Diễn giải nghĩa trong “Đến và đi”

Một phần của tài liệu Trò chơi trong kịch của Samuel Beckett thập niên 1960 (Trang 86)

6. Đóng góp của luận văn

3.3. Diễn giải nghĩa trong “Đến và đi”

3.3.1. Diễn giải trong “Đến và đi”.

James Knowlson đã bày tỏ tình cảm với Beckett và nhận xét về các tác phẩm của ông như sau: “Tôi vui mừng nhận nợ với Samuel Beckett vì lòng tốt của ông trong việc cho phép chúng tôi in lần đầu tiên ở Anh văn bản vở kịch mới của ông cho truyền hình, Bộ ba ma (Ghost trio), mà giống như phiên bản truyền hình mới của Không tôi (Not I), có thể chứng tỏ cũng gây tranh cãi như một số vở kịch của ông trước đó khi được trình diễn trên sân khấu” [50]. Qua nhận xét của James Knowlson, chúng ta có thể nhận thấy rằng, các vở kịch của Beckett có khả năng “gây tranh cãi” (controversial) rất lớn. Và chính đặc điểm ấy tạo nên sức hấp dẫn, tạo nên sự thú vị cho những sáng tác của ông. Sự hấp dẫn, thú vị ấy theo chúng tôi bắt nguồn từ tính trò chơi của mỗi tác phẩm. Trong phần này, chúng tôi sẽ sử dụng lý thuyết trò chơi để giải mã tác phẩm Đến và đi của Beckett.

Đến và đi được viết ở Anh đầu năm 1965, xuất bản lần đầu tiên ở Pháp bởi Editions de Minuit, Paris, năm 1966. Tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên ở Anh bởi Calder and Boyares, London năm 1967; lần đầu tiên được dàn

85

dựng dưới tên “Kommen und Gehen”, được dịch bởi Elmar Tophoven ở Schiller-Theater Werkstatt, Berlin ngày 14 tháng 1 năm 1966; lần đầu tiên được biểu diễn tại Anh ở Nhà hát Peacock, Dublin ngày 28 tháng 2 năm 1968; và sau đó ở Royal Festival Hall, London ngày 9 tháng 9 năm 1968. Rõ ràng

Đến và đi là một vở kịch không dài nhưng nó lại nhận được sự quan tâm lớn, được dịch ra nhiều thứ tiếng và ngay lập tức được trình diễn trên khắp các sân khấu của Châu Âu. Điều gì làm nên thành công đó của vở kịch?

Tác phẩm gồm 3 nhân vật: FLO, VI, RU được tác giả giới thiệu ngắn gọn chỉ bằng hai từ: “Ages undeterminable” nghĩa là: tuổi không xác định. Còn tất cả mọi yếu tố về danh tính, về ngoại hình, về nghề nghiệp… đều là những ẩn số. Riêng yếu tố trang phục được Beckett chỉ dẫn cụ thể ở cuối văn bản: “Cả ba mặc áo khoác dài, cúc cao, màu tím xỉn (RU), màu đỏ xỉn (VI), màu vàng xỉn (FLO). Chiếc mũ xám xịt không có gì nổi bật với vành đủ để che khuôn mặt. Ngoài một phần khác biệt về màu sắc, ba nhân vật càng giống nhau càng tốt. Giày sáng màu với đế cao su. Bàn tay hóa trang để càng lộ càng tốt. Không có nhẫn”. Tuy nhiên, yếu tốt trang phục đó không góp phần khu biệt nhân vật. Bởi chính tác giả cũng chỉ dẫn rằng họ càng giống nhau càng tốt. Thông qua cách ba nhân vật nói chuyện với nhau, người đọc xác định được giới tính của họ là nữ. Ba người phụ nữ không có tên rõ ràng, không có tuổi, không có ngoại hình, không có tính cách, ngồi sát nhau ngay ở trung tâm của sân khấu, mặt hướng về trước, tay nắm chặt thành vòng. Cách nắm tay của họ được Samuel Beckett cẩn thận sơ đồ hóa:

RU VI FLO

86

tượng đầu tiên về vở kịch. Qua họ và hành động của họ, chúng tôi liên tưởng đến hình ảnh của một xã hội thu nhỏ với những mối quan hệ ràng buộc, chồng chéo, với những kết nối đan cài với nhau.

