6. Đóng góp của luận văn
2.3.1. Độc thoại trong đối thoại, kiểu “đối thoại giữa những người điên”
điên”.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì đối thoại được hiểu là hành động nói chuyện giữa hai hay nhiều người. Cấu trúc của một cuộc đối thoại gồm có: người phát ngôn (người nói), người nhận phát ngôn (người nghe) và sự luân chuyển thành phần lời từ người nhận phát ngôn sang người phát ngôn thông qua cơ chế phản hồi.
56
Thông thường, chúng ta chỉ muốn nói khi có người lắng nghe. Nếu người đó nghe, hiểu, thông cảm và chia sẻ thì đối thoại mới được thiết lập và duy trì. Nếu không có người nghe, hoặc có người nhưng không nghe, hoặc có nghe nhưng không phản hồi, hoặc có phản hồi nhưng lại không khớp về mặt nội dung (cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng) thì không thể gọi là đối thoại. Như vậy, để làm nên một cuộc đối thoại thì ngoài việc người nói và người nghe phải hiểu ngôn ngữ của nhau thì còn cần phải có sự đón nhận, thông cảm và chia sẻ từ cả hai phía.
Bakhtin đã từng nhấn mạnh rằng: “Đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người… Sống tức là tham gia đối thoại: hỏi, nghe, trả lời, đồng ý… Con người tham gia cuộc đối thoại ấy bằng toàn bộ cuộc đời mình: bằng mắt, môi, tay, tâm hồn, tinh thần, hành vi. Nó trút hết con người nó vào lời nói và tiếng nói của nó gia nhập dàn đối thoại của cuộc sống con người, gia nhập vào cuộc hội thảo thế giới (…). Bản ngã không chết. Cái chết chỉ là sự ra đi. Con người ra đi khi đã nói lời của mình nhưng bản thân lời nói ấy còn lại mãi mãi trong cuộc hội thoại không bao giờ kết thúc” [8,512].
Ở nghệ thuật kịch – trừ kịch câm – ngôn ngữ nhân vật đặc biệt quan trọng. Do hạn chế về không gian, thời gian biểu diễn và do đặc điểm của kịch: tác giả không được phép lộ mặt, cho nên, ngôn ngữ đối thoại là hình thức chủ yếu của ngôn ngữ kịch, thậm chí có ý nghĩa quyết định đối với một vở kịch. Đặc trưng của lời nói trong kịch là lời nói có nhiệm vụ kép: vừa thay tác giả làm nhiệm vụ dẫn dắt tình tiết, diễn biến kịch, vừa đảm đương chức năng ngôn ngữ nhân vật. Lời nói phải vừa thích hợp với nhân vật, vừa phải diễn đạt được ý đồ của tác giả. Bởi vậy, ngôn ngữ nhân vật trong kịch là ngôn ngữ có tính chất tổng hợp, vừa đầy kịch tính vừa bao hàm cả yếu tố tự sự và trữ tình, hàm súc, dư ba, đầy giá trị triết học. “Thậm chí có câu nói có thể làm tiêu ma một sự nghiệp, hoặc làm sống lại một đời người” [40,259].
57
thân còn được sự hỗ trợ của ngôn ngữ tác giả, thì “kịch đòi hỏi mỗi nhân vật trong vở phải tự biểu hiện tính cách bằng lời nói và hành động”, không có sự can thiệp tự do của tác giả. “Các nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ, và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi, nghĩa là tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phải bằng ngôn ngữ miêu tả... Muốn cho các nhân vật có được giá trị nghệ thuật và sức thuyết phục xã hội... phải làm sao cho ngôn ngữ của mỗi nhân vật đều có tính đặc thù rõ rệt, có sức biểu hiện tối đa...” [23,7-8].
Có thể nói, trong kịch, ngôn ngữ nhân vật là phương tiện quan trọng nhất để thể hiện tính cách, bộ mặt tâm lý và cuộc đấu tranh nội tâm của các cá nhân, đồng thời là chất liệu để tạo nên xung đột kịch. Nó giữ vai trò quyết định, thậm chí có tính chất tối hậu đối với giá trị tư tưởng và nghệ thuật của một vở kịch. Như vậy, trong văn chương, nhất là trong thể tự sự và kịch, ngôn ngữ nhân vật giữ một vai trò quan trọng trong sự tự bộc lộ của nhân vật. Nó có chức năng biểu hiện thế giới nội tâm, đồng thời có chức năng như một hành động, một sự kiện đối với nhân vật khác, góp phần khắc họa tính cách nhân vật, thúc đẩy sự phát triển của tính cách và tình tiết cốt truyện, qua đó góp phần phản ánh hiện thực bên ngoài nhân vật, bộc lộ tư tưởng nghệ thuật của tác giả và chủ đề tác phẩm...
Ngôn ngữ đối thoại có vai trò vô cùng quan trọng như thế. Tuy nhiên, khi khảo sát các tác phẩm của Beckett trong thập niên 1960, chúng tôi nhận thấy các vở kịch có đặc điểm là: hầu hết được xây dựng hoàn toàn không có ngôn ngữ đối thoại. Các nhân vật có phát ngôn nhưng không ăn nhập gì với nhau, mỗi người theo đuổi một suy nghĩ của riêng mình. Đây chính là kiểu phát ngôn “độc thoại trong đối thoại”, kiểu “đối thoại giữa những người điên”. Dưới đây là bảng thống kê lời nói nhân vật và ngôn ngữ đối thoại trong 11 vở
58
kịch được sáng tác trong giai đoạn này của ông:
Tên vở kịch Lời nói của nhân vật
Ngôn ngữ đối thoại
Ghi chú
Giai điệu cũ Có Có
Phim Không Không
Này, Joe Không Không Có giọng của một
phụ nữ vọng tới
Đến và đi Có Có
Cascando Có Không
Hơi thở Không Không
Những ngày tươi đẹp Có Gần như không có Nhạc và lời Có Không Phác thảo kịch truyền thanh 1 Có Có Phác thảo kịch truyền thanh 2 Có Có Trò chơi Có Không
Khảo sát, thống kê 11 vở kịch, chúng tôi nhận thấy rằng, chỉ có 4 vở kịch có ngôn ngữ đối thoại: Phác thảo kịch truyền thanh 1, Phác thảo kịch truyền thanh 2, Đến và đi, Giai điệu cũ. Trong đó, Phác thảo kịch truyền thanh 1, Phác thảo kịch truyền thanh 2 là hai vở kịch được Beckett viết cho đài tiếng nói, vì thế, việc xuất hiện đối thoại giữa các nhân vật là yêu cầu gần như bắt buộc. Còn lại 7 vở kịch (chiếm 2/3 số lượng) là hoàn toàn không có ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật. Trong số 11 vở kịch trên, chúng tôi nhận thấy có 4 vở kịch Beckett có xây dựng lời nói của nhân vật nhưng không cho nhân vật
59
đối thoại với nhau: Trò chơi, Nhạc và lời, Cascando, Những ngày tươi đẹp.
Đối với các vở kịch có đối thoại (theo tiêu chí đã được xác định ở trên – nghĩa là cả người nói và người nghe đều tham gia vào cuộc giao tiếp, có sự chia sẻ với nhau) thì có một điều đáng chú ý là: không phải lúc nào giữa các nhân vật cũng có sự thấu hiểu. Dưới đây là một đoạn đối thoại của A (Animator – Người làm phim hoạt hình) với S (Stenographer – Người viết tốc ký) trong Phác thảo kịch truyền thanh 2:
A: (…) Tốt! Bỏ khăn trùm đầu của anh ta ra. [Tạm dừng] Khuôn mặt đẹp mê hồn, đẹp mê hồn! Có phải thế không, thưa cô?
S: Cũng đúng, thưa ngài. Chúng ta biết nó bằng cách nghe và nỗi đau buồn chưa bao giờ mới cả.
A: Fox. [Tạm dừng]. Người mù. [Tạm dừng]. Phích cắm. [Tạm dừng]. Tốt! [Ông ta đập mạnh cây thước hình trụ xuống bàn] Fox, mở mắt ra (…).
