Thời gian trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng

Một phần của tài liệu Văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 61 - 67)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.1.Thời gian trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng

Đọc những trang văn xuôi của HPNT, ta thấy những lát cắt thời gian ngắn của hiện tại với “những điều trông thấy mà đau đớn lòng" và đó cũng là một dự cảm cho tương lai với bao vấn đề nan giải. Tuy nhiên, nổi bật nhất ở những trang ký của ông chính là kiểu thời gian ngược dòng hướng về miền quá khứ đã qua và thời gian theo bước đi của bốn mùa.

Nhà văn cho rằng: “quá khứ là những gì thân thuộc nhất của tâm hồn

và quá khứ là “khu vườn bí mật” của tâm hồn; có thể nói quá khứ là tài sản quý báu còn lại sau cùng của đời người, mãi mãi không thay đổi” [23, tr.53].

quá khứ một đi không trở lại, nhờ trang văn, ông đã ngược hành trình tìm lại tuổi thơ, tìm lại thời lãng mạn trai trẻ và khát vọng tìm lại cả những âm vang lịch sử đã qua. Khát vọng đó có khi được bộc lộ trực tiếp ngay trong nhan đề các tác phẩm của ông: Ai về châu xưa, Ai đã đặt tên cho dòng sông?, bản di

chúc của cỏ lau, Đêm chong đèn nhớ lại, “Diễm xưa” của tôi, Thời thơ ấu xanh biếc,… Còn, khi đi vào các tác phẩm, có thể thấy, nhà văn đã kiến tạo

thời gian quá khứ theo hướng: quá khứ theo dòng hồi tưởng, quá khứ hữu hình trên di tích và quá khứ đồng hiện qua hiện tại.

HPNT nói rằng ông "trả nợ chữ nghĩa cho cuộc đời” bằng công việc viết báo, còn lại trong văn chương "là một chuỗi hoài niệm âu yếm” dành cho thiên dường tuổi thơ đã ngược xa. Vì thế, thế giới tuổi thơ cứ trở đi trở về, lắng sâu khắp các trang văn như một ám ảnh, nuối tiếc thời gian đã xa. Dòng hồi tưởng của tác giả cũng đưa ta ngược về một thời chiến tranh đã qua nhưng chưa thật lùi xa mà nhiều người đã quên. Viết về chiến tranh, HPNT không tô hồng, phiến diện một chiều và "không quên điều gì" nên dòng hồi tưởng của nhà văn chân thực, sinh động đến từng chi tiết, con số. Dòng hồi tưởng về tuổi thơ và chiến tranh là hai miền thời gian được tác giả tái hiện nhiều nhất, sâu nhất. Đây cũng chính là những nội dung chủ đạo, là máu thịt những trang văn của ông.

Thời gian của quá khứ đã xa không phải là những gì mờ ảo vô hình mà qua cái nhìn của HPNT, thời gian đó trở nên có đường nét, màu sắc, và có hơi ấm của sự sống, của tình người. Nhìn di tích, nhà văn không chỉ thấy đó là những lăng tẩm, những kiến trúc nghệ thuật một thời mà còn thấy đó là thời gian, là kỷ niệm đời người: “di tích là “chiều thứ tư” của thế giới bao

quanh con người - tức là Thời Gian” [18, tr.22]; hay, cầm một viên gạch di

tích trong tay mà thấy quá khứ lịch sử vọng về qua tiếng ngân u u trong lòng nó;... Cũng có khi nhìn di tích, HPNT xót đau thấy thời gian quá khứ đã qua đồng hành cùng sự hoang phế và lãng quên của con người. Ông “bàng

hoàng” trước tấm biển rêu mờ ghi tên di tích “Lăng mộ Kinh Dương Vương - thuỷ tổ Việt Nam” (Xứ Thậm Thình); trở về làng xưa tìm lại dấu ấn tổ tiên thì

tất cả đã trở thành đá gạch vụn dưới chân (Quê nhà); khu thành nhà mạc chỉ còn lại chiếc công hoang phế làm chỗ đổ rác (Miền gái đẹp);... Kiến tạo thời gian hữu hình trên rêu phong hay đổ nát, hoang phế của các di tích là một khám phá nghệ thuật của HPNT. Phải có tấm lòng trân trọng quá khứ, lịch sử dân tộc và chiều sâu tâm cảm của người nghệ sĩ sáng tạo, nhà văn mới có được cái nhìn thuyết phục lòng người như vậy!