Cả vở kịch không hề có xung đột, không có mâu thuẫn, không có biến cố, không có cao trào. Tất cả tập trung vào hai hành động: Hành động đổi chỗ và hành động nắm tay nhau thành vòng tròn. Song song với hai hành động đó là hai lớp ngôn ngữ: lớp ngôn ngữ chung cho cả ba nhân vật, và lớp ngôn ngữ riêng dành cho hai người ở lại.

Lần Ngôn ngữ chung Ngƣời rời sân khấu Ngôn ngữ riêng 1 VI: Ba chúng ta gặp nhau lần cuối khi nào? RU: Để chúng ta không nói. VI FLO: RU RU: uh FLO: Bạn nghĩ gì về VI?

RU: Tôi thấy có thay đổi nhỏ. [FLO di chuyển ra ngồi ở trung tâm, thì thầm]

[Tai RU. Kinh hãi] Oh! [Họ nhìn nhau. FLO để ngón tay lên môi cô ấy.] Cô ấy không nhận ra ư?

FLO: Chúa không cho phép.

2

FLO: Chỉ ngồi bên nhau như chúng ta đã từng ngồi, trong sân chơi ở cuộc thi Hoa hậu xứ Wade.

FLO

VI: uh.

RU: Bạn thấy FLO thế nào?

VI: Cô ấy phần lớn vẫn như cũ. [RU di chuyển ra ngồi ở trung tâm, thì thầm trong tai VI. Kinh

87 RU: Trên một mảnh

gỗ.

hãi.] Oh! [Họ nhìn nhau. RU đặt ngón tay lên môi mình.] Cô ấy không được kể ư?

RU: Chúa không cho phép.

3

RU: Nắm tay... theo cách đó.

FLO: Giấc mơ... tình yêu

RU

VI: FLO. FLO: uh.

VI: Bạn nghĩ RU trông thế nào? FLO: Tớ thấy một chút xíu trong ánh sáng này. [VI di chuyển ra ngồi ở trung tâm, thầm thì vào tai FLO. Kinh hãi.] Oh! [Họ nhìn nhau. VI để ngón tay cô lên môi mình.] Cô ấy không biết ư?

VI: Xin Chúa đừng.

4

VI: Chúng ta có thể không nói về những ngày đã qua không? [Im lặng] Về những điều sẽ đến? [Im lặng] Chúng tra sẽ nắm tay nhau như cũ? FLO: Tôi có thể cảm thấy những vòng tròn.

Nhìn vào bảng phân chia trên, chúng tôi nhận thấy:

- Ngay từ lần hội thoại đầu tiên chung giữa ba nhân vật, trong đó, người đặt câu hỏi là VI, người trả lời là RU đã có sự không ăn khớp. Lẽ ra, với câu hỏi của VI, người trả lời phải xác định một mốc thời gian cụ thể. Nhưng câu

88

trả lời của RU không những không xác định được mốc thời gian của “lần gặp nhau cuối cùng của ba người” mà ngược lại, nó còn khẳng định sự lạc nhịp, lệch pha giữa người hỏi và người trả lời: “Let us not speak” (Để chúng ta không nói). Câu trả lời của RU được chia làm hai vế: Let us – not speak. Trong đó, vế đầu tiên khiến người nghe/đọc có thể lầm tưởng rằng RU và FLO sẽ trả lời câu hỏi của VI. Nhưng vế thứ hai, ngay lập tức nội dung được chuyển đổi: “Not speak” – “không nói”. Rõ ràng, câu trả lời của RU là sự khẳng định điều “không trả lời”. Trả lời mà cũng như không. Chính sự đối lập trong hai vế với yếu tố thay đổi đột ngột có thể gây lầm tưởng trong câu trả lời của RU khiến người đọc bật cười. Đó là câu trả lời vô cùng hài hước. Nhưng, người đọc cũng có thể nhận thấy rằng, đằng sau câu trả lời lệch pha đầy hài hước mang tính nghịch dị đó có một sự rạn nứt hoặc có một điều bí ẩn đang được che dấu.

