6. Đóng góp của luận văn
2.3. Trò chơi ngôn ngữ
Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học, bởi vì chính ngôn ngữ chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hóa, vật chất hóa sự biểu hiện
55
của chủ đề, tư tưởng, tính cách và cốt truyện… Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm. Nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm. Chính vì thế mà M. Gorki đã cho rằng: Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và – cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống – là chất liệu của văn học.
Ngôn ngữ văn học mang trong mình ba đặc điểm chính: tính chính xác, tính hàm súc và tính hình tượng. Tuy nhiên, ở mỗi loại tác phẩm, những đặc điểm trên lại được biểu hiện dưới những sắc thái và mức độ khác nhau. Đồng thời mỗi loại tác phẩm lại có những đặc trưng ngôn ngữ riêng. Trong đó, ngôn ngữ của các tác phẩm kịch là ngôn ngữ của các nhân vật được tổ chức thông qua hệ thống đối thoại. Trong kịch không có ngôn ngữ của tác giả, và thái độ của tác giả được biểu hiện ngầm sau hệ thống đối thoại của ngôn ngữ nhân vật. “Trong kịch, tác giả không thể mách bảo điều gì cho người xem hết. Các nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ, và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi, nghĩa là tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phải bằng ngôn ngữ miêu tả… Cần phải làm sao cho ngôn ngữ của mỗi nhân vật đều có tính đặc thù rõ rệt, có sức biểu hiện đến mức tối đa”. [21,133].
Như vậy, ngôn ngữ đối thoại là ngôn ngữ chủ đạo có vai trò quyết định đối với tác phẩm kịch.