6. Cấu trúc của luận văn
2.2.2.1. Thực dân, đế quốc và bọn tướng tá, binh lính
Đối với thực dân và đế quốc, Tú Mỡ luôn biết nắm bắt lấy những mâu thuẫn trong lòng địch và phơi bày những mâu thuẫn đó ra để làm lộ rõ thực chất của bọn thực dân, đế quốc phản động.
Nói chung, dưới con mắt nhà trào phúng, thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đều có một cái lưỡi dẻo quẹo chuyên nói khoác và một dã tâm xâm lược
ngoan cố. Cho nên, nhiều bài thơ của Tú Mỡ phải hét lên “Vặn lưỡi lũ giặc
huyên truyền”, “Vặn lưỡi bọn thực dân”, “Bịt lại những cái mõm nói khoác”,... Có khi chúng thấy đàn đom đóm, nghe tre nứa nổ, tưởng lầm là
Việt Minh nên đánh “nhầm”, thế là huyên truyền thành “Hai chiến công oanh
liệt của giặc Pháp”. Nhiều trận đánh thua của thực dân được chúng tuyên
truyền thành trận… thắng to khiến Tú Mỡ bất bình:
Nó thua xơ xác Còn khoác lác xằng!
Cha đời tướng giặc Sa- lăng
Chết như ngả rạ vẫn rằng không thua!
(Vặn lưỡi lũ giặc huyên truyền)
Bất chấp tình hình đất nước Pháp sau chiến tranh thế giới thứ hai đang điêu linh, nghèo đói, nhân dân Pháp phản đối chiến tranh, bọn thực dân vẫn đi
Ăn xin (Sang xin nước Mĩ giúp cho lúa Mì) để nuôi dã tâm xâm lược. Tú Mỡ
tố cáo mối quan hệ xỏ lá giữa Pháp thực dân đang túng đói và Mĩ đế quốc đang cố trì hoãn chương trình viện trợ Mác-san, nhân đó cảnh cáo bằng một
lời đánh giá nghe na ná như một tiếng chửi: “Kéo dài nạn lửa binh/ Cho đến
khi thực tế/ Nước mẹ nó điêu linh” (Chết đuối vớ phải bọt).
Tú Mỡ đả kích thực dân ở nhiều phương diện khác nữa. Đó là thủ đoạn
“Tuyên truyền xảo trá manh tâm bịp lừa” (Không phải thiến) về Việt Minh,
vu cáo Việt Minh… thiến tù binh; đó là môn múa mép khua môi tài giỏi, cứ
thua phải rút quân ở đâu là ở đó thành “Nay nhiệm vụ bất đồ lại xong” (Hết
du kích như sợ hùm nên bắn bừa làm tan nát nhà dân, đã thế chúng phán cho
Hội tề: “Tiền đạn thì bổ cho làng/ Còn tiền công bắn, các quan miễn đòi.” Tú
Mỡ giễu cợt và châm biếm đế quốc Mĩ cũng như thực dân Pháp đều có tài nói khoác điêu luyện bằng cách đối chiếu lời nói với hiện thực. Mĩ tuyên bố sau một tuần sẽ chiếm Triều Tiên còn Pháp huênh hoang sẽ bình định Việt Nam
trong một tháng. Nhưng sự thật, Mĩ ở Triều Tiên: “Không ngờ đánh lải nhải/
Cứ là thua lụn bại”; Pháp ở Việt Nam: “Năm năm rồi! Đánh mãi/ Thất bại chồng thất bại” (Bịt lại những cái mõm nói khoác).
Đối với Đế quốc Mĩ, Tú Mỡ tố cáo chúng là những kẻ buôn bán vũ khí làm giàu bằng máu xương nhân loại, dùng đô la để đi cướp nước người:
Tay chìa một tỷ đô la,
Để làm cái bả cầu hòa manh tâm, Tay giơ gậy sen đầm quốc tế, Nhe bộ răng ra để dọa già…
(Đem về mà xực với nhau)
Mĩ giở trò viện trợ để thuận tay lũng đoạn nền kinh tế các nước, chúng bị nhân dân thế giới nguyền rủa:
Khắp trên thế giới, nhân dân, Đều nguyền rủa Mĩ là quân tham tàn,
Phường chó đểu đem vàng buôn nước, Buôn máu xương là chước làm giàu,
Cho nên chúng nó đến đâu, Là người ta chửi thét câu “cút về”!
(Đem tiền mua chửi)
Tú Mỡ không ngần ngại dùng những từ ngữ nặng nề nhất đối với đế quốc đô la này. Như nhiều bài thơ khác, nhà thơ gọi kẻ thù là “chó” – trong nhân dân, đây là một cách nói miệt thị gắn kẻ mà người ta căm ghét với con vật hay ăn bẩn, cắn ẩu, sủa càn. Nhân dịp Nich-xơn đi Nam Mĩ bị nhân dân ném cà
Người nhè mặt Ních nhổ phì, Tiếng hô “Chó Mĩ cút đi vang ầm”.
Nhà thơ mỉa mai bản chất của đế quốc Mĩ là Thằng sen đầm quốc tế:
Đế quốc Mĩ cầm dùi cui nguyên tử, Đóng vai sen đầm ở “thế giới tự do”. Nhưng thực ra nó là trùm sỏ côn đồ, Chuyên quấy rối để giở trò ăn cướp.
Cũng như thực dân Pháp, bị thua ở chiến trường Việt Nam, Mĩ “Tháo dạ
đổ vạ cho rươi”, cũng tìm cách chối quanh và tự bào chữa, lộ rõ bản chất tráo
trâng. Tú Mỡ nhè vào đó mà “đả” và cười:
Giặc Mĩ thua cay, khéo đổ thừa Tại trời xỏ lá, tại trời mưa. Phi cơ ướt cánh bay thiên thẹo? Lính bộ trơn đường ngã chỏng chơ?... …Mồm thằng Mắc cũng quàng xiên tệ, Tháo dạ lèo lèo đổ vạ rươi.
Đối với tướng tá Pháp và Mĩ, nhà thơ trào phúng lại có dịp trổ tài biếm
họa của mình. Tướng tá chỉ huy là những kẻ tiêu biểu nhất cho bản chất tàn bạo, xấu xa được che đạy, lừa mị bằng đạo đức giả dối, nhân nghĩa, văn minh giả hiệu của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Theo GS Hà Minh Đức, thì “sở trường của Tú Mỡ trong việc khắc hoạ nhân vật phản diện có dịp được thể
hiện trực tiếp qua việc vạch mặt những tên tướng giặc” [11, 95]. Các tướng
Pháp Đờ- lát Đờ Tát-xi-nhi, tướng Lơ-cơ-léc, tướng Sa-lăng, tướng Na-va, tướng Đờ-cát… đều có tranh biếm họa; và từ Tổng thống Mĩ Ai-xen-hao-ơ , Gion-xơn, Ních-xơn, Ken-nơ-đi… đến các Đại sứ Ca-bốt Lốt, Ngoại trưởng Mĩ Đa-lét, các tướng Tay-lơ, Nâu- tinh… cũng được điểm mặt chỉ tên và bôi gio trát trấu.
Tú Mỡ, với kinh nghiệm của một nhà báo, đã khai thác thông tin địch một cách mau lẹ. Chính vì vậy, “hầu như đủ mặt bọn tướng chỉ huy của thực
dân Pháp đã được nhà thơ “đóng đinh” lên bức tường lịch sử văn học trào phúng với đủ bộ dạng và tính cách” [28,225].
Tú Mỡ chỉ ra phẩm chất nổi bật của tướng giặc: Tướng tá thực dân hay
đế quốc thảy đều huênh hoang, khoác lác. Tiêu biểu là tướng dòng dõi quý
tộc Đờ-lát Đờ Tát-xi-nhi. Nếu sư tử nó biết sự thật ở trận đồng bằng Bắc Bộ là
quan Pháp lo chạy thoát thân, quân quăng súng đầu hàng, thì nó sẽ tức giận trước sự “gian hùng”, “xưng xưng” của tướng Tát-xi-nhi mượn xằng oai của
nó để rao to “Quân đội Pháp đánh hăng, chống cự/ Như một đoàn sư tử oai
linh”!
Tương tự, tướng Na-va là “đứa học trò tồi” của hắn Tát-xi-nhi cũng cố
báo ơn thầy bằng màn Na-va thắng trận bằng mồm:
Tuyên truyền, khoác lác bô bô, Té ra thắng trận toàn do lỗ mồm.
Nà Sản bỏ trại, bỏ đồn,
Lùa quân thục mạng chạy dồn về xuôi. Đầu trò kế hoạch rút lui,
Cũng là đại thắng, tức cười đến nôn!
Nắm bắt cả lời nói, thói quen của tướng giặc, Tú Mỡ chọn đó làm một “cứ điểm” và rầm rộ mang đội quân tiếng cười đến mà mỉa mai, mà phê phán, mà đả kích. Tát-xi-nhi thường hay nói đến danh dự - thói quen của quý tộc
Pháp – và hô hào “theo ta, ta dẫn đường danh dự”. Danh dự đó được Tú Mỡ
sắc sảo chỉ rõ cái “danh dự nhà ông” chỉ là “xoàng”, là “sỉ nhục”, là sự “sút mấy lần”, là “hèn nhát tệ”- cuối cùng chỉ là “sáo mép thôi”. Bởi ông ta:
-Làm tôi lũ thực dân ô trọc
Cầm quân phi nghĩa đánh nhau thuê. -Mà nào đánh chác có nên thân Bao phen xuất trận bao phen bại. -Con chết, ông lo làm quốc lễ Bạn đồng ngũ chết, ông thây kệ.
Ở trên, Tú Mỡ châm biếm tướng giặc bằng cách dùng “gậy ông đập lưng ông”, lấy lời lẽ của chúng đánh lại chúng. Tú Mỡ còn châm biếm chúng bằng cách lật tẩy con đường “rút lui trong danh dự” của kẻ bại tướng. Sự thất bại
thảm hại của Tát-xi-nhi trên chiến trường Việt Nam được kể vui bằng “Câu
chuyện “tướng đi ỉa””, vì thua mà không dám nhận là thua nên phải… bị kiết
lị, phải “cắp đít về Tây… ị”! Trước khi chết vì bị “tam khí” (hai lần thua đau,
con trai chết trận) như Chu Du ức mà chết, hắn “dối dăng dối dít” với tướng Sa-lăng là phải giữ được Hòa Bình, thì Tú Mỡ vạch mặt:
Những thằng mặt ngựa đầu trâu Còn danh dự chó gì đâu mà rằng!
(Dối dăng và thề thốt) Tướng Pháp, từng tên một, hết Sa-lăng bị thải hồi lại Na-va bị thải hồi.
Chúng bị Mĩ chửi, Tây la, phải vờ giả điếc và chây mặt ra mà phớt. Còn Tú Mỡ, ông không bỏ sót một sự việc nào, luôn có thơ cười vào tận mặt chúng!
Đối với bọn đầu sỏ đế quốc Mĩ, nhà thơ trào phúng đả kích từ chóp bu trở xuống. Bao nhiêu đời tổng thống Mĩ là bấy nhiêu kẻ hiếu chiến và lừa dối.
Tú Mỡ bêu riếu bộ mặt hãm tài của Ai-xen-hao Tổng thống Mỹ tên hèm là
Ách/ Tên tuổi gì như cái đếch người ta!... (Ách). Ken-nơ-đi là kẻ Lừa dân dối chúa, hắn “Chực đẩy loài người kề miệng hố/ Thử bom nguyên tử, lẩn tài binh”. Tổng thống Giôn-xơn được goi là “tổng côn đồ”, bởi Chính danh thủ phạm là thằng Giôn-xơn “Quán quân về giết người/ Lật lọng và bịp đời/ Ăn gian và nói dối/ Nó đểu nhất trần ai”.
Đối với tổng thống Giôn-xơn, Tú Mỡ có sự “biệt nhỡn”. Ông kể những
Triệu chứng bệnh chó dại ở Giôn-xơn là mất ngủ, mơ hoảng, đau đớn quặn
thắt, hay hoảng hốt… do bị thua đau ở Triều Tiên, Việt Nam. Hắn như “khỉ độc”, là Tổng Khẹc làm trò tườu cũng giỏi luận điệu tuyên truyền nhảm tin bại trận to thành thắng trận to (Để vỗ về quân, với mặt mình/ Tổng Giôn
thưởng tướng với khao binh/ Người ta bịt mũi xua tay bảo/ “Đừng giở trò tườu, thối thối inh!”) Cho nên, Tú Mỡ miêu tả Bộ ngũ quan của Tổng Giôn
là của loài phi nhân: mắt tráo trâng như đui, tai chích chích chi chi như tai lòi, mồm là cái lỗ ăn gian nói dối, mũi chỉ thấy hơi đồng, tay bạch tuộc chuyên giết người!
Đả kích từ chóp bu xuống, Tú Mỡ không bỏ qua bọn người dưới trướng những Tổng thống lừa dân dối Chúa, khát máu hiếu chiến ấy. Đó là một loạt các tướng quan bất tài, khoác lác, hèn nhát. Căm ghét tột bực, Tú Mỡ tỏ ra
đáo để khi Đổ bình vôi vào mồm Đa-lét (phương pháp “thủy thui” trong dân gian để trừ tà) - ngoại trưởng Mĩ chuyên gieo rắc thù hằn chiến tranh để buôn
xương bán máu, lái súng làm giàu, là quái đản hung tinh của hòa bình thế giới. Tướng Tay-lơ là “ranh tướng” làm thượng sứ ở Sài Gòn, cũng một luận
điệu như Na-va tuyên bố sẽ bình định miền Nam trong thời gian ngắn (“Ranh
tướng” Tay-lơ). Đại sứ Ca-bốt Lốt cũng chỉ là Đại sứ “nhất ì nhì xéo” ở Việt
Nam thôi (Sĩ bị chui rồi còn để tiếng/ Nhất ì nhì xéo mặt tài ranh…!)Tú Mỡ
giễu cái tên của tướng giặc này như một tín hiệu của kẻ thua… quay lơ:
Nhắn bảo thằng Ken cho nó biết: Tay-lơ một vận với “quay lơ”.