- Sau câu hỏi đầu tiên ấy, ba nhân vật lần lượt thay phiên nhau rời sân khấu mở ra lớp ngôn ngữ riêng giữa những người ở lại. Dựa vào lớp ngôn ngữ riêng của những người ở lại, chúng tôi nhận thấy:

+ Hai người ở lại thì thầm bàn tán về người vừa đi khỏi. + Vấn đề họ bàn tán là một bí mật đối với người vừa đi khỏi. + Đó là một vấn đề nghiêm trọng mang nghĩa xấu, tồi tệ.

Người đọc nhận diện được đó là một vấn đề nghiêm trọng theo xu hướng xấu, tồi tệ bởi lẽ người đọc hoàn toàn có thể suy đoán từ những điều mà nhân vật đang thảo luận: “Cô ấy không nhận ra ư”, “cô ấy không được kể ư”, “cô ấy không biết ư?” cùng với những hành động lén lút, thậm thụt. Ba câu trả lời tưởng như khác nhau nhưng lại hoàn toàn giống nhau về nội dung bởi vì nó đều khơi gợi sự tò mò, suy đoán của người đọc/người xem, và cái đích của sự suy đoán đó hướng đến là một bí mật nghiêm trọng. Đó có thể là một điều hệ trọng liên quan đến sức khỏe, đến tính mạng hoặc đến hạnh phúc, đến cuộc sống cá nhân của nhân vật. Bởi vì những lời thì thầm của các nhân vật không

89

đến được tai khán giả, cho nên mỗi người đọc/người xem đều có thể có cho mình một hình dung, một tưởng tượng. Hình dung, tưởng tượng, phán đoán đó có thể trùng khớp, có thể trật lệch so với nội dung mà tác giả muốn truyền đạt. Do đó, câu chuyện về ba người phụ nữ đã trở thành từng câu chuyện riêng biệt trong lòng độc giả. Ở đây, một lần nữa chúng tôi muốn nhắc lại nhận định của Lê Huy Bắc về đọc tác phẩm hậu hiện đại: “Đọc hậu hiện đại phải thỏa mãn khẩu hiệu: Viết lại nó. Nếu người đọc không tìm được sự đồng điệu, không lần ra mối dây nào đó trong truyện thì kể như việc đọc thất bại hoàn toàn. Bản thân việc đọc biến người đọc thành nghệ sĩ, thành tri kỉ của người sáng tạo. Không có người đọc – nghệ sĩ thì chẳng thể nào có văn chương hậu hiện đại” [4]. Theo nghĩa này, Đến và đi cũng đã làm được điều đó: biến mỗi người đọc thành một nghệ sĩ, thành một người tri kỉ với tác giả.