Thời gian là sự đối lập giữa quá khứ - hiện tại, còn - mất, xa - gần,... Nhưng, nhiều khi ta gặp sự đồng hiện giữa hai miền thời gian đối cực trong tác phẩm HPNT là quá khứ đồng hiện qua hiện tại như: nghe tiếng kèn saxo trong hiện tại mà văng vẳng lại tiếng con gà đất tự một cõi trời nào xa hút của tuổi thơ (Con gà đất của tôi); nhìn những ngọn đèn soi trên vách khi ngồi nghe vọng cổ mà thấy cái bóng bập bùng của một dòng người trong đi trong chinh chiến tự xa xưa (Đất Mũi); đứng trước sân nhà người mẹ làng Trà mà rõ mồn một từng hình ảnh của một thời máu lửa đang lay động trên cây lá (Miếng trầu đỏ);... Rất nhiều khoảng thời gian đồng hiện như vậy xuất hiện trong trang văn của ông. Kiểu thời gian này khiến ký HPNT không chỉ bám sát hiện thực đời sống mà còn có một viền ảo hóa mơ hồ, linh diệu.

Có thể nói, thời gian quá khứ không bao giờ bị lãng quên trong tâm hồn người nghệ sĩ nặng lòng với đời. Và vì thế, thời gian của quá khứ đã qua chưa bao giờ là tro tàn nguội lạnh mà là than đá trong lòng đất luôn cồn cào nóng bỏng khát vọng đốt cháy thành tình yêu đời, yêu cuộc sống!

Nếu Vũ Bằng đã làm một bộ lịch tâm trạng, tâm cảnh có đầy đủ mười hai tháng trong năm với bút ký nổi tiếng “Thương nhớ mười hai” thì HPNT cũng nhìn tháng năm trôi theo mùa, qua sắc áo thiên nhiên. Tuy nhiên, thời gian thiên nhiên trong ký Vũ Bằng đượm nét hồn Bắc Việt; còn trong ký HPNT là nét hồn của Huế mộng mơ. "Nhiễm chứng ưu du của người Huế, lơ

đãng nhìn tháng ngày", HPNT "không mấy quan tâm đến cuốn lịch nhật dụng

(...) chỉ say mê dõi theo cuộc biến ảo của Xuân Hạ Thu Đông, qua bộ lịch vĩnh hằng của Tự Nhiên viết trên cây cỏ” [19, tr.786]. Một năm biến đổi vần

xoay như chớp mắt…

“Mùa xuân có thể định nghĩa là mùa toàn bộ cây nở thành hoa” [24, tr.10] nên đất cố đô “mang linh hồn của cỏ” [24, tr.10] bừng lên trong sắc hương hoa cỏ. Trong tiết xuân, vạn vật trở nên trong sáng tinh nguyên như tự nguyên thuỷ nhưng phải có đôi mắt và tâm hồn tinh tế nhà văn mới cảm nhận được bước chuyển của thời gian thật nhẹ nhàng, tinh ảo! Xuân nhẹ nhàng lướt đến với mai vàng. Rồi, sau Tết Nguyên Tiêu, mai biến ảo tạo thành “một

nét bút kỳ tuyệt của thiên nhiên trên lụa, ấy là vẻ đẹp của hoa mai dưới màu trăng nguyệt bạch” [19, tr.787]. Xuân còn giăng tím trời với hoa sầu đông đã

tươi lại trái tim tưởng chừng như héo khô. Cây hối hả nở hoa nhiều và nghi ngút như những đám khói với hương thơm gợi nhớ kỷ niệm. Ta gặp sự đồng điệu tâm hồn giữa HPNT với thi sĩ của “Màu thời gian”:

