7. Khung lý thuyết
2.2.2. Về loại hình tổ chức, doanh nghiệp
Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác nhau như vốn, cơ sở vật chất, người lao động, tiến bộ khoa học kỹ thuật,… trong đó đóng vai trò quan trọng thiết yếu nhất vẫn là nhân tố con người. Nói cách khác, việc sử
dụng và khai thác một cách có hiệu quả nguồn lực con người chính là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp đó. Điều này lý giải vì sao hoạt động tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự đáp ứng yêu cầu mục tiêu phát triển của doanh nghiệp lại rất được coi trọng. Cũng tương tự như đối với vị trí tuyển dụng, sự khác biệt trong yêu cầu của nhà tuyển dụng về các kỹ năng giữa các loại hình tổ chức, doanh nghiệp chủ yếu được thể hiện thông qua một số kỹ năng cụ thể.
Biểu đồ 2.8: Yêu cầu của nhà tuyển dụng về khả năng ngoại ngữ đối với từng loại hình tổ chức, doanh nghiệp:
88.5 4.9 4.9 80.4 4.9 0 71.3 6.4 14.4 83.7 9.3 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Nƣớc ngoài Cổ phần TNHH Liên doanh %
Tiếng Anh
TA chuyên ngành Ngoại ngữ khác
Không chỉ riêng vị trí tuyển dụng mà vai trò của ngoại ngữ còn tỏ rõ được ưu thế của mình trong yêu cầu tuyển dụng theo loại hình doanh nghiệp, theo đó, ở cả 4 loại hình doanh nghiệp bao gồm nước ngoài, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và liên doanh đều đề cao khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ của ứng viên, trong đó nhu cầu về ngoại ngữ ở nhóm doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài (100% vốn nước ngoài và công ty liên doanh) cao hơn so với nhóm doanh nghiệp trong nước (trách nhiệm hữu hạn và cổ phần). Thực tế, môi trường và điều kiện làm việc của nhóm doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài đòi hỏi các ứng viên phải thể hiện tốt trình độ ngoại ngữ (ở đây chủ yếu là trình độ tiếng Anh) của mình và đây được coi là yếu tố có lợi thế cạnh tranh
này. Việc thường xuyên phải giao tiếp, làm việc và với các nhóm đối tác là người nước ngoài được coi là cơ hội để người lao động nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình, đồng thời đây cũng là những thách thức không nhỏ buộc họ phải luôn có ý thức trau dồi vốn kiến thức ngoại ngữ thêm dày dặn, đáp ứng yêu cầu của công việc.
“Hầu hết nhân viên ở công ty tôi đều trải qua một kỳ sát hạch tiếng Anh lúc mới thi tuyển đầu vào, đây là một hoạt động thường kỳ của công ty và tôi cho rằng nó là rất cần thiết. Bởi lẽ công ty tôi làm việc với khách hàng bao gồm nhiều đối tượng khác nhau trong đó người nước ngoài cũng tương đối nhiều. Việc nhân viên phải giao tiếp được với khách hàng hoặc đối tác làm ăn là điều kiện bắt buộc và điều này thể hiện tính chuyên nghiệp của công ty. Không có lý gì nhân viên của công ty lại không đảm bảo được yêu cầu này, nếu không thì không thể làm việc lâu dài tại đây được…” (Nam, 52 tuổi, giám đốc doanh nghiệp liên doanh, Hà Nội)
Đối với kỹ năng liên quan đến trình độ tin học, qua khảo sát có thể thấy nhìn chung, đây là kỹ năng nhận được sự quan tâm khá đồng đều của cả 4 loại hình doanh nghiệp, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất phải kể đến doanh nghiệp TNHH, với 90,4%, tiếp đó là doanh nghiệp liên doanh (81,4%), doanh nghiệp cổ phần (80,4%) và cuối cùng là doanh nghiệp nước ngoài (73,8%). Điều này khá dễ hiểu khi ngày nay công nghệ thông tin, máy vi tính và internet đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động làm việc của bất cứ doanh nghiệp, công ty nào và là phương tiện đảm bảo cho việc vận hành công việc được suôn sẻ, trôi chảy. Việc thành thạo các kỹ năng liên quan đến trình độ tin học được coi là một trong những điều kiện đầu tiên để một nhân viên có thể làm được việc. Dù có được đưa vào yêu cầu tuyển dụng hay không thì khả năng về tin học cùng với khả năng ngoại ngữ cũng được đánh giá là một tiêu chí quan trọng trong tuyển dụng từ trước đến nay. Bằng chứng là trong hồ sơ
xin việc của người lao động luôn có đính kèm văn bằng, chứng chỉ về trình độ ngoại ngữ, tin học như một yêu cầu bắt buộc.