Và nếu như tiếng cười trong lời đối thoại đầu tiên giữa VI và RU xuất phát từ câu trả lời lệch pha, trật lệch, từ sự thay đổi đột ngột trong câu trả lời đầy hài hước, nghịch dị của RU thì ở trong ba đoạn đối thoại thầm thì ở sau, tiếng cười lại bật ra từ sự trùng khớp, từ sự giống nhau ở cả nội dung đối thoại và cách thức đối thoại. Ba lần đối thoại nhưng thực chất chỉ cùng một nội dung, cùng một câu hỏi, cùng một câu trả lời, cùng một cách thức… Đặc biệt, mặc dù họ có thì thầm ở sau lưng nhau, nhưng cuối cùng vẫn ngồi sát cạnh nhau, nắm chặt tay nhau. Câu nói cuối cùng của VI: “Chúng ta có thể không nói về những ngày đã qua không? [Im lặng] Về những điều sẽ đến? [Im lặng] Chúng ta sẽ nắm tay nhau như cũ?” gợi lên nhiều suy tư. Sau cùng thì họ cũng vẫn bên nhau, và bí mật vẫn mãi mãi là bí mật. Bởi vậy tiếng cười ở đây lại mang sắc thái mỉa mai, phơi bày và cảnh tỉnh.

Cấu trúc toàn bộ trò chơi trong tác phẩm là vòng tròn. Tác phẩm là sự đan quyện của nhiều vòng tròn khác nhau. Vòng tròn ấy dược mở ra từ bản thân nhan đề của vở kịch: Đến và đi. Sự di chuyển vị trí của mỗi nhân vật trên sân khấu tạo ra một vòng tròn nhỏ. Những lời thì thầm và hành động của lần lượt

90

từng cặp nhân vật ở lại trên sân khấu tạo thành một vòng tròn lớn hơn. Tác phẩm được mở đầu và kết thúc được ôm trọn bởi hai vòng tròn lớn: vòng tròn được tạo nên bằng ba vòng tròn nhỏ từ sáu bàn tay của nhân vật khi họ ngồi sát bên nhau. Sau cuối, hòa cùng với vòng tròn lớn của ba nhân vật là câu nói của FLO: “Tôi có thể cảm thấy những vòng tròn”; nguyên văn: “I can feel the rings”. “Ring” vừa mang ý nghĩa là chiếc nhẫn, vừa có nghĩa là vòng tròn.

Trong ý nghĩa đầu tiên: “ring” nghĩa là “chiếc nhẫn” thì chúng tôi nhận thấy, trong phần chỉ dẫn về trang phục, Beckett đã khẳng định: “Không có nhẫn”. Vậy những chiếc nhẫn mà FLO cảm thấy nên được hiểu như thế nào? Soi lại toàn bộ diễn tiến của vở kịch, chúng tôi nhận thấy, trong lớp ngôn ngữ chung diễn ra công khai giữa cả ba nhân vật, FLO có nhắc đến “dreaming of love”, điều này được kết hợp với lớp ngôn ngữ thứ hai – lớp ngôn ngữ riêng dành cho từng cặp nhân vật ở lại có thể đưa đến một suy đoán: câu nói kết thúc tác phẩm của FLO là một mơ ước, một khát vọng vượt lên trên khỏi hiện thực nghiệt ngã. Họ đang ngồi bên nhau, đang cùng nhau che giấu, cất giữ những bí mật và có lẽ, họ - những con người bất hạnh đang cùng nhau mơ ước về tương lai, về hạnh phúc, về trọn vẹn.

Còn với nét nghĩa thứ hai: “ring” có nghĩa là “vòng tròn” thì câu nói của FLO hoàn toàn thống nhất với cấu trúc của vở kịch. Theo nét nghĩa này, tác phẩm của Beckett lại gợi cho người đọc chiều sâu của sự suy tư mang tính chiêm nghiệm. Hình ảnh ba con người là hình ảnh của một xã hội. Và xã hội ấy là vô số những vòng tròn đan cài, chồng lấp lên nhau. Nhưng tất cả đều chung nhau điểm khởi đầu và điểm kết thúc, cùng chung nhau những bất hạnh và khát khao. Cuộc sống này là những vòng tròn bất tận…

Như vậy, rõ ràng, nội dung của vở kịch Đến và đi là một trò chơi lớn trong việc đoán biết số phận, vận mạng của con người. Hình ảnh ba người ngồi trên sân khấu với những lần đổi chỗ, những cái nắm tay như một trò chơi của người ảo thuật xoay ba chiếc cốc. Để rồi mỗi người tham dự trò chơi đều

91

có thể có những suy đoán của riêng mình về mỗi chiếc cốc úp – số phận của mỗi người trên bàn cờ lớn cuộc đời.