Màu thời gian không xanh Màu thời gian tím ngát Hương thời gian không nồng Hương thời gian thanh thanh (Màu thời gian – Đoàn Phú Tứ)

Mùa xuân Huế cứ kéo dài và trời lạnh suốt tháng Chạp vắt qua Giêng, mai lặng lẽ trở về cội để tái sinh xuân sau, đất trời bắt đầu những vũ điệu đổi màu trên từng tán cây. Sự đổi thay màu sắc diễn ra nhanh chóng mà nếu ai không quan tâm sẽ không chớp nổi những khoảnh khắc tuyệt diệu của cỏ cây. Đó là “hành động rũ sạch dĩ vãng quyết liệt” của cây bàng, thay thế trên thân thể đại lão của mình là một “linh hồn rất trẻ”; là cây xà cừ đột nhiên ngả vàng trong một đêm; là cây vông hoa rực đỏ đã thêm điệu cho bản nhạc mùa xuân Huế êm dịu mà không vương buồn; ... Có những nét thật gần giữa cố

nhân và HPNT khi viết về xuân. Mãn Giác thiền sư thấy xuân đến trăm hoa nở, xuân qua vạn hoa tàn nhưng vẫn còn lại một nhành mai với trời đất. Nay, HPNT cũng có những giây phút lặng lẽ níu luyến Xuân với những nàng mai tiên nữ: “tiên nữ đã bay về trời, chỉ còn con nhện thi sĩ lặng lẽ giăng lưới

hứng những giọt vàng rơi cuối cùng trong nỗi si mê muốn kéo giữ mùa Xuân ở lại” [19, tr.788]. Thế nhưng, thời gian đâu theo quy luật của trái tim mà nó

luân chuyển theo vòng vô cùng. xuân qua, hạ về...

Vẫn như muôn thuở, hạ đến bắt đầu bằng lửa phượng hé nở rồi phượng lộng lẫy, rực rỡ tự đốt mình làm đẹp cho đất trời. Cố đô vào giữa hè hoa phượng “nở thật dữ dội, giống như những đám lửa bừng cháy trên những tán

lá xanh” [24, tr.73]. Cùng với phượng, “cây bằng lăng nở rộ lên mùa hoa của nó; những cánh tròn màu tím rơi xuống đất và dán xuống mặt đường” [24,

tr.73]; rồi sen, đầu hạ chỉ “mọc từng đóa lẻ loi trên mặt hồ, thấp thoáng từ xa

trông như những cánh hạc” nhưng chỉ ít lâu sau đã nở rộ “đầy cả mặt hồ và những hào quanh Thành nội, mọi người như chìm đắm trong hương sen thơm nồng…” [24, tr.75]. Ngoài những màu hoa chủ đạo tạo hồn cho hè, đặc trưng

của “mùa hè là mùa của trái chín” [24, tr.82]. Quả là, nhà văn đã nhận thấy bước đi tinh tế của thời gian trên từng lá cây, trái nhỏ. Thời gian như đang nhẹ nhàng chuyển động bằng hành động thay áo trên từng sắc trái cây: “Vào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hạ, sự chuyển dịch của trời đất như chùng lại trên cây cối, vẻ bay bướm Xuân thì đã qua đi, thiên nhiên ổn định hẳn trong màu lục trầm của lá già (…) và trong những ổ lá rậm rịt kia, các loại trái đang lớn lên dưới sức nóng hun đúc” [19, tr.386]. Rồi, chẳng bao lâu trái cây sắp chín nằm chờ trên cành.