Bảng 2.2: Một số kỹ năng theo yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với từng loại hình doanh nghiệp(%):
Kỹ năng Nƣớc ngoài Cổ phần TNHH Liên doanh
Làm việc nhóm 31,1 30,4 28,7 32,6
Kế hoạch hóa công việc 31,1 18,6 22,3 34,9
Lắng nghe, thuyết trình 26,2 19,6 20,2 34,9
Tinh thần trách nhiệm 45,9 63,7 60,6 58,1
Tương tự, đối với kỹ năng làm việc nhóm, kế hoạch hóa công việc và kỹ năng lắng nghe, thuyết trình cũng được nhóm doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài yêu cầu cao hơn so với nhóm doanh nghiệp trong nước dù tỷ lệ chênh lệch giữa các loại hình doanh nghiệp này không quá rõ rệt. Tuy nhiên, tinh thần trách nhiệm với công việc lại được nhà tuyển dụng đòi hỏi cao hơn ở nhóm doanh nghiệp trong nước.
“Nhìn chung, tôi thấy yêu cầu của doanh nghiệp trong nước không quá khắt khe so với các doanh nghiệp nước ngoài. Có thể môi trường làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài có tính cạnh tranh và đào thải lớn hơn, do đó áp lực cũng lớn hơn, buộc các nhân viên phải thường xuyên hoàn thiện bản thân mình để theo kịp sự phát triển của công ty. Như ở doanh nghiệp của tôi, đối với đội ngũ nhân viên, tôi chỉ cần yêu cầu họ có tinh thần, thái độ làm việc tốt, có trách nhiệm, tất nhiên phần năng lực chuyên môn thì đã được kiểm tra ở lúc tuyển đầu vào rồi. Còn một số kỹ năng “cao siêu” hơn như thuyết trình, hùng biện hay giải quyết vấn đề… thì chỉ cần ở những người có vị trí cao hơn ở cấp độ quản lý thôi,…” (Nam, 48 tuổi, trưởng phòng nhân sự,
Những phân tích trên đây cho thấy, sự đa dạng về ngành nghề và loại hình tổ chức doanh nghiệp đã kéo theo sự đa dạng trong yêu cầu của nhà tuyển dụng về các kỹ năng cơ bản mà sinh viên tốt nghiệp Đại học cần có để có thể hoàn thành tốt công việc. Có thể thấy rằng, tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp mà có sự khác biệt trong yêu cầu tuyển dụng về các kỹ năng, theo đó nhà tuyển dụng luôn có xu hướng tìm kiếm những cá nhân có những tố chất, kỹ năng phù hợp với đặc điểm cũng như mục tiêu hoạt động nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Ở đây sự khác biệt rõ ràng nhất được thể hiện trong yêu cầu tuyển dụng giữa 2 nhóm doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Đây là cơ sở giúp sinh viên nắm được nhu cầu của nhà tuyển dụng theo từng loại hình tổ chức doanh nghiệp khác nhau, từ đó hoạch định một định hướng cụ thể nhằm chú trọng rèn luyện các kỹ năng cần thiết và phù hợp với công việc mà bản thân sẽ theo đuổi trong tương lai.
Như vậy, có thể thấy rằng nếu như trước đây, trình độ học vấn là yếu tốt quyết định trong yêu cầu của nhà tuyển dụng thì nay, những thay đổi từ nhu cầu của thị trường lao động và thực tiễn xã hội đã bổ sung thêm các tiêu chí tuyển dụng khác trong đó những kỹ năng liên quan đến năng lực cá nhân như kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý,… được coi là những yếu tố quan trọng và có vai trò quyết định đến kết quả tuyển dụng. Hay nói cách khác, nếu như trước đây, những năng lực khác với trình độ chuyên môn đều được coi là yếu tố phụ trong quá trình tuyển dụng thì nay những tiêu chí tuyển dụng của nhà tuyển dụng lao động đang dần thay đổi, theo đó nhóm kỹ năng mềm, kỹ năng về quản lý là những căn cứ chủ yếu để đánh giá về năng lực của người lao động. Đó là chưa kể, đối với mỗi vị trí tuyển dụng và mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những kỹ năng ưu tiên buộc người lao động tham gia ứng tuyển phải thể hiện được năng lực làm việc của mình. Do đó, thay vì chỉ chú trọng đến việc trang bị các kiến thức chuyên môn như trước đây, thiết nghĩ việc bổ sung, rèn luyện thêm các kỹ năng mềm thiết yếu cần được sinh viên quan tâm hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của nhà sử dụng lao động.
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG VỀ NHỮNG KỸ NĂNG THỰC TẾ CỦA SINH VIÊN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC