Trò chơi nhân vật

Một phần của tài liệu Trò chơi trong kịch của Samuel Beckett thập niên 1960 (Trang 38 - 39)

6. Đóng góp của luận văn

2.1.Trò chơi nhân vật

Nhân vật là một phạm trù cơ bản của văn học. Trong nghiên cứu, phê bình, nhân vật văn học đã trở thành một khái niệm quen thuộc, thiết yếu. Vì thế, khái niệm nhân vật là đối tượng được hầu hết các công trình mang tính công cụ (giáo trình lý luận văn học, từ điển thuật ngữ văn học …) nhắc đến.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) thì: Nhân vật là “Con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học (…), thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người” [41,162].

Tác giả Trần Đình Sử trong công trình Lý luận văn học cũng khẳng định rằng: “nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học (…). Văn học không thể thiếu nhân vật bởi đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng (…). Nhân vật văn học là một hiện tượng ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra. Thông thường, đó là một cái tên (…). Thứ đến là các dấu hiệu tiểu sử, nghề nghiệp hoặc đặc điểm riêng (…). Sâu hơn là các đặc điểm tính cách (…). Các đặc điểm ấy được đúc kết thành các “công thức” giới thiệu nhân vật (…). Trong các công thức nhận ra ấy được chứng thức trong các quan hệ, được bộc lộ, phát triển hoặc điều chỉnh trong các xung đột, và cuối cùng ta có một hình tượng hoàn chỉnh về một nhân vật văn học (…). Nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng” [33,277–279].

37

đồng nhất trong việc coi nhân vật văn học được miêu tả trong tác phẩm nhằm thể hiện quan niệm và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn và là phương tiện để khái quát tính cách, số phận con người.

Trong các tác phẩm kịch truyền thống, các nhân vật thường được xây dựng theo những “công thức” như các nhà lí luận khái quát gồm: tên gọi, tiểu sử, nghề nghiệp, đặc điểm tính cách được bộc lộ thông qua lời nói, cử chỉ, hành động. Các nhà văn thường chăm chút xây dựng nhân vật từ ngoại hình đến hành động, tâm trạng, tính cách… để trở thành những hình tượng đầy đặn, sống động. Nhân vật trở thành một yếu tố quan trọng về nội dung, một phương tiện nhằm nêu bật chủ đề của tác phẩm.

Dường như không thể yên vị trong lối mòn cũ kỹ ấy, các nhà văn đã tìm đến những thử nghiệm mới trong xây dựng nhân vật. Họ từ chối xây dựng nhân vật kiểu truyền thống mà cùng tìm đến với những kiểu nhân vật chưa từng có trong truyền thống. Vì vậy lúc này, việc xây dựng nhân vật thực sự là một cuộc chơi đầy thú vị, là một cơ hội để các nhà văn thỏa sức sáng tạo, sáng tạo hết mình, không phải gò mình trong một khuôn khổ nào cả.

Đọc các tác phẩm kịch của Beckett, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng. Bởi lẽ, ông không hề dấu diếm ý đồ chơi nhân vật của mình. Ông công khai khẳng định xây dựng nhân vật thực sự là một cuộc chơi đầy sáng tạo, đặc biệt là rất tự do. Hầu như trong các sáng tác của ông trong thập niên 1960, các nhân vật không còn dấu tích của những kiểu nhân vật truyền thống nữa. Nó trở thành một sản phẩm của những cách tân táo bạo: xây dựng nhân vật bằng cách phá hủy nhân vật, xây dựng dựa trên sự phá hủy chính nó. Sự phá hủy ấy diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, từ việc xóa mờ những đường viền nhân thân cho đến việc xây dựng nhân vật bằng những dữ kiện không đáng tin và cao nhất là làm nhân vật biến mất khỏi vở kịch.

Một phần của tài liệu Trò chơi trong kịch của Samuel Beckett thập niên 1960 (Trang 38 - 39)