Chúng tôi nhận thấy, trong câu trả lời của S có nội dung “thừa” so với câu hỏi. Lẽ ra, với câu hỏi “Khuôn mặt đẹp mê hồn, có phải thế không thưa cô?” của A, S chỉ cần trả lời bằng việc khẳng định hoặc bác bỏ, đồng ý hoặc không đồng ý. Nhưng ngay từ cách dùng từ của S trong việc đồng tình với câu hỏi: “Cũng đúng, thưa ngài” đã cho thấy có một sự lệch pha giữa câu trả lời của S nên có và câu trả lời thực tế. “Cũng đúng” nghĩa là ngoài việc nói đến khuôn mặt ra thì câu trả lời của S còn đang bao hàm một đối tượng/ sự việc/ nội dung khác mà đối tượng/ sự việc/ nội dung khác đó hoàn toàn không có trong câu hỏi của A. Cho đến khi S nói câu thứ hai: “Chúng ta biết nó bằng cách nghe và nỗi buồn đau chưa bao giờ mới cả” thì người đọc nhận thấy rằng đã có một sự trật lệch hoàn toàn giữa nội dung câu hỏi và câu trả lời. Rõ ràng, có thể ở phần đầu của câu trả lời (khi nói “cũng đúng”), S có nghĩ và đề cập đến vấn đề của câu hỏi (khuôn mặt đẹp) nhưng đến phần sau thì nội dung câu trả lời đã hoàn toàn không liên quan gì đến câu hỏi.
60
tâm hay không? Rõ ràng là không. Bởi lẽ, bỏ qua câu trả lời lệch pha của S, A ngay lập tức chuyển sang nói chuyện với Fox.
Sự không thấu hiểu hoặc cố tình phớt lờ đi, không có sự chia sẻ, đồng điệu, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng trong lúc tham gia hội thoại là một đặc điểm thường thấy trong các sáng tác của Beckett. Chỉnh bởi vậy mà các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về thoại trong kịch của Beckett mới cho rằng, cuộc đối thoại giữa các nhân vật trong kịch của ông là cuộc “đối thoại giữa những người điên” hoặc “độc thoại trong đối thoại”. Nhân vật đang nói chuyện với nhau nhưng đồng thời cũng là nói chuyện với chính mình. Nói cho mình nghe. Nói để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mình. Và đối phương hoặc là hiểu, hoặc là không muốn hiểu nên đã phớt lờ/ cố tình phớt lờ đi người đang giao tiếp với mình. Đặc điểm này khiến cho người đọc cảm nhận thấy mỗi nhân vật dường như là một vũ trụ đơn côi. Họ có giao tiếp với nhau, nhưng dường như càng giao tiếp thì họ càng trở nên đơn côi.
Đặc điểm này được đẩy cao hơn ở trong các sáng tác giữa các nhân vật có sự luôn phiên nhau trong vai người nói, người nghe, nhưng lại không có hoạt động giao tiếp, hành động đối thoại không được thiết lập.
Trò chơi có ba nhân vật là ba lọ hài cốt. Trong Trò chơi ngay cả lúc ba lọ hài cốt đồng thanh nói hay từng lọ một cất lên tiếng nói thì tất cả những phát ngôn của họ đều không ăn nhập gì với nhau:
W1, W2, M. [cùng nhau]:
– W1: Tôi đã nói với anh ta, từ bỏ cô ấy – – W2: Một buổi sáng khi tôi đang ngồi – – M: Chúng ta đã không bên nhau lâu –
[Các ánh đèn biến mất. Mất điện. 5 giây. Ánh đèn trên W1]
W1: Tôi đã nói với anh ta, hãy từ bỏ cô ấy. Tôi đã thề bằng tất cả những gì thiêng liêng nhất –
61
W2: Một buổi sáng khi tôi đang ngồi khâu bên cửa sổ mở toang, cô ta lao về phía tôi. Từ bỏ anh ấy đi, cô ta hét lên, anh ấy là của tôi. Những bức ảnh của cô ta đã thật tử tế với cô ta. Bây giờ, những phút giây đầu tiên nhìn cô ta đầy đủ trong hình hài xác thịt, tôi đã hiểu tại sao anh ấy lại thích tôi.
