Ngôn từ triết lý và ảo hóa

Một phần của tài liệu Văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 90 - 92)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.1.Ngôn từ triết lý và ảo hóa

Đứng trước một dòng sông, đoá hoa, ngọn núi, hay một sinh vật bé bỏng,... HPNT luôn nhìn chúng với cái nhìn suy ngẫm của một người am hiểu triết học để suy rộng ra cuộc sống và con người. Như trong phần giọng

điệu trần thuật chúng tôi đã bàn trên, ngôn từ giàu màu sắc triết lý trong ký HPNT không gây khó chịu cho người đọc vì tính giáo lý, lý luận khô cứng mà là những bài học sống ý nghĩa và có sức ám ảnh trí nhớ người đọc. Giọng triết lý nhẹ nhàng, thủ thỉ và ngôn từ triết lý đầy hình ảnh. Cuộc đời, sự sống, cái chết, hữu hạn, vô hạn,... và ngay cả khi nói đến nghệ thuật, văn chương, HPNT cũng thường dùng ngôn từ lấp lánh hình ảnh như: hình ảnh sân cỏ - cuộc đời (Nếu nước Ý được đá lại; Sân cỏ cuộc đời; Nhân Euro 2000, lại

nghĩ về một nhà thơ cổ), đời người - dòng sông (Quẻ vị tế), cách sống - chim

nhạn và cây thông (Chim nhạn và cây thông), sống đẹp - bông hoa đỏ (Hoa

bên trời),... Ngôn từ đó là sự sáng tạo của người nghệ sĩ tài hoa, uyên bác và

cũng rất mực tinh tế, đa cảm.

Nói ngôn ngữ văn xuôi HPNT giàu màu sắc ảo hoá bởi ta gặp trong thế giới ký của ông những đồng vọng của tuổi thơ xa vợi, của lịch sử và văn hóa mấy nghìn năm dựng nước, giữ nước, của tâm linh. Trông cảnh mà xót lòng vì đời dâu bể, tuổi thơ không còn, cảnh cũ người xa, xưa nay quấn quyện khiến những câu văn cứ miên man trong nỗi nuối tiếc thời thơ ấu xa xôi; cầm viên gạch di tích tưởng như tiếng ngân vọng ngàn năm âm u; trông núi Bạch Mã mà thấy mây mờ của chốn ảo bồng bềnh tựa như người xưa ngậm ngùi “ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay...” để lòng buồn xa xót vì sự nghiệt ngã của đôi bờ đối lập còn - mất; đứng giữa Côn Sơn hiện tại mà cảm được ngọn gió ngàn tự những miền xa nào thoáng qua;... Để diễn tả những cảnh có có - không không như vậy, nhà văn đã sử dụng những ngôn ngữ ảo hoá thực hư. Đặc biệt, HPNT rất hay nói đến miền tâm linh. Là nhà văn ham chơi rong ruổi đường trần ai nhưng ông cũng là nhà văn hướng nội khơi sâu cõi lòng mình và luôn hướng đến miền tâm linh. Theo thống kê của chúng tôi, nhà văn đã dùng từ tâm linh trong các trường hợp sau: “Du lịch tâm linh” [24, tr.196]; "Chiến sĩ tâm linh" [24. tr.198]; “ đời sống tâm linh” [24, tr.57]; "cuộc sống

linh” [19, tr.372]; “tâm linh thăng hoa” [18, tr.145]; “một con người với tâm thức và tâm linh” [18, tr.221]; “vầng sáng tâm linh” [18, tr.234]; “sự lựa chọn đầy tâm linh” [18, tr.186]; “Cuộc phiêu lưu tâm linh” [20, tr.386];“tâm linh sâu thẳm của phương Đông” [20, tr.390+391]; “tâm linh sâu thẳm của nó là văn hóa” [20, tr.85]; “tâm linh tràn đầy ánh sáng” [20, tr.229];"hàm dưỡng và phát triển tâm linh.” [20, tr.72];“dòng tâm linh sâu thẳm miền núi Ngự sông Hương” [20, tr.234]; “cuộc sống tâm linh” [20, tr.183]; “giữa dòng thơ tâm linh” [20, tr.384]; "trong tâm linh giấc mộng tiền thân...” [19,

tr.724]; “những giá trị tâm linh” [19, tr.747]. Và, sống ở Huế, ít nhiều, nhà văn cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo nên trong tác phẩm của ông còn xuất hiện nhiều lần những từ ngữ từ ngữ nhuốm màu sắc đạo Phật như: bản chất

phù hư của thế giới; tiền kiếp; kiếp luân hồi; sinh, lão, bệnh, tử, cõi vô thường, hóa thân,... Kiểu ngôn ngữ này đã khiến tác phẩm ký của HPNT

vượt qua được cái biên khô cứng của thể loại là phản ánh "người thật việc thật", khiến trang văn trở nên huyền ảo, hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 90 - 92)