Trong khu vườn An Hiên nổi tiếng ở Huế, “Hạ chí trở đi, vườn An Hiên vào

mùa quả, khởi đầu là mùa thơm, giống thơm Nguyệt Biều, vỏ chín đỏ như lửa (...) Dâu chín vào tháng Năm, tháng Sáu (…) trái thanh long màu cánh sen chín vào những ngày nóng nhất của mùa Hè…” [19, tr.386+387]. Mùa hạ

oi ả ngột ngạt mà là mùa hạ ngọt ngào. Bước đi của thời gian ủ chín muôn trái mở ra một không gian tuyệt diệu tưởng như có vị ngọt thấm đầu môi. Đó là hương vị mùa hạ - hương vị trái chín!

Mùa thu là mùa của những làn gió heo may nhẹ nhàng, quyến luyến, vấn vương giăng mắc trong hồn người những sợi tơ của thời gian mong manh. Lòng người thường dâng tràn cảm xúc, nỗi niềm tha thiết với đất trời, quê hương: “Mùa thu trời trở gió heo may lành lạnh người ta tự nhiên thấy

nhớ nhung một quê hương nào không biết” [24, tr.11]. Mùa thu không bung

nở muôn hoa như mùa Xuân, không nắng nóng ấp ủ muôn trái chín như mùa hạ mà dường như lắng mình, trầm nhẹ đến xao lòng. Những khu vườn Huế dưới tiết Thu: “càng hiện ra trong vẻ đẹp của trái, càng gợi cho người đi dạo

vườn cái cảm giác khinh khoái của một phòng trưng bày tranh tĩnh vật” [19,

tr.388 ]. Mùa thu Huế còn là mùa của sương mù. Sương giăng mắc không gian khiến con sông Hương trở nên mơ ảo: “Có một chút nắng để nhìn thấy

dòng sông trôi nhẹ trong màn sương lam mơ màng, nửa như khói, nửa như hơi rượu. Vào buổi chiều khói sông mờ mịt tưởng chừng như có thể làm cay mắt người...” [19, tr.790]. Thu xứ Huế mơ ảo và dường như tĩnh lặng, yên ả

quá! Nó vừa là Thu muôn thuở của đất trời mà cũng vừa là Thu của lòng người, của Huế!

Mùa đông là mùa rét mướt và ta chỉ biết đông về khi cái rét luồn vào da thịt, nhưng với người xem lịch thiên nhiên như HPNT, đông đã bắt đầu về từ những biến đổi của nhành cây ngọn cỏ: “cây cỏ tiêu sơ dần trong Thu tàn,

với lụt lội và những cơn bão. Hàng mai trắng đã trút sạch lá, cành khô vẽ lên nền trời cảnh trầm mặc kỳ lạ của tranh lụa cổ. Mùa đông về dằng dặc trong tiếng động nghìn trùng của mưa trên lá” [19, tr.389]. Thời gian lặng lẽ thấm

thoắt trôi, một sớm nào đó, nhà văn thấy: “hàng mai trước cổng bỗng nở

trăm nghìn đóa hoa trắng trong sương mù, như cảnh tuyết, đẹp đến bồi hồi. Ấy là tiết Đông chí, khí dương hoà trở lại. Từ trong đêm lạnh, khu vườn bước

ra với một sắc đẹp tinh khôi, với mai vàng, hải đường, nguyệt quý, hoa trà mi ngậm sương và hoa đào cười gió Đông.” [19, tr.390]. Một mùa Xuân nữa lại

về, một năm mới lại đến, thật nhanh!

“Mùa xuân lên đồi cỏ thơm Mùa hạ nhìn trời mây khói

Thu tím chân cầu tím núi Đông xa ngày trắng mưa dầm

Nhìn trời ngẩn ngơ anh nói: Mới thôi, mà đã một năm”

(Dù năm dù tháng - Hoàng Phủ Ngọc Tường )

Cảm nhận được bước đi của thời gian qua bộ lịch vĩnh hằng của thiên nhiên bốn mùa luôn luân chuyển, người nghệ sĩ phải mở rộng tâm hồn đón mọi biến động tinh vi của đất trời và phải có một trái tim tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống. HPNT đã tự khắc cho mình được bộ lịch thiên nhiên bằng chính trái tim và tâm hồn như vậy!

Một phần của tài liệu Văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 61 - 67)