Tiếng cười trong nội bộ

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ (Trang 76 - 79)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.3. Tiếng cười trong nội bộ

Những bài thơ mang tiếng cười nội bộ không nhiều và mục đích của chúng cũng khác với những bài thơ đánh giặc. Đối với những câu chuyện

khôi hài trong nội bộ, tiếng cười Tú Mỡ là tiếng cười góp vui, tiếng cười bè

bạn. Đối với những vấn đề cần đấu tranh trong nội bộ, tiếng cười Tú Mỡ

nhằm chữa bệnh cứu người, có mục đích xây dựng với thái độ thẳng thắn và

chân thành.

Khôi hài là phẩm chất thể hiện hàng ngày trong đời sống Tú Mỡ, đúng

như lời vận động trong Cười đi thôi! của ông. Đã có lúc, thơ Tú Mỡ hài hước

tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình. Việc sinh con đẻ cái trong thời kì trước được Tú Mỡ nhìn thật tếu mà chân thực:

Trai mười sáu, gái mười ba, Cụ Tơ đã kết nên bà, nên ông.

Rồi, nhờ bà Mụ ra công, Đẻ vung đẻ vãi, con bồng con mang.

Bây giờ chật đất nước Nam, Các ngài hãy tạm màn màn, dừng tay!...

(Ông Tơ, bà Nguyệt và mười hai bà mụ… sang Tây)

Sau khi miền Bắc hòa bình, Tú Mỡ lưu tâm đến những vấn đề cần đấu tranh trong cuộc sống để xã hội tốt đẹp lên. Hiện tượng “Mỗi người làm việc bằng hai/ Để cho cán bộ mua đài mua xe/ Mỗi người làm việc bằng ba/ Để

cho cán bộ xây nhà xây sân”, hiện tượng nông thôn ấu trĩ, làm nhiều hưởng ít… trong một thời gian dài không được nói đến, nay đã có nhiều tác phẩm

văn học công khai (Thời của thánh thần của Hoàng Minh Tường, Mảnh đất

lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường…). Có điều, ở miền Bắc khi

hoà bình lập lại, người phê phán và người bị phê phán không ở hai chiến tuyến đối lập rõ rệt như ta và địch thời kì kháng chiến nữa. Cho nên, tiếng cười trào phúng của Tú Mỡ không đích danh hướng đến một đối tượng nào cả. Nói cách khác, cái đáng cười thì rất cụ thể nhưng kẻ bị cười thì khá chung chung. Tại sao lại không tìm thấy một ông A, ông B hay bà C có tên tuổi đàng hoàng bị phê phán, đả kích “đến nơi đến chốn”? Phải chăng, Tú Mỡ cho rằng những cái xấu ở thời điểm đó mới đáng châm biếm và chưa đến mức phải đả kích? Hoặc giả nhà thơ đã có tuổi và đã nhụt ý chí xông pha thuở xưa? Chúng tôi cho rằng, mỗi thời kì lịch sử có một yêu cầu sáng tác riêng và mỗi nhà thơ trào phúng buộc phải chọn cho mình một cách “đánh giặc” an toàn và phù hợp. Điều đáng quý là “đòn bút” Tú Mỡ vẫn mạnh, đã đánh là trúng. Đương

thời, năm 1957, Tú Mỡ đã đả kích kiểu Lao động lỗ miệng của những kẻ quan

liêu, chỉ thúc đẩy anh chị em “làm cho hăng, cho dẻo, cho dai”, mà chính bản thân thì ươn lười “mó lao động, sợ nhoài hơi, nhọc xác”. Nói cách khác thì họ lợi dụng chức vị của mình để đoạt lợi khi hô hào người khác lao động sản xuất theo phương thức lao động xã hội chủ nghĩa:

Lao động ta có hai chính thống: Lao động trí óc và lao động chân tay. Nhưng trong kì học tập mới đây

Lại khám phá thêm hạng này không được đẹp Là loại lao động chỉ “dạy” bằng cặp mép Phát sinh ra từ tàn tích quan liêu

Hạng lao động này con số kể không nhiều Nhưng lại vào bậc kiêu mới chết!...

Dưới nể nang chẳng dám phê bình,

Nên cứ nằm dài trên võng danh lợi rung rinh, Rất thoải mái tự mình không biết ngượng.

Điều đó có nghĩa là, nhà thơ trào phúng không thiên vị Tây hay ta, cứ ở đâu có thói hư tật xấu, ở đó có tiếng cười Tú Mỡ. Ngay cả các ông quan, tự cho mình là công thần kháng chiến, lại tự cho mình quyền tọa hưởng, Tú Mỡ bảo rằng họ rất “chướng”, và tất nhiên họ phải… chừa! Cũng phê phán thói

hưởng lạc “Đội mũ ni che tai/ Việc đời thây kệ cả”, Tú Mỡ không tán thành

người được “ngoáp” chiếc lương to rồi thì chỉ còn biết ăn, chơi, ngủ và làm bạn với non bộ:

Người ta khi phú quý Càng phải phấn tâm trí Anh mới nếm phong lưu Cớ sao vội chết gí!

(Ông cụ non)

Lối sống như thế, ngày nay không phải hiếm. Chẳng những vậy, không ít người mong được sống lối sống thảnh thơi ấy. Quan niệm riêng của Tú Mỡ về lẽ sống lại một lần nữa được hé lộ với bạn thơ qua cách đánh giá của ông đối với hiện thực trên: sống là cống hiến và có ích đến tận hơi thở cuối cùng. Có lúc, Tú Mỡ cũng giao đãi với anh em văn sĩ cầm bút bằng kinh nghiệm bản thân: phải bám sát thực tế để sáng tác:

Nguồn văn cạn, ý thơ cằn

Nặn thơ tưởng tượng, ngoáy văn mơ hồ. Đẻ ra tác phẩm trái mùa

Sách in chẳng mấy ai mua Chán đời!

(Chuẩn bị lao vào thực tế)

Cũng có khi tiếng cười Tú Mỡ nhẹ nhàng bình phẩm những cái hợp và

phấn khởi tán thành việc thầy bói Lượng bỏ nghề “bắt nọn, bịp lừa vô tội vạ”

sang “lao động để lợi dân, ích quốc”; bài Cải tiến vài câu chúc Tết là tiếng

cười vui hóm hỉnh sửa những lời chúc “tiến chức thăng quan, nhất bản vạn lợi, đẻ toàn con giai…” thành “tiến trong công tác, buôn may bán đắt, sinh hai nuôi tốt…” cho đúng với tinh thần mới… Tú Mỡ có những bài hoạ với bạn

thơ của mình, cười về nhau, về nỗi lo cơm áo của khách thơ (Hoạ bài thơ

“Món nợ văn chương”), về chuyện gia đình của nhau (Mừng Xuân Diệu lấy vợ)… vừa là những câu chuyện cá nhân, vừa là những vấn đề xã hội, nên

chúng tôi cũng xếp vào loại tiếng cười trong nội bộ.

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)