[Ánh đèn từ W2 sang M.]
M: Chúng con đã không ở bên nhau lâu khi cô ấy nghi ngờ có sự dối trá. Hãy từ bỏ con điếm đó, cô ấy nói, hoặc em sẽ cắt đứt cổ họng mình – [nấc] – Hãy tha thứ cho con, xin Chúa hãy giúp con. Con biết có thể cô ấy không có bằng chứng. Vì vậy, con đã nói với cô ấy rằng con không biết cô ấy đang nói về điều gì.
[Ánh đèn từ M sang W2]
W2: Cô đang nói về điều gì vậy? Tôi nói, trong khi vẫn đang khâu. Cô nói về ai cơ? Từ bỏ ai? Tôi ngửi thấy mùi cô ở anh ấy, cô ta hét lên, anh ta có mùi của một con điếm.
[Ánh đèn từ W2 sang W1]
Vở kịch xoay quanh ba lọ hài cốt là biểu tượng cho một người đàn ông và hai người phụ nữ. Khi còn sống, giữa họ đã có mối quan hệ tay ba và chính mối quan hệ đó là nguyên nhân dẫn đến bi kịch. Và giờ đây, khi chỉ còn là hình hài của một lọ tro lạnh lẽo, họ thay nhau cất lên tiếng nói, họ đồng thanh nói, nhưng có lẽ, cũng giống như khi còn sống, mỗi người mải miết theo đuổi một ý nghĩ của riêng mình. Mỗi người chìm đắm vào thế giới của riêng mình. Vì thế cho nên người bên cạnh có tồn tại hay không là điều không hề quan trọng, không hề có ý nghĩa. Không ai để ý đến lời nói của ai. Không ai quan tâm đến ai. Họ vô tâm, thờ ơ, bỏ qua nhau trong suốt vở kịch cũng chính là trong suốt chặng đường dài của cuộc đời thực. Họ luôn phiên nhau nói nhưng không hề có sự giao lưu, chia sẻ. Ba lọ hài cốt, ba giọng nói như giọng điệu của những người điên trong một trại tâm thần lớn. Tất nhiên, người đọc, người xem khi kết nối tất cả lời nói của ba lọ hài cốt lại với nhau sẽ hiểu được
62
nội dung của câu chuyện mà tác giả muốn gửi gắm.
Mô típ mối tình tay ba chẳng có gì mới lạ nếu không muốn nói là đã quá cũ kỹ và nhàm chán trong văn học. Nhưng ở Trò chơi, mối quan hệ đó thông qua những phát ngôn không ăn khớp, thông qua việc họ ngồi cạnh nhau, có phát ngôn nhưng không tạo thành được hoạt động đối thoại lại gợi lên trong lòng người đọc bao nhiêu băn khoăn và chua xót. Người đọc nhận ra rằng, cả ba con người đó đều vô cùng cô đơn, đau khổ và tuyệt vọng. Họ tuyệt vọng với chính mình. Họ tuyệt vọng và cô đơn trong mối quan hệ tay ba nhiều mâu thuẫn. Câu nói cuối cùng của M được lặp lại: “chúng ta không ở bên nhau lâu” cứ ám ảnh mãi không thôi. Tình yêu và sự yên bình, thanh thản là mục đích sống của con người. Nhưng khi sự phản bội và rạn nứt đã xảy ra, thì mục đích sống đó không còn. Mỗi con người dù có sống thì cũng chẳng khác gì những bình hài cốt biết nói mà thôi.
Nếu như một vở kịch không có nhân vật, không có ngôn ngữ và không có đối thoại đã khiến cho người đọc cảm thấy ngột ngạt bởi cái cô đơn, cái mông lung, cái không cùng thì những vở kịch trên có nhân vật đấy, nhân vật có phát ngôn đấy nhưng chẳng có phát ngôn nào ăn nhập với phát ngôn nào lại càng khiến cho người đọc cảm nhận được cái cô đơn khủng khiếp hơn, rợn ngợp hơn.