Ranh giới giữa các câu bị xóa nhòa

Một phần của tài liệu Trò chơi trong kịch của Samuel Beckett thập niên 1960 (Trang 68 - 70)

6. Đóng góp của luận văn

2.3.3.Ranh giới giữa các câu bị xóa nhòa

Một trong những đặc điểm thu hút và gây hứng thú cho người đọc khi tiếp xúc với văn bản kịch của Beckett là phải tìm cách xác định ranh giới cho những câu văn đã bị xóa nhòa.

Đây là một đoạn đối thoại giữa Gorman Cream trong Giai điệu cũ:

Gorman: Sự huy động có một trái tim nó hoàn toàn rõ ràng trong tâm trí tôi như mới hôm qua sự huy động, chúng ta đã bị chuyển ngay lập tức sang Chesham, phải không nhỉ, không, Chester, chính là nơi đó, Chester, ở đó có quán rượu của Morrision ở góc đường và một đầy tớ gái tên cô ta là gì nhỉ, Joan, Jean, Jane, chiến tranh bắt đầu khi chúng ta vẫn không tin điều đó, Chester, ah đó là những ký ức tươi đẹp.

67

Cream: Những ký ức tươi đẹp, những ký ức tươi đẹp, tôi không đi xa đến như thế.

Mở đầu vở kịch “Trò chơi”, ba lọ hài cốt đồng thanh nói những câu dài tưởng chừng như vô nghĩa:

W1, W 2, M. [cùng nhau, xem trang 319]:

– W1: Phải, kỳ lạ, bóng tối tốt nhất, và càng tối hơn càng tệ hơn, cho đến khi tất cả đều tối đen, sau đó tất cả tốt đen, trong thời điểm đó, nhưng nó sẽ đến, thời gian sẽ đến, vấn đề là ở đó, bạn sẽ nhìn thấy nó, ra khỏi tôi, bỏ tôi ra, tất cả bóng tối, tất cả vẫn còn, hơn tất cả, bị xóa sổ –

– W2: Phải, có lẽ, một bóng ma lướt qua, tôi cho rằng, một số có thể nói, thật tội nghiệp, một bóng ma lướt qua, chỉ là một bóng ma, trong đầu – [cười hoang dại (hoang dã – wild) mờ nhạt] chỉ là một bóng ma, tôi nghi ngờ nó, tôi nghi ngờ nó, không thật sự, tôi ổn, vẫn ổn, làm hết sức mình, tất cả những gì tôi có thể –

– M: Phải, sự bình an, một giả định, tất cả, tất cả những đau đớn, tất cả như… chưa bao giờ, nó sẽ đến – [nấc] – tha thứ, không có ý nghĩa gì trong việc này, oh anh biết… không ít hơn, một giả định, sự bình an… ý anh là… không đơn thuần là vượt lên tất cả, nhưng nếu như… không bao giờ –

[Tắt đèn. Tối hoàn toàn. 5 giây. Các ánh đèn mạnh xuất hiện đồng thời trên 3 khuôn mặt. 3 giây. Giọng nói bình thường.]

Điều này chúng tôi cũng nhận thấy có xuất hiện trong các sáng tác khác của Beckett.

Sự xóa nhòa ranh giới của các câu văn trong các vở kịch của Beckett khiến cho người đọc bị cuốn theo dòng suy nghĩ bất tận của nhân vật. Và người đọc nhận thấy nhân vật không phải đang sống với thực tế, với hiện tại mà là đang sống với quá khứ, với những suy nghĩ trăn trở của chính mình. Bởi vậy mà trong đối thoại, họ dường như quên mất người đang đối thoại và nội dung cuộc đối thoại để miên man theo những dòng suy nghĩ của mình.

68

Bằng việc xây dựng những câu văn không có ranh giới rõ ràng, câu này chồng lên câu kia, Beckett đã cho người đọc thấy được sự lệch pha, lệch nhịp, không thấu hiểu và quan tâm lẫn nhau giữa những con người trong xã hội hiện đại. Họ có giao tiếp, có đối thoại. Nhưng giao tiếp và đối thoại chỉ là vỏ bọc cho một sự cô đơn rợn ngợp giữa những cá nhân không thấu hiểu và quan tâm đến nhau. Bi kịch của con người trong xã hội hiện đại cũng từ đó mà ra.

Một phần của tài liệu Trò chơi trong kịch của Samuel Beckett thập niên 1960 (Trang 68 - 70)