại để ứng viên đó thích nghi được với công việc mới. Về cơ bản, với một người tham gia ứng tuyển được đào tạo chuyên môn phù hợp với ngành nghề tuyển dụng có nghĩa là họ đã được trang bị những kiến thức cần thiết trong
nền tảng cơ sở giúp cho họ dần định hình, thích nghi và vận hành được công việc khi được nhận vào vị trí tuyển dụng. Nhìn chung yếu tố có chuyên môn đào tạo đúng với ngành nghề vẫn được đánh giá là chỉ báo thể hiện khả năng làm việc của các ứng viên tham gia tuyển dụng, song cũng có những vị trí tuyển dụng không đòi hỏi người lao động có chuyên môn đào tạo đúng ngành nghề vẫn có thể đảm nhận được. Có đến 33% mẫu tuyển dụng không xét đến tiêu chí về sự phù hợp của chuyên môn đào tạo với ngành nghề tuyển dụng. Điều này phản ánh một thực tế bất cập đang tồn tại trong giáo dục Đại học khi có đến 1/3 nhà tuyển dụng đang tuyển dụng nhân sự không cần tốt nghiệp đúng chuyên ngành, vậy thì vấn đề chất lượng đào tạo theo chuyên ngành nên được hiểu thế nào cho đúng? Hiện nay có một số lượng lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường đang làm việc trái ngành, thực trạng này cho thấy 2 khía cạnh có thể xảy ra: Một là chất lượng đào tạo theo chuyên ngành của giáo dục Đại học ở nước ta còn nhiều hạn chế, yếu kém, do đó không nhận được sự tin tưởng của các nhà tuyển dụng; Hai là giáo dục Đại học đang thiếu hụt một số chuyên ngành nhất định buộc nhà tuyển dụng phải tuyển dụng nhân sự không đúng chuyên môn đào tạo. Rõ ràng là đang tồn tại một nghịch cảnh trong vấn đề đào tạo và tuyển dụng ở nước ta, khi các trường Đại học đua nhau mở các ngành học được cho là “thời thượng” trong khi không xuất phát từ dự báo chính quy nào về nhu cầu nhân lực trong tương lai. Hay nói cách khác, vấn đề