Ngôn từ giàu tính liên tƣởng

Một phần của tài liệu Văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 95 - 98)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Ngôn từ giàu tính liên tƣởng

Ký bám sát sự thật cuộc sống nhưng không có nghĩa nó gò ép khung liên tưởng của tác giả. Thậm chí, với ưu thế của thể loại, các nhà văn viết ký có thể mở rộng trường liên tưởng từ việc này vắt sang việc khác dựa vào một mạch ngầm chung của văn bản. HPNT cũng có nhiều liên tưởng phong phú, bất ngờ với cách diễn đạt ấn tượng, vừa sắc sảo trí tuệ, vừa tự nhiên, ngẫu hứng đầy tính sáng tạo trong những trang văn của mình.

Liên tưởng tương đồng thể hiện khả năng tinh nhạy của tác giả khi phát hiện những nét gần gũi giữa các sự vật, hiện tượng. Nhờ đó, người đọc không bao giờ bị nhàm chán mà luôn có cảm giác thú vị giống như khám phá được một điều mới mẻ. Hoạt động mạnh mẽ của trí tưởng tượng đã giúp nhà văn nối liền, móc xích các sự vật, hiện tượng gần nhau hơn. Có khi là sự tương đồng giữa quá khứ - hiện tại, ảo - thực như: khi nhìn những cánh chim muôn trùng ở Cửa Việt, nhà văn liên tưởng đến thế giới tiên cảnh trong thơ Tản Đà ("Dệt gấm" với thủy quân lục chiến ở cửa Việt); hay tiệc rượu làng Vân bỗng trở nên thiêng liêng, giàu chất truyền thống khi nhà văn liên tưởng đến cuộc tiệc của một bộ lạc bặp bùng trong ánh lửa rừng giữa đêm thăm

thẳm của lịch sử nhân loại (Rượu làng Vân); và khi nhìn rừng mắm bạt ngàn trên đất Mũi Cà Mau, tác giả lại có cảm giác nó đã có từ cổ đại muôn thuở và phập phồng dưới lớp phù sa là một mẩu nhau rốn của mình được cưu mang (Đất Mũi);... Có khi là những liên tưởng giữa cái hữu hình với cái vô hình và ngược lại, ví dụ như: “...Vào cuối ngày, khi ánh sáng chập choạng trùm khắp

thung lũng, tán lá của rừng dẻ chợt bừng lên trong một màu đỏ cồn cào tận đáy lòng, như một nỗi đam mê cuồng nhiệt...” [19, tr.760]; hay “Qua những cuộc rong chơi trên thành phố mến yêu, giống như những người thợ thuỷ tinh, chúng tôi thổi hơi thở của mình vào chất nhựa chai của tư duy, để làm hình thành ở đó một thế giới lấp lánh muôn màu dưới ánh sáng nghệ thuật, một thế giới từ không thành có, từ khoảnh khắc thành vĩnh cửu” [23, tr.58];...

Nhờ khả năng quan sát tinh nhạy và trí tuệ uyên sâu, HPNT cũng có nhiều liên tưởng mang tính triết lý. Vì thế, điều tác giả muốn diễn đạt trở nên dễ hiểu, ấn tượng và sâu sắc hơn như: Con người nhạc sĩ đa tài Văn Cao được nhà văn liên tưởng đến cây “A leo dichotoma trên núi đá Vọng Phu ở Lạng

Sơn, cứ tự chia hai đến cùng trong hành động sống” [20, tr.269]; hay những

người ẩn dật: “giống như những con bướm già mỏi mệt, sau một đời bay

liệng, chỉ sống bằng cách ngửi hương các loài hoa” [24, tr.16]; và màu xanh

của thiên nhiên đất Gò Nổi: "tưởng thấy hiện bóng màu áo của Trần Cao

Vân. Ôi! Cái màu xanh thẳm sâu của Trung Thiên Dịch" [23, tr.254];...

