6. Đóng góp của luận văn
2.1.1. Nhân vật bị tẩy trắng những đường viền nhân thân
38
thống bao giờ cũng hiện lên rất rõ và tương đối hoàn chỉnh về lai lịch, ngoại hình, tính cách, lời nói, hành động, tâm trạng… Nhân vật là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” [41,162]. Nhưng trong các vở kịch của Beckett, tất cả đã thay đổi. Nhận định này lập tức bị lung lay, rạn vỡ, thậm chí sụp đổ trong từng vở kịch của ông. Trong các sáng tác của mình, tất cả các yếu tố nhân thân đã bị xóa bỏ hết khiến cho ta có cảm giác là có nhân vật mà lại như không có (hay đúng hơn là không – nhân vật). Nhân vật trong các sáng tác của Beckeet thường không được miêu tả một các chi tiết, tỉ mỉ, sinh động về hoàn cảnh xuất thân, địa vị xã hội, giai cấp, và tính cách. Đó chỉ là một vài mảnh vỡ về ngoại hình, tính cách. Thậm chí đến một cái tên cũng bị Beckett xóa đi. Điều đó càng làm cho những sáng tác của ông trở nên ám ảnh hơn trong lòng người đọc.
Nhân vật không danh tính
Trong số 11 vở kịch của Beckett trong thập niên 1960 được chúng tôi khảo sát, thì có đến 5 vở kịch mà nhân vật của Beckett xuất hiện trên sân khấu tất cả các yếu tố danh tính: Tên, tuổi, giới tính, quê quán, xuất thân, thành phần bản thân…
Tác phẩm Nhân vật Tuổi Giới tính Quê quán, xuất thân Thành phần bản thân
Phim E:(eye): máy quay O: (Object): Đối tượng. Không E: Không O: Nam Không Không
Này, Joe Joe Cuối 50 Nam Không Không
Đến và đi FLO, VI, Ru Không Nữ Không Không Cascando Opener , Music Không Không Không Không Hơi thở Rác thải, Tiếng
thở
39 Nhạc và
lời
Nhạc, Lời, Croak
Không Không Không Không Phác thảo
kịch truyền thanh 1
She và He Không Không Không Không
Phác thảo kịch truyền thanh 2 Animator: Người làm phim hoạt hình Stenographer: Người viết tốc ký Fox Dick (câm)
Không Không Không 2/4
Trò chơi 3 lọ hài cốt Không 2 nữ, 1 nam
Không Không Những
ngày tươi đẹp
Winnie, Willie Winnie: khoảng 50 Willie: khoảng 60 1 nữ, 1 nam Không Không Giai điệu cũ
Gorman, Cream Không Nam Không Không
Chúng tôi nhận thấy, trong 11 vở kịch trên, chỉ có 2 lần Beckett đặt tên cho nhân vật của mình: trong Những ngày tươi đẹp và Giai điệu cũ. Tuy nhiên, đó chỉ là tên gọi, còn tên họ đầy đủ của họ ra sao thì không hề có. Giới tính và tuổi tác cũng như thế. Chỉ có 5/11 vở kịch nhân vật của Beckett được
40
xác định giới tính rõ ràng. Và chỉ có 2/11 tác phẩm là nhân vật của ông có độ tuổi (Những ngày tươi đẹp và Eh Joe). Trong Giai điệu cũ, căn cứ vào màn hội thoại giữ Gorman và Cream, người đọc có thể tự suy luận ra rằng, đây là hai người đàn ông cao niên. Bởi lẽ họ đã có con cháu gọi bằng ông. Còn chính tác giả lại không hề cho người đọc bất cứ một thông tin cụ thể, chính xác nào về tuổi tác của nhân vật của mình. Ngoài ra, tất cả các nhân vật trong các tác phẩm trên đều không có quê quán, xuất thân, không nghề nghiệp, không thành phần bản thân. Người đọc cũng không có một dữ kiện nào để phán đoán xem nghề nghiệp của họ là gì. Chỉ trong Giai điệu cũ, người đọc có thể lờ mờ nhận ra hai người đàn ông đang trò chuyện với nhau đã có một thời là quân nhân, nhưng cũng không có dữ liệu nào để khẳng định chắc chắn. Bởi lẽ họ có nói về chiến tranh, nói về hành quân, nhưng Beckett hoàn toàn để trống việc họ có tham gia vào những cuộc hành quân, những trận chiến đó hay không.
Không tên, không tuổi, không giới tính, không nghề nghiệp… dường như tất cả các dữ kiện liên quan đến danh tính của nhân vật đều được Beckett loại bỏ khỏi tác phẩm của mình. Điều đó khiến cho chính bản thân yếu tố danh tính của nhân vật đã trở thành một cuộc chơi đối với người đọc. Người đọc sẽ luôn đặt ra câu hỏi “Nhân vật này là ai? Nam hay nữ? Nhân vật này bao nhiêu tuổi? Họ làm gì?”. Và quá trình theo dõi tác phẩm là quá trình phán đoán, quá trình lắp ghép các dữ liệu để giải mã điều đó. Chính bởi vậy, ngay từ yếu tố này, Beckett đã tạo nên được một sự hấp dẫn lớn đối với những người đọc ưa khám phá và không chấp nhận những gì có sẵn đã bày biện như những món ăn trên bàn ăn được chuẩn bị tinh tươm.
Nhân vật không ngoại hình, không tính cách
Không chỉ “phớt lờ” những đặc điểm về danh tính mà Beckett còn triệt tiêu các yếu tố về ngoại hình và tính cách nhân vật.
41
giới tính, nghề nghiệp) thì các yếu tố về ngoại hình cũng góp phần xác định, khu biệt nhân vật, làm cho nhân vật trở nên riêng biệt và in dấu ấn sâu đậm trong tâm trí người đọc. Kịch truyền thống là những vở kịch tác động mạnh mẽ đế người xem từ các yếu tố danh tính, nhân thân và ngoại hình đó. Nhưng, Beckett lại làm điều ngược lại: xóa bỏ gần như hoàn toàn các yếu tố về ngoại hình. Trong số 11 tác phẩm viết trong thập niên 1960, chỉ có 3 tác phẩm, nhân vật của ông còn giữ lại được một số đường viền ngoại hình mỏng manh:
Những ngày tươi đẹp, Phim và Này, Joe.
Nhân vật Winnie trong Những ngày tươi đẹp được miêu tả bằng một vài câu ngắn gọn: “mái tóc vàng, người đầy đặn, vai và cánh tay để trần, áo che thân trên thấp, ngực lớn, đeo vòng cổ ngọc trai”. Nhưng Winnie cũng chỉ được miêu tả những nét ở thân trên, bởi lẽ, cô bị chôn đến eo. Nghĩa là, người xem chỉ có thể hình dung ra một Winnie với nửa người trên mà hoàn toàn không rõ được toàn bộ hình dáng thế nào. Trong Phim, Object được đề cập đến là một người mặc “Áo khoác đen dài cao cổ (trong khi tất cả những người khác trong trang phục mùa hè sáng sủa), mũ kéo xuống sát mắt, tay trái cầm cặp xách, tay phải đang che phần mặt bị lộ ra”. Và Joe trong Này, Joe cũng chỉ có một vài phác thảo đơn giản: “tóc xám, mặc áo choàng cũ, dép đi trong nhà có hoa văn”. Ba nhân vật được miêu tả một vài đường nét về ngoại hình nhưng sự miêu tả đó càng làm cho nhân vật trở nên chung chung, dễ lẫn hơn chứ hoàn toàn không phải là dấu hiệu mang tính khu biệt, không phải là đặc điểm nhận dạng. Winnie là hình ảnh quen thuộc của những người phụ nữ ở độ tuổi năm mươi. Object hiện lên trong trang phục bí ẩn, che dấu toàn bộ hình dáng, bộ dạng thật của mình. Joe cũng vậy. Hình ảnh của Joe là hình ảnh chúng ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, bất cứ người đàn ông trung niên nào cũng như thế cả.
Như vậy, rõ ràng, trong các vở kịch của Beckett, yếu tố ngoại hình đã bị loại bỏ gần như hoàn toàn. Nếu có, thì nó chỉ càng làm cho nhân vật trở nên
42
mờ nhạt hơn, dễ lẫn vào những người khác hơn. Và như thế, cũng giống như danh tính, thì ngoại hình cũng trở thành một ẩn số của nhân vật mà người đọc cần phải khám phá.
Về mặt tính cách: trong suốt 11 vở kịch, không có một dòng nào Beckett giới thiệu với người đọc về tính cách của nhân vật. Và trong suốt những vở kịch đó, nhân vật của ông cũng không hề có tính cách. Nhân vật của Beckett là nhân vật không tính cách.
11 vở kịch với nhiều mảnh đời, nhiều số phận được mở ra nhưng tập hợp lại, người đọc không hình dung ra nổi một bức chân dung hoàn chỉnh về hình hài cũng như tính cách.
Như vậy, các nhân vật của Beckett đều bị bào mòn từ tên gọi, ngoại hình, giọng nói, tính cách. Họ thu mình lại, chỉ hướng vào bản thân mình – để tự đồng cảm, tự giải trình, tự thấu hiểu hay là để trở nên đơn côi hơn, cô đơn hơn, nhỏ bé và vô nghĩa hơn? “Khác với những nhân vật trong hài kịch cổ điển được miêu tả trong hiện thực, khác với những nhân vật trong bi kịch và kịch lãng mạn nơi mà nhiều khi những đấu tranh nội tâm của chúng đặt ra những câu hỏi lớn của thời đại; những nhân vật của kịch phi lý càng ngày càng biểu lộ sự thiếu hụt một điểm tựa lịch sử xã hội. Chúng giống như kẻ vô gia cư, bị gạt ra ngoài lề xã hội” [2,340].