(Tay-lơ cùng với “quay lơ” một vần)
Dưới trướng những tướng quan như thế, quân lính Pháp và Mĩ rất vô kỉ luật và thảm hại. Tú Mỡ có nhiều thái độ khác nhau với đối tượng này: căm hận đối với bọn lính hung bạo; thương hại bọn tù binh vốn bị bắt đi lính cho Pháp đang hối cải; ủng hộ tinh thần phản chiến của binh lính đối với chiến trường Đông Dương,…Nhưng về bản chất, Tú Mỡ khẳng định, lính Pháp cũng như lính đánh thuê, thảy đều là quân cướp nước, mang đạn bom đi… giữ hòa bình thế giới:
Binh lính chúng, những đồ mất dạy Đi đến đâu đốt cháy xóm làng,
(Sủa càn)
Tú Mỡ nhổ toẹt vào luận điệu tán nhăng bịp đời của bọn thực dân gọi
Những thằng mũ đỏ bất lương Đầu trâu mặt ngựa, rặt phường du côn.
Chính lính Tây cũng không được coi ra con người! Du kích Gia Lâm đánh vào chùa Tiêu, giết được hai lính Pháp, thì ngay hôm sau giặc sục vào làng, bắt thầy địa lí làm con tin, và đòi dân làng trao đổi:
Đền bù hai mạng Tây to Nộp cho chúng đủ hai bò, mười kê…
…Đó xem ra khẩu khí thực dân Đầu trò chỉ cốt miếng ăn Có coi cái mạng thằng quân ra gì.
(Mạng thằng Tây)
Bọn Việt gian gọi nịnh lính Tây là “quan lớn”. Chúng thực ra là một lũ
hèn và đói khát: hai “quan kinh lí trong vùng/ đâu có gà vịt thời lùng về xơi”, bị du kích mai phục, thì giơ tay “Thôi thôi! Quan lớn xin hàng! Thôi thôi!” (Quan lớn xin hàng). Chúng vừa tàn ác dã man, vừa vô quân luật, đang trong
thời kì “nước mẹ nó điêu linh”, nên thua trận liên tiếp đến nỗi xác lính không
còn chỗ chôn (“Nghĩa địa ấy nay đà chật đất/ Không đủ nơi chôn cất xác
Tây” – Chật đất).
Tú Mỡ có riêng một bài Lính Mĩ, cho thấy quân đội Mĩ rặt “bị thịt”, chỉ
giỏi lên mặt với bọn ngụy, tề, chạm quân du kích thì “nổi sái kinh” và “tiến rất màn màn, rút rất nhanh”. Tinh binh này là “lính công tử bột”:
Đánh chẳng bằng ai, sự đã đành, Tinh thần “Tứ khoái” lại lừng danh, Ăn không bít tết sao trôi họng, Ngủ chẳng bindinh khó ngả mình…
Hùng binh Mĩ xứng danh những người tiêu biểu cho một thế giới tự do, một đế quốc đô la và bom nguyên tử, đã dám chửi đổng bộ sậu Giôn-xơn – Mắc-na-ma-ra mỗi lần thua trận:
Tiên sư bố lũ mất tông!
Bay làm khốn khổ chúng ông thế này! Đưa chúng ông đến nơi đây, Trời cao La Sát, đất dày Diêm Vương.
Đâu đâu cũng thể chiến trường,
Không tiền tuyến, chẳng hậu phương, rối bù!
(Lính Mĩ chửi đổng)
Qua những bức chân dung biếm họa về bọn đầu sỏ và tướng tá, binh lính thực dân, đế quốc, Tú Mỡ không những phản ánh chân thực bản chất của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, mà còn thể hiện được lòng căm ghét chúng, căm ghét chiến tranh của nhân dân Việt Nam và nhân dân tiến bộ trên thế giới. Bộ mặt những tên đầu sỏ và tướng tá, binh lính Pháp, Mĩ xâm lăng đều là “đầu trâu mặt ngựa”, mất nhân hình và nhân tính, dù chúng cố dùng thủ đoạn bẻ cong dư luận và che giấu sự thật. “Những vần thơ trào phúng của Tú Mỡ theo sát những luận điệu tuyên truyền gian dối của địch, những hành vi khốn nạn của nó, lấy cái cười mà phỉ nhổ vào cái chính phủ phản động của địch, vào các tướng tá của nó… Tú Mỡ ứng biến rất nhanh, gỡ ngay những cái tốt mã
dẻ cùi của địch mà vứt đi, để lòi ra cái thối nát ghê gớm của địch” [6,208].