Bên cạnh ngôn ngữ liên tưởng tương đồng, văn xuôi HPNT cũng không thiếu những trang ngôn ngữ tràn chảy dựa trên những liên tưởng tương phản. Sự đối cực, tương phản giữa các sự vật, hiện tượng khiến chúng trở nên nổi hình nổi nét hơn. Đó là sự tương phản giữa quá khứ - hiện tại, cái còn - cái mất, dữ dội - dịu êm, hữu hạn - vô hạn, quên - nhớ,... Liên tưởng tương phản có khi là sự đối lập khác biệt rõ nét như: điệu chảy lặng lờ, dùng dằng, nhẹ nhàng của dòng Hương Giang hoàn toàn khác dòng chảy của sông Nê-va trôi chảy băng băng (Ai đã đặt tên cho dòng sông?); hình tượng người anh

hùng "sinh bất phùng thời" Cao Bá Quát được ví với con chim huyền hạc "ngủ đêm một mình bên sườn núi", "thân xác rỗng không như khí trời, tâm

linh tràn đầy ánh sáng" đối lập với con chim hoàng điểu "kiếm ăn bên cây gai, bên cây dâu" (Chim huyền hạc); Bạch Mã là ngọn núi dường như có,

dường như không khi HPNT nhận ra tính ảo ảnh của nó giữa sự đối lập của quá khứ là ngọn núi thần tiên, đẹp kỳ ảo và hiện tại là sự hoang phế, cái mất, cái còn khiến lòng người xót xa tiếc nuối (Ngọn núi ảo ảnh); chiến tranh đã qua, đất và hoa thấm máu còn khắc ghi hằng nhớ nhưng con người đã quên đi (Bông hoa ngũ sắc, Hoa bên trời, Bản di chúc của cỏ lau);... Cũng có khi là liên tưởng tương phản nhưng giữa các sự vật, hiện tượng lại có mặt hài hòa bổ sung cho nhau. Đây thật sự là những khám phá mới mẻ trong cách nhìn của nhà văn, như: Chim nhạn và Cây thông là biểu tượng của hai trường phái tư tưởng cổ điển gọi là "xuất thế" và "nhập thế", nhưng "Chim nhạn động mà

tĩnh, Cây thông tĩnh mà là động" nên phương cách xử thế khôn ngoan của trí

thức Việt là phải biết "len lỏi giữ động và tĩnh của thế giới để tạo lập thế

thăng bằng cho bản ngã" [18, tr.145]; hay, Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh là

hai người anh hùng với sức mạnh khác nhau: "Nguyễn Huệ là người anh

hùng hấp thụ nội lực vô địch của nhân dân dựng lên sự nghiệp kì vĩ bằng lòng tự tin vững như bàn thạch, bằng sức mạnh sấm sét và vận tốc siêu thời gian, trong khi Nguyễn Ánh là một bản lĩnh anh hùng kiểu khác, là ý chí quyết sống của một dân tộc trước nguy cơ bị tiêu diệt, là nghị lực không lay chuyển để giành lấy chiến thắng sau cùng" [20, tr.67], nhưng "hai nhân vật anh hùng song lập cùng chi phối quan niệm "làm trai" của cả một thời đại"

[20, tr.67]; rồi khi nói về hai ngọn núi gắn liền với cuộc đời Nguyễn Trãi, bằng cái nhìn biện chứng sâu sắc, tác giả cũng nhận thấy: "núi Chí Linh là

thế đứng hoàng tráng của lịch sử mà Nguyễn Trãi đầy tự hào, và Côn Sơn là khuôn mặt nhìn nghiêng của vũ trụ mà ông chiêm ngưỡng" [20, tr.188],

"chưa bao giờ là đạo sĩ thực sự để quên đời, và chưa bao giờ làm quan triều

thực sự để quên dân" [20, tr.193];...

Liên tưởng trong văn HPNT không chỉ là những ngẫu hứng được khám phá tình cờ theo bước chân của nghệ sĩ "rong chơi giữa đời" mà còn là những suy ngẫm, chiêm nghiệm và cả sự sáng tạo của một trí tuệ uyên bác. Kiểu ngôn ngữ liên tưởng góp phần khiến trang văn của ông trở nên sâu hơn, rộng hơn. Vì thế, nó lôi cuốn, hấp dẫn người đọc với cảm hứng say mê khám phá, tìm kiếm những thông tin mới mẻ, thú vị. Cũng nhờ trường liên tưởng mở rộng với trái tim và khối óc đam mê, say đắm cuộc sống, HPNT đã tạo nên các biện pháp tu từ nghệ thuật đầy sáng tạo, bất ngờ.

Một phần của tài liệu Văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)