Không gian trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng

Một phần của tài liệu Văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 67 - 81)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Không gian trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng

Do đặc trưng nổi bật của ký là bám sát hiện thực cuộc sống “theo dòng thời sự” nên nhiều người lầm tưởng rằng không gian của tác phẩm chủ yếu là không gian giới hạn của hiện tại cuộc sống với những gì “mắt thấy tai nghe”. Nhưng trong thực tế, tác phẩm ký cũng lóng lánh chất thơ, chất văn và xúc cảm khiến đường biên chật hẹp đó đã bị phá vỡ, tạo thành những khoảng không gian muôn màu. Sự đa dạng không gian trong ký HPNT có thể khái quát thành ba kiểu chính là không gian Huế, không gian vùng miền thay đổi và không gian đa nét.

Là người “trầm cả khuôn mặt cuộc đời vào Huế”, HPNT đã kiến tạo trên trang văn mình một không gian thấm đẫm chất Huế với những cảnh sắc đặc trưng rõ nét và ngay cả khi nhà văn không trực tiếp nói về Huế mà hồn cố đô vẫn ẩn hiện dưới những câu chữ. Không gian Huế theo từng nhịp sống

đời thường và theo từng bước chân phiêu lãng của người nghệ sĩ tới những miền đất lạ. Huế hiện lên trong tác phẩm HPNT bằng những nét vẽ chân thực mà tinh tế. Nhiều không gian của Huế vừa gần vừa lạ hiện ra trước mắt người đọc. Có thể nói, HPNT giống như một nhà quay phim đã lia ống kính khắp chiều để có những trang ký tươi rói màu Huế: ẩm thực Huế, mỹ học Huế, hệ ngũ sắc Huế, hệ ngũ âm Huế, hệ thiên nhiên Huế, hệ vườn Huế, lăng tẩm Huế,…

Trong không gian văn hóa Huế có không gian văn hóa ẩm thực, không gian di tích, không gian thiên nhiên, không gian nhà vườn,…

Không phải là không gian văn hóa ẩm thực luân chuyển theo mùa như trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng mà HPNT đã mở ra không gian

chiều sâu của cội nguồn đem đến cho người đọc thú vị của sự khám phá. Nhà văn lật lại “văn hóa ăn” từ trong truyền thống “di sản” rồi tỉ mỉ nói đến “quan niệm Huế về ăn ngon” và “nghệ thuật chế biến” các hệ thức ăn của người Huế. Ông say mê kể, tả bằng niềm tự hào và tình yêu tha thiết của người con xứ Huế với những nét đặc trưng của quê hương mình.

Với ngòi bút miêu tả tài hoa, tác giả đã vẽ lại những kiến trúc lăng tẩm của cố đô thật tài tình bởi đó là những nét vẽ toát lên cả vẻ đẹp linh hồn: “Lăng của các vua Nguyễn là những minh chứng hoành tráng: lăng Gia

Long, kết hợp giữa thế núi hùng vĩ và chất liệu đá hoa cương mênh mông, là biểu hiện của phẩm chất người hùng; lăng Minh Mạng, kiến trúc theo nguyên lý đối xứng nghiêm ngặt, chính là lý trí và quyền lực; lăng Tự Đức, trong một tổng thể nhằm phá vỡ sự đối xứng, là mỹ học của Thơ và Thiền…”[20, tr.21].

HPNT vẽ không gian lăng tẩm Huế bằng cái nhìn rất "sành" của một người am hiểu nhiều lĩnh vực và uyên sâu triết học. Đồng thời, ông đã thổi vào không gian lăng tẩm đền đài uy nghiêm những tình cảm sâu lắng của con người bởi nhà văn nhìn thấy trên đó không chỉ là văn hóa, là dấu vết thời gian mà còn là những kỷ niệm của mỗi đời người.

