Nhóm kỹ năng mềm

Một phần của tài liệu Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng cơ bản đối với sinh viên tốt nghiệp Đại học (Nghiên cứu các thông tin tuyển dụng trên trang vietnamworks) (Trang 40 - 49)

7. Khung lý thuyết

2.1.2. Nhóm kỹ năng mềm

Thị trường lao động ngày càng đa dạng và năng động hơn đòi hỏi người tham gia tuyển dụng cần thể hiện được nhiều khả năng hơn bên cạnh

trình độ chuyên môn. Đối với nhiều vị trí tuyển dụng, bằng cấp chuyên môn là chưa đủ mà các ứng viên cần phải thể hiện được những tố chất riêng của bản thân, hay nói cách khác là kỹ năng mềm để thuyết phục được nhà tuyển dụng. Có thể thấy, kỹ năng mềm ngày càng tỏ rõ ưu thế trong tuyển dụng, thậm chí đối với một số ngành nghề nhất định, kỹ năng mềm còn là yếu tố quyết định để lựa chọn nhân sự của các đơn vị sử dụng lao động. Trong nhiều trường hợp, kỹ năng mềm còn là lợi thế cạnh tranh so với những ứng viên có bằng cấp nhưng không thể hiện được các tố chất cần thiết và khả năng “làm được việc” cho vị trí tuyển dụng. Trước đây, kỹ năng mềm dù chưa được gọi tên rõ ràng nhưng cũng đã hiện diện dưới những cái tên khác nhau trong yêu cầu của các nhà tuyển dụng như khả năng giao tiếp, trung thực, nhiệt tình, khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập,…Như đã nói ở trên, những kỹ năng này không dễ dàng được lượng hóa như các kỹ năng liên quan đến trình độ chuyên môn. Kỹ năng mềm chủ yếu được thể hiện qua các tình huống ứng xử cụ thể và nó được rèn luyện, tích lũy qua một quá trình lâu dài nhờ sự nỗ lực cố gắng của bản thân các ứng viên. Do là những kỹ năng thiên về tố chất, tính cách của con người nên có không ít nhà tuyển dụng đánh giá cao những kỹ năng này của người tham gia ứng tuyển: “Chúng tôi đánh giá cao những người lao động có kỹ năng mềm tốt, đào tạo lại về chuyên môn dù sao vẫn dễ hơn đào tạo về kỹ năng mềm. Nếu đã được trang bị một nền tảng, vốn liếng kỹ năng mềm tốt thì không có lý gì không thể đáp ứng được yêu cầu công việc”

(Nữ, 39 tuổi, phụ trách nhân sự, doanh nghiệp NGO, Hà Nội). Sở dĩ các nhà tuyển dụng rất quan tâm đến kỹ năng mềm là vì qua những nhân tố này cho phép nhà tuyển dụng đánh giá về năng lực chung của các ứng viên và dự báo về những thành công trong nghề nghiệp của họ. Ngoài ra, với những ứng viên được trang bị kỹ năng mềm sẽ linh hoạt hơn trong cách ứng xử với các tình huống cụ thể cũng như có khả năng thích nghi tốt với những thay đổi trong

hoạt động của các doanh nghiệp. Đây cũng chính là mong muốn của nhà tuyển dụng khi lựa chọn nhân sự vào các vị trí tuyển dụng.

Những kỹ năng mềm thể hiện tính cách, phẩm chất đạo đức được nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên có thể kể đến như trung thực, cẩn thận/chăm chỉ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc cũng là một phần quan trọng trong yêu cầu về kỹ năng mềm được đề cập đến trong các mẫu tin tuyển dụng. Trong đó, được đánh giá cao nhất là cẩn thận/chăm chỉ (60,7%) và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc (58,3%). Nhà tuyển dụng luôn mong đợi sự tận tụy, kiên trì với công việc của nhân viên thông qua những tính cách này. Các ứng viên cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc làm việc cũng như nỗ lực tối đa đối với công việc. Đồng thời, những yêu cầu này cũng đòi hỏi các ứng viên thực sự có niềm đam mê, yêu thích công việc của mình, biết chịu trách nhiệm với công việc và cố gắng tìm mọi cách khắc phục khó khăn trong quá trình làm việc để hoàn thành công việc được giao. Bên cạnh đó, nhiệt tình cũng là một tính cách được nhắc đến khá nhiều (44,7%) trong các mẫu tin tuyển dụng, cho thấy sự đề cao của nhà tuyển dụng. Sự nhiệt tình của nhân viên không chỉ cần được thể hiện với công việc mà còn đối với các mối quan hệ xung quanh như với cấp trên, đồng nghiệp,… Đó là sự tận tâm, nỗ lực hết mình với công việc được giao, luôn làm việc với thái độ tích cực, hăng hái, đầy nhiệt huyết và luôn thể hiện thiện chí, sẵn sàng giúp đỡ người khác trong phạm vi khả năng của mình. Ngoài ra, là kỹ năng thuộc về phạm trù đạo đức, tính trung thực của nhân viên cũng là một trong những yêu cầu được nhà tuyển dụng coi trọng (39%), đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay khi sự bảo mật của các doanh nghiệp đang được chú ý hơn bao giờ hết. Do đó, các ứng viên cần thể hiện được thành ý của mình đối với sự phát triển của công ty/doanh nghiệp mình làm việc, sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty, qua đó tạo được sự tin tưởng cũng như gây được ấn