Đến và đi giống như nhiều vở kịch khác của Beckett đều xóa đi những vết tích của sân khấu truyền thống. Nhưng cùng mang đặc điểm của kịch phi lý nên “trong khi chống lại những quy ước của sân khấu truyền thống thì đến lượt nó, nó lại đặt cho mình những quy ước mới. Với những quy ước đó, Kịch phi lý muốn trở thành sân khấu thuần túy. Trong cái sân khấu thuần túy này, không có các khung cảnh lịch sử xã hội cụ thể, không có bất cứ một đặc điểm nào của hành động, không có các đặc trưng của nhân vật, không có những sự biện minh cho hành động. Thay vào đó chúng ta thấy xuất hiện những tình huống khuôn mẫu, những nhân vật mang tính giản lược, những mô hình hành động đơn giản” [15,65]. Với những chỉ dẫn về ánh sáng, về trang phục, chỗ ngồi, hành động đi ra, đi vào của nhân vật và chất giọng của các nhân vật… Beckett đã tạo nên những quy ước riêng cho vở kịch của mình. Và khi kết hợp những quy ước ấy với những yếu tố khác của vở kịch, người đọc có thể giải mã tác phẩm theo cách hiểu, cảm nhận phụ thuộc vào kinh nghiệm, phông nền văn hóa và hiểu biết của riêng mình.

3.3.2. Diễn giải trong “Hơi thở”

Tác phẩm là một vở kịch ngắn được diễn ra trong vòng 35 giây. Nội dung của vở kịch như sau:

“CURTAIN.

1. Faint light on stage littered with miscellaneous rubbish. Hold about five seconds.

2. Faint brief cry and immediately inspiration and slow increase of light together reaching maximum together in about ten seconds. Silence and hold about five seconds.

3. Expiration and slow decrease of light together reaching minimum together (light as in 1) in about ten seconds and immediately cry as before.

92 Silence and hold about five seconds.

CURTAIN. RUBBISH

No verticals, all scattered and lying. CRY

Instant of recorded vagitus. Important that two cries be identical, switching on and off strictly synchronized light and breath.

BREATH

Amplified recording. MAXIMUM LIGHT.

Not bright. If 0 = dark and 10 = bright, light should move from about 3 to 6 and back.”

Trong vở kịch trên, chúng ta nhận thấy có các mã cần giải: Tên vở kịch, hình ảnh rác thải nằm ngổn ngang trên sân khấu, tiếng khóc của trẻ sơ sinh (giống hệt nhau), ánh sáng tăng chậm và giảm chậm.

Về nhan đề của vở kịch: Breath – chúng tôi tạm dịch là “thở” hoặc “hơi thở”: Hơi thở là một yếu tố xác định sự sống của con người. Khi con người còn thở, nghĩa là còn sống, còn tồn tại. Tắt thở là trạng thái chết, không tồn tại. Như vậy, nhan đề của vở kịch hướng người đọc đến một vấn đề của sự sống, sự tồn tại của con người.

Hình ảnh rác thải: rác thải là những thứ bị loại bỏ, bị vứt đi khỏi cuộc sống của con người. Đó là những thứ vô nghĩa. Vở kịch của Beckett chỉ xuất hiện hình ảnh những rác thải nằm ngổn ngang trên sân khấu như chưng ra cho người đọc thấy một ẩn dụ về cuộc sống của con người trên thế giới này: bản thân sự tồn tại của chúng ta trên thế giới này là vô nghĩa. Con người là vô nghĩa, cuộc sống là vô nghĩa.

Một phần của tài liệu Trò chơi trong kịch của Samuel Beckett thập niên 1960 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)