Đặc biệt, với không gian thiên nhiên Huế, nhà văn đã tái hiện bằng tất cả niềm say mê hoà nhập, đồng điệu, giao cảm. Không gian đó là tổng hợp nét màu của trời mây, non nước bao la; của những nẻo đường muôn cây xanh, đỏ, tím, vàng theo mùa; của từng ngọn cỏ, lá cây, nhành hoa,... và nổi bật hơn cả là dòng Hương Giang. Đối với HPNT, sông Hương không bao giờ lặp lại trên các trang văn của ông. Và ngay trong một tác phẩm là Ai đã đặt tên cho dòng sông?, sông Hương cũng mới ở nhiều chiều góc. HPNT đã viết

bằng tình yêu mê say của một người tình đối với dòng sông. Dòng sông lượn mình trên trang văn đẹp vẻ đẹp lung linh, kỳ ảo mà “rất đời” bởi nó cũng là hiện thân của Huế, của đất nước, con người Việt Nam. Nó gợi mở một không gian trong xanh, lấp lánh, nhẹ nhàng, mơ màng, quyến rũ, mê hoặc đến kì lạ của Huế. Và, đó cũng là không gian của nghệ thuật, sáng tạo và tình yêu,... Nhà văn nói: "Có lẽ đó là tất cả những gì tôi gắn bó với Huế sau hơn 40 năm

nên tác phẩm dù chỉ viết trong mười ngày nhưng tôi đã nghĩ về nó bằng nửa cuộc đời của mình" [109]. Đúng là bao năm tháng cuộc đời người nghệ sĩ đã

nghĩ và yêu nhiều lắm giống như con tằm rút ruột nhả tơ thì mới có những trang văn đượm chất thơ say đắm lòng người đến vậy!

Nhà văn đã mở trước mắt người đọc không chỉ là không gian nhà vườn với muôn hoa trái bốn mùa mà đó cũng là không gian văn hóa mang nét hồn Huế, tâm linh Huế. Bằng giác quan nhạy bén, HPNT cảm nhận không gian đặc biệt của vườn khi đặt chân đến các ngõ hạnh, “qua vài chục bước đi

thong thả dưới lá xanh, nó thường mang lại cho tôi một món quà tâm hồn nửa thực nửa ảo rất khó tả - một chút hương đăng đắng của rừng mùa thu, một mảnh nhỏ xa xôi của biển. Trong phút chốc, nó đánh thức con người mơ mộng trong tôi để rủ nhau vào cuộc đối thoại với cây cỏ” [19, tr.375]. Ở đó

cây cối cũng có linh hồn và giữa cây với người là sự đồng điệu bằng tâm cảm đầy thiêng liêng, huyền ảo. Không gian vườn Huế chính là nơi tác giả thể hiện lý tưởng hoà hợp con người và vũ trụ. “Lơ đãng nhìn ngày tháng trôi”,

chỉ quan tâm đến bước luân chuyển bốn mùa bằng bộ lịch vĩnh hằng của thiên nhiên, dường như HPNT đã bắt đầu chuyển hướng tồn tại trong không gian. Trở về với thiên nhiên nhà vườn, ông đã ký thác tâm hồn của mình để có những trang văn mang giá trị nhân bản. Bởi, đắm mình trong không gian đó, ta tìm được “cái bi, cái hài, cái ảo, cái thực, cái đẹp giữa những tháng

năm đất nước đời người”; thấy “triết lý nhân hậu thật là dân gian giữa „cho” và „nhận”; gặp lại “lý tưởng nhân đạo của Nguyễn Du, chính khí nổi giận của Cao Bá Quát”, “mộng kinh bang của Nguyễn Công Trứ và lòng Đạo của Nguyễn Đình Chiểu”; gần hơn là “những người dân lành, biết trồng cây, biết đọc sách và biết sống giữ lề”… Và cũng ở đó, con người trông hoa trái mà

niềm hy vọng cũng ngọt dần theo tháng năm: “Mặt đất bừng tỉnh chia sẻ cho

con người niềm hi vọng không bao giờ cũ, không bao giờ nguội, không bao giờ run sợ trước thời gian” [19, tr.390]. Những trang văn viết về không gian

nhà vườn Huế của HPNT vì thế không chỉ là tả, kể mà còn là những bài học sống thấm thía!

Huế vấn vương, Huế đắm say đã đi vào trang văn HPNT tạo thành một không gian đặc trưng trong văn ông. Tuy nhiên, không gian Huế đó vừa là thực nhưng cũng vừa là không gian đã được khúc xạ qua tâm hồn nhà văn nên nó không chỉ là cảnh mà còn có cả tình. Đó là cái tình của HPNT đối với mảnh đất gắn bó máu thịt. Vì thế, không gian Huế trong văn ông vừa Huế đẹp mộng mơ trầm lắng muôn thuở vừa là Huế thương, Huế tình yêu, Huế hơi thở cuộc sống ấm nồng,... và cũng là không gian nghệ thuật, là mảnh đất mẹ đã chắp cánh cho những rung động của nhà văn trở thành cái đẹp đượm nét Huế khiến nhiều người mê say.

Không chỉ gắn bó với Huế, tái hiện không gian Huế, ký HPNT còn là

muôn mảng không gian khác nhau theo bước đường xê dịch của nhà văn. Đó là kiểu không gian vùng miền thay đổi thể hiện khát vọng ham sống và khám phá của người nghệ sĩ ham chơi. Ta gặp những không gian làng quê quen

thuộc của đất Việt với những địa danh nổi tiếng và cũng thấy cả những đường phố xa lạ tận phương trời Âu. Đặt chân đến đâu, nhà văn cũng có những bức tranh sinh động và thấm đẫm tâm hồn say mê cảnh tình của mình. Vì thế, đọc văn xuôi của ông, tưởng chừng như ta cũng đang được du lịch đến những miền không gian khác nhau của Tổ quốc. Sự thay đổi không gian đó chính là khát vọng lên đường của người nghệ sĩ để văn chương thực sự là “tấm gương soi rọi vạn nẻo đường đời”. Đặc biệt, ta dễ nhận thấy, đến với nhiều vùng miền, HPNT thường say mê với hai khoảng không gian: khoảng không cao vời vợi của núi non và khoảng không dài dặc mênh mông của sông nước.

Với núi, ông “vẫn có một thứ tình cảm đặc biệt, tạm gọi là lòng

ngưỡng mộ Núi” và “hằng nuôi ước vọng ngông cuồng sẽ đi thăm hết những ngọn núi cao của đất nước” [18, tr.149]. “Hẹn thế, mà dễ làm được đâu…”

bởi đời người hữu hạn mà núi sông thì nhiều lắm, nên có khi nhà văn đau đáu hướng tìm về những ngọn núi cũ đã từng qua: “Phần tôi. Lưu lạc quá xa giữa

thế giới phù hư, có lúc chợt nghe tinh không một tiếng hú dài của con chim trĩ thời Trường Sơn, chợt ngẩn ngơ quay quắt muốn tìm về núi cũ” [19,

tr.785]. Tuy nhiên, điểm qua những tên núi trong ký của ông mới thấy ông có một sức đi thật đáng khâm phục. Trang văn mở trước mắt người đọc những không gian núi nhuốm màu sương khói của lịch sử với cảnh tình tự như muôn thuở. Nhưng đến với mỗi ngọn núi, ta lại thấy vẻ đẹp khác nhau: núi Côn Sơn là đất linh thiêng với đá rêu, thông reo, suối nước, con đường bậc đá, chùa chiền, sương khói; núi Bài Thơ hùng vĩ đứng sát bờ nước của thành phố Hạ Long có nhà cửa phố xá xúm xít xung quanh giống như thuyền bè xúm quanh một hòn đảo ngoài khơi; núi Dục Thuý là bia đá ghi dấu thơ của bao bậc hiền triết, danh nhân thi sĩ nổi tiếng; Bạch Mã đầy sương mù và mây mờ bao phủ là “món quà tặng quá đẹp của Vô Thường” gói trong lòng biết bao hoang tàn, gánh biết bao nỗi nênh của cuộc “tang thương ngẫu lục”...

Với sông, HPNT “vẫn nuôi một nỗi say mê riêng, muốn được tắm mình

trong những dòng sông của đất nước, sông Hồng, sông Cửu Long, sông Bạch Đằng hay sông Mã, từ sông Kỳ Cùng ở cực Bắc tới sông Rạch Tàu ở Cà Mau. Đi cho hết thời trai trẻ, để xương thịt và tâm hồn tôi mãi mãi ướt đẫm chất phù sa nuôi dưỡng. Và để đến lúc tuổi già buộc chân người ta, tôi có thể trở lại những bờ bãi xa xôi kia của Tổ quốc bằng cuộc “du lịch nội tâm” như thường nói. Ôi, làm sao can nổi cái ước vọng miên man ấy, nhưng tôi sẽ tiếp tục mơ mộng như thế đến suốt đời” [19, tr.471]. Vì thế, ngoài tình cảm sâu

nặng với dòng Hương Giang, nhà văn còn đến với nhiều dòng sông khác trên khắp miền đất nước. Những không gian sông nước vỗ về lòng người: “con

sông Thương vỗ sóng trắng ngần trước đền Kiếp Bạc” [19, tr.781]; dòng

sông A-mong mùa lũ “như một trường ca rầm rộ đổ về đồng bằng” cũng có khi “chảy hiền” với những rặng rì rì rực hoa đỏ “lao xao gió nồm”; “con sông

Hồng hăm hở trôi đi trong một cuộc hành trình vô tận không ngừng nghỉ, không thay dòng, đi tới một cửa bể mênh mông không thấy bờ, chỉ còn tiếng sóng vỗ ầm ào năm tháng” [19, tr.51]; dòng sông Thu Bồn với “tiếng hát của những ngàn dâu triền miên ven sông” như gợi “cảm giác sâu lắng về một lời ru hằng cửu” [19, tr.450]; “sông Lô êm đềm chảy qua thị xã Tuyên Quang, một dòng trong xanh uốn lượn qua những bãi gồ ghề” [18, tr.307]; “Sông Nậm Rốm nhỏ và hiền lành uốn lượn qua lòng chảo” Điện Biên Phủ [18,

tr.250];... Và, đi hết mọi nẻo, người lại trở về với dòng sông của cõi lòng mình, mơ về những dòng sông đã qua: “ở vào cái tuổi con người thu mình về

với bản lai của chính nó, trong những giấc mơ thanh đạm, tôi sẽ thấy lại những dòng sông” [19, tr.664]...

Không chỉ “xê dịch” mọi miền, khát vọng hướng tới đỉnh núi cao, trải dọc sông dài mà HPNT còn là người luôn hướng đến một không gian bao la rộng lớn của vũ trụ. Không gian vũ trụ ta thường gặp trong văn ông là bầu trời có trăng, sao, gió, mây... mà ngay từ thuở còn thơ ấu, nhà văn vẫn hằng

say mê ngắm nhìn. Đặc biệt, xuất hiện nhiều hơn cả là bầu trời của sao và mây. Những ánh sao nhấp nhánh trên bầu trời tuổi thơ mãi mãi là thế giới huyền diệu nâng bước người nghệ sĩ trên đường đời gập ghềnh. Còn mây, mây bay bay giăng khắp các trang văn của ông: mây trên ngọn núi ảo ảnh Bạch Mã, mây trên bản Klinh, trên những con đường rừng núi suốt quãng đường chinh chiến, mây bồng bềnh trắng trời Điện Biên, mây trên đỉnh Côn Sơn,... Mây như chiếc cầu diệu ảo nối tâm hồn thăng hoa của con người với

nơi Xa Thẳm” vời vợi không gian vô cùng tận của vũ trụ vĩnh hằng.

HPNT đã vẽ hình đất nước bằng câu văn xuất phát từ cái tâm, cái tài của mình. Không gian những vùng miền, từ nơi làng quê văn hiến đến những địa danh nổi tiếng hay ngay cả những vùng xa xôi,... nơi đâu đặt chân đến, nhà văn cũng trân trọng từng mảnh kí ức lịch sử, từng nét hồn riêng. Tất cả những không gian trên đã đi vào trang ký của ông khiến người đọc được sống giữa mênh mông đất nước mình. Nếu không có tình yêu người, yêu cảnh, yêu quê hương đất nước, ngòi bút của tác giả sẽ không có được cái hồn bay bổng mà vẫn đằm thắm đến vậy! "Văn là sự lên tiếng của con người tâm linh, con

người khát vọng (...) Cho nên văn là người, là các con người ấy. Tức con người bên trong, con người bề sâu, con người khát vọng" (Chu Văn Sơn). Và

vì thế, trong văn HPNT, không gian vùng miền thay đổi cũng chính là chiều kích khát vọng của nhà văn say đời, yêu đời, ham chơi, ham sống hết mình. Ông đã tâm thức hóa không gian để trang văn trở nên rộng mở, khoáng đạt và khiến người đọc được nâng thêm một tầng nhận thức về quê hương đất nước, về cuộc sống và đời người.

Trang văn HPNT dù là mảng không gian ở đâu cũng thường hiện lên với màu sắc, âm thanh, hương vị, đường nét tinh tế. Điều đó chứng tỏ năng lực phản ánh cuộc sống của một nhà văn say đời luôn mở rộng các giác quan để giao cảm với đời.

Giống như một nhà hoạ sĩ khiến màu sắc cất tiếng nói nghệ thuật, HPNT đã dùng bút pháp của hội hoạ để chấm phá nhiều gam màu trong ký của mình. Ta gặp rất nhiều không gian màu sắc đang chuyển mình trong văn của ông, như:

“Rẫy khô chưa đốt màu vàng cháy, rẫy già vừa dọn xong màu đất đỏ

ửng, lúa ba trăng dậy thì sóng xanh mơn mởn bên cạnh những rẫy ngô trổ cờ màu lục tươi lấp loáng ánh nắng (...) lá sắn mù và sắn trắng in thành những đám xanh đậm nhạt chồng lên nhau” [19, tr.21];

“Trên mái đen thẫm của dãy nhà bên kia chợt lộ ra một vệt sáng chạy

dài theo đường nóc, vệt mỏng như một đường viền đăng ten có màu tím, rất tím, đúng màu tím than. Vệt sáng rộng dần, tươi lên thành màu hồng. Trong khoảnh khắc nó chuyển sang màu ngọc bạch, như màu da trái đào non (...) ngẩng lên đã thấy mảng trời màu trắng ngọc kia biến thành những vệt sáng rộng lớn hình rẽ quạt màu hồng, sẫm dần thành màu đỏ thắm trên một nền da trời xanh lơ. Và cũng chỉ trong chốc lát, những nan quạt tan biến, nền trời hửng lên một màu trắng rộng thênh thang, trắng hẳn như là sữa pha, để dịu dần xuống trong màu xanh dịu dàng của nền trời phía sau” [19, tr.794];...

Không chỉ có những khoảng không gian màu sắc vận động, đan xen, biến ảo mà điều đáng chú ý là trong văn xuôi HPNT có rất nhiều gam màu sặc sỡ của cỏ cây hoa lá, đất trời, nổi bật là sắc đỏ, trắng, xanh.

Một phần của tài liệu Văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 67 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)