tượng cho nhà tuyển dụng. Khi yêu cầu về tính trung thực cũng đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng cần ở nhân viên sự chân thành, thẳng thắn, sẵn sàng nhận lỗi khi sai, biết nêu lên ý kiến, quan điểm của cá nhân trong những trường hợp cần thiết nhằm đóng góp cho sự tiến bộ của công ty. Nhìn chung, nhà tuyển dụng nhìn thấy ở các kỹ năng này những tố chất, tính cách cơ bản thuộc về con người cần thiết để đáp ứng cho công việc ở những vị trí tuyển dụng cụ thể.

Đối với những kỹ năng thể hiện rõ nét hơn khả năng của ứng viên thông qua thực tiễn công việc như năng động, sáng tạo, tư duy làm việc độc lập, làm việc nhóm, chịu được áp lực công việc hay giao tiếp tốt cũng nhận được sự đánh giá cao của nhà tuyển dụng. Có thể coi đây là những kỹ năng cao hơn nhóm các kỹ năng thuộc về tính cách, tố chất ở trên, do đó dễ gây ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng và tất nhiên cũng tạo nên sức cạnh tranh cao hơn. Yêu cầu ứng viên có tư duy làm việc độc lập (60%) tức là nhà tuyển dụng đề cao khả năng hoàn thành tốt công việc dù có hay không có người giám sát, hướng dẫn, không dựa dẫm vào người khác và biết tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về công việc mình đảm nhận. Mặc dù đánh giá cao về khả năng làm việc độc lập nhưng nhà tuyển dụng cũng yêu cầu các ứng viên phải có kỹ năng làm việc nhóm (30%). Hai kỹ năng này tưởng như là đối lập nhau nhưng trên thực tế chúng lại bổ khuyết cho nhau và các ứng viên cần phải trang bị cho mình đồng thời cả 2 kỹ năng này. Bởi lẽ, trong một môi trường làm việc cụ thể, các cá nhân không những phải hoàn thành tốt phần việc được giao của mình mà trong nhiều trường hợp cần thiết, các cá nhân phải cùng nhau hoàn thành một khối lượng công việc chung vì mục đích hoạt động của công ty/doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các cá nhân phải có kỹ năng làm việc nhóm tốt, tức là vừa biết phát huy khả năng của bản thân đóng góp những ý kiến có ích cho sự phát triển của nhóm đồng thời phải có tinh thần đồng đội

cao, hỗ trợ những thành viên khác trong nhóm hoàn thành tốt công việc. Bên cạnh đó, khả năng giao tiếp của ứng viên cũng rất được nhà tuyển dụng coi trọng (58,7%), kỹ năng này không chỉ đòi hỏi các ứng viên thể hiện được một phong thái tự tin, nhanh nhẹn, hoạt ngôn, có năng khiếu ứng xử trong những tình huống bất ngờ mà còn phải trang bị cho mình một vốn kiến thức dày dặn cũng như sự hiểu biết về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực tế cho thấy, phần lớn những ứng viên có được sự tự tin trong giao tiếp thường gây ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng ngay từ phút đầu tiếp xúc gặp gỡ, và đây là một lợi thế rất lớn để ứng viên đó từng bước thuyết phục được nhà tuyển dụng về khả năng của mình. Trong một số trường hợp, sự nhanh nhẹn trong giao tiếp cũng bao hàm cả kỹ năng năng động mà nhà tuyển dụng yêu cầu (50%). Ở đây, kỹ năng này được hiểu là khả năng thích nghi với môi trường làm việc một cách linh hoạt với thái độ tích cực, chủ động, tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết trong công việc. Quả thật, sự năng động thường được coi là điểm mạnh và cũng là đặc trưng trong tính cách của giới trẻ - thế hệ luôn sống hết mình vì ước mơ, hoài bão, dám nghĩ dám làm. Một trong những yêu cầu khác của nhà tuyển dụng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía các ứng viên đó là khả năng chịu áp lực trong công việc (47,3%). Dù là một trong những điểm yếu của người lao động có trình độ đại học hiện nay theo đánh giá của các nhà tuyển dụng, tuy nhiên có thể thấy kỹ năng này ngày càng trở nên quan trọng hơn trong thời đại làm việc ngày càng chuyên môn hóa theo tác phong công nghiệp như hiện nay. Khả năng làm việc với cường độ cao và luôn cố gắng hết sức mình để hoàn thành các các định mức công việc trong thời gian đã được định sẵn là đặc trưng cơ bản của kỹ năng này. Kỹ năng này còn được thể hiện ở tinh thần sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới với thái độ lạc quan, tích cực, không ngại khó ngại khổ và luôn đặt lợi ích của công ty/doanh nghiệp lên hàng đầu và coi đó là mục đích để hoàn thành công việc. Đối với một số

ngành nghề nhất định thì sự sáng tạo của các ứng viên lại được đề cao (40,7%). Ở đây, khi yêu cầu về khả năng sáng tạo, năng động cũng đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng tạo điều kiện cho các ứng viên được thể hiện cá tính của bản thân mình. Theo đó, những ý tưởng mang tính phát hiện vấn đề hay được đề xuất mới đều có cơ hội được phát huy và được nhà tuyển dụng coi trọng. Ngoài ra, trong các mẫu tin tuyển dụng còn xuất hiện một số kỹ năng khác, mặc dù chiếm tỷ lệ không cao nhưng cũng đã thể hiện được phần nào sự kỳ vọng của nhà tuyển dụng đối với các ứng viên tham gia ứng tuyển như khả năng thu thập thông tin (4,7%), tinh thần cầu tiến (12,3%) hay

khả năng thích ứng nhanh với môi trường (15%).

Biểu đồ 2.4: Những kỹ năng mềm được nhà tuyển dụng đánh giá cao (%):

60.7 47.3 58.3 50 60 58.7 0 10 20 30 40 50 60 70 % Cẩn thận, chăm chỉ Chịu được áp lực CV Làm việc có trách nhiệm

Năng động Tư duy làm việc

độc lập

Khả năng giao tiếp

Như vậy, có thể thấy rằng, những kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng yêu cầu đối với các ứng viên tham gia tuyển dụng là rất cụ thể và mỗi kỹ năng đều chứa đựng được những mong đợi, kỳ vọng của nhà tuyển dụng trong đó. Những kỹ năng này không hẳn đều xuất phát từ tố chất, tính cách của từng người mà còn đòi hỏi sự nỗ lực rèn luyện, tích lũy qua một quá trình lâu dài. Nói cách khác, những kỹ năng này chủ yếu được hình thành nhờ quá trình tự đào tạo, tự học hỏi và hoàn thiện của người lao động thông qua thực tiễn công việc. Do đó, song song với nhiệm vụ học tập và nghiên cứu nhằm nâng cao

vốn kiến thức chuyên môn, thiết nghĩ không thể coi nhẹ việc trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết nếu sinh viên tốt nghiệp Đại học muốn vượt qua được cửa ải tuyển dụng một cách dễ dàng. Khi nhà tuyển dụng nhận biết được những kỹ năng này như là một thế mạnh của người tham gia tuyển dụng cũng đồng nghĩa với việc các ứng viên đó đã tìm thấy chìa khóa thành công với một công việc mới. Những năm gần đây, ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong hành trang xin việc của sinh viên, nhiều trường Đại học đã có những kế hoạch cụ thể đưa giảng dạy vào chương trình học hoặc các hoạt động ngoại khóa, các khóa đào tạo kỹ năng sống,... Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể rèn luyện và nâng cao các kỹ năng này thông qua việc tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện của Đoàn thanh niên trường học. Đây được coi là môi trường xã hội thu nhỏ giúp sinh viên sớm làm quen, trải nghiệm với các tình huống trong thực tiễn, thu nhận thêm cho mình vốn kiến thức, những kinh nghiệm ứng xử hay các mối quan hệ xã hội làm nền tảng cho việc tham gia vào thị trường lao động sau khi ra trường.

Mặc dù ngày càng trở nên quan trọng trong tiêu chí đánh giá tuyển dụng của nhà sử dụng lao động, tuy nhiên có thể thấy hiện nay vấn đề đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trong các trường Đại học chưa được chú trọng, nếu không muốn nói là hầu hết các trường Đại học chưa có hoạt động này. Trong khi phần lớn sinh viên ra trường đều được trang bị những kiến thức chuẩn về chuyên ngành mà họ theo học thì ngược lại, với những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề… nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động lại còn rất hạn chế, thiếu hụt. Chính vì thiếu kỹ năng mềm mà rất nhiều sinh viên ra trường mặc dù tốt nghiệp với điểm số rất cao nhưng không hẳn nhận được sự đánh giá cao của nhà tuyển dụng. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng đã cho rằng kỹ năng mềm đang còn là vấn đề nan giải của người lao động Việt Nam trong quá trình hội nhập:

Một trong những điểm yếu của lao động khi Việt Nam tham gia quá trình hội nhập chính là việc thiếu kỹ năng mềm như: Làm việc nhóm, tính tư duy, khả năng quản lý thời gian... Khi người lao động ý thức và tự điều chỉnh được, họ sẽ vững tin hơn trong hành trang làm việc” hay trong khi tiêu chuẩn đối với lao động có trình độ Đại học ngày càng cao thì vấn đề thiếu hụt kỹ năng mềm được coi là hạn chế lớn trong hoạt động nâng cao chất lượng đầu ra của các trường Đại học: “Có thể nói 90% sinh viên sau khi ra trường hầu như không có kĩ năng mềm. Bằng cấp là quan trọng nhưng năng lực thật sự và kinh nghiệm của các bạn mới là yếu tố quyết định [32]. Có thể thấy, vấn đề đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội trở nên “nóng bỏng” và bức thiết hơn bao giờ hết đối với công tác đào tạo của các trường Đại học nói chung. Thực tế, việc kiểm định chất lượng giáo dục Đại học bao gồm cả chuẩn đầu ra cũng đã được xây dựng nhằm định hướng cho hoạt động giáo dục và đào tạo của các trường Đại học, tuy nhiên cho đến nay do thiếu tính thực tế, chung chung, chưa cụ thể và chưa thể hiện rõ triết lý kiểm định chất lượng giáo dục là những nguyên nhân khiến cho bộ tiêu chí này vẫn còn là vấn đề được “tranh luận sôi nổi” chứ chưa thể đưa vào áp dụng. TS Peter J. Gray nhận xét:Các trường Đại học Việt Nam tồn tại nghịch lý là uy tín của họ phụ thuộc vào chất lượng đầu vào chứ không phải đầu ra. Cách đánh giá chất lượng giảng viên và sinh viên của Việt Nam có sự khác biệt lớn với nhiều nước trên thế giới. Nhiều "tiêu chuẩn đạt được" của sinh viên còn vắng bóng… Cách đánh giá chất lượng giảng viên và sinh viên của Việt Nam có sự khác biệt lớn với nhiều nước trên thế giới. Ở Mỹ, chúng tôi sử dụng rất nhiều hình thức đánh giá nhưng ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào đánh giá cuối cùng. Vì thế, đôi khi giảng viên và sinh viên không biết phải nâng cao mặt nào trong quá trình giảng dạy, học tập… Qua khảo sát ở một số trường Đại học của Việt Nam, chúng tôi nhận thấy các trường không có sự khuyến khích đối với giảng viên trong việc nâng cao kỹ

năng giảng dạy, chất lượng môn học, chương trình đào tạo, và khả năng nghiên cứu vì sự đề bạt và tăng lương thường dựa vào khối lượng giảng dạy và thâm niên, không dựa trên thành tích hay khả năng nghiên cứu”[26].

Đến nay, khi nhà nước không còn “bao cấp” về Giáo dục Đại học như

Một phần của tài liệu Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng cơ bản đối với sinh viên tốt nghiệp Đại học (Nghiên cứu các thông tin tuyển dụng trên trang vietnamworks) (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)