Vận dụng thể thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt liên hoà n

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ (Trang 94)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.2. Vận dụng thể thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt liên hoà n

Đây là hai thể thơ Tú Mỡ sử dụng với tần số cao trong các tác phẩm trào phúng của mình.

Trong thơ ca trung đại, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật - vốn chuyên dùng trong khoa cử - thường dùng để nói chí, vịnh sử, niêm luật chặt chẽ, trang nhã mực thước. Tú Mỡ lại làm cho thể thơ này hoàn toàn phù hợp với tinh thần tự do, khoáng hoạt trào lộng của thơ trào phúng. Tính chất đối ngẫu và hình thức thơ chặt chẽ, kiệm lời của thể thơ này là một lợi thế để Tú Mỡ phát huy hiệu qủa của nghệ thuật chơi chữ. Tưởng như hai câu thơ đồng thời là hai vế đối này đã lật mặt nạ xảo quyệt của kẻ mượn danh khai hóa nhưng thật ra là “khai tối” và sùng bạo lực, đồng thời rất kém văn minh:

Đầu đội mũ gai đâm tua tủa, Tay giơ cây đuốc tối mò mò.

(Vịnh tượng đầm xòe)

Lão Tây vênh váo giơ tay nén, Chú Việt cò rò ngóc cổ trông.

(Vịnh tượng Bôn-be)

Thủ pháp chơi chữ với những từ láy in đậm trong các câu thơ trên vạch

ra mâu thuẫn giữa bản chất và giả hiệu của thực dân (từ “tua tủa, vênh váo”

gợi ra lối cai trị bạo ngược của thực dân, từ “tò mò, cò rò” gợi tình cảnh thấp

cổ bé họng của người dân - bản chất chế độ ấy đã bóc mẽ “tự do- bình đẳng- bác ái” của chúng là giả hiệu). Từ đó tạo ra tiếng cười châm biếm, đả kích.

Thể thơ này còn giúp Tú Mỡ xây dựng, đặc tả chân dung châm biếm:

Bốn cái mong cảu thầy phán, Sét ty tự đại, Con nợ họa lại, Kiệu bay, Giầu và nghèo, Nghèo mà sướng, ... Vịnh tượng Bôn-be, Vịnh tượng đầm xòe,... Tay- lơ cùng với “quay lơ một vần, Quan chó, Lon-non ốm đòn, Mĩ càng giãy càng thua, Tài kinh bang tế thế của tổng Thiệu, Ngô Dzu tướng ma túy,... So với

những bức hí họa bằng thể thơ lục bát, những chân dung châm biếm bằng thể thất ngôn bát cú không chép tỉ mỉ các nét, các tính của nhân vật, mà tập trung đặc tả một nét tiêu biểu hay cá biệt nào đó thôi. Vì thế, có những đối tượng trào phúng được Tú Mỡ dùng cả thể thơ lục bát và thể thơ thất ngôn bát cú để tạc tượng ( Bảo Đại, Ngô Đình Diệm), khiến đối tượng lộ diện ở nhiều phương diện, tiếng cười bật ra ở nhiều cấp độ và người đọc không thấy nhàm chán mà luôn được cười hả hê, thú vị.

Thể thất ngôn tứ tuyệt liên hoàn có khả năng miêu tả nhiều phương diện

hay diễn tả nhiều câu chuyện cùng một lúc. Bài thơ Bốn lần đi thi vừa kể

chuyện ông phán tham danh bốn lần về Hà thành thi tham biện vẫn... rớt vừa

đưa ra kết luận của nhà thơ về bả vinh hoa, Bầu cử nói lên nhiều trò hề thối tha của các nghị viên khi tranh cử, Việc làng bên ta vạch ra đủ các khía cạnh

cổ hủ lạc hậu ở nông thôn nhiều khi hương ước bị làm cho nhiêu khê, quan làng đánh nhau tranh xôi thịt, kết bè kết đảng, dân đói rách vì việc làng,... Các bài thơ sau không chỉ nói lên hiện thực như đầu đề mà còn nói lên ý chí dân

tộc và tinh thần kháng chiến của nhân dân ta: Không lực U.S.A bất lực rồi,

Cái mặt Giôn-xơn vỡ toác rồi,Tướng Hoàng Xuân Lãm con người hung, Tổng thầy – tổng tớ điềm gở “Mít-uây”,...

Tú Mỡ đã khai thác những đặc điểm của những thể thơ truyền thống thành thế mạnh cho thơ trào phúng của mình.

3.1.2.3. Sử dụng thể văn tế và phú

Đề tài Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ giới hạn đối tượng nghiên cứu ở bộ

phận thơ trào phúng của tác giả này. Vì thế, chúng tôi chỉ lướt qua hai thể loại này ở cấp độ sơ lược.

Văn tế và phú – đây là hai thể văn cổ có tính trang trọng. Trong khi đó, thơ trào phúng lại có tính cười cợt chế giễu. Tú Mỡ lại dùng thể văn trang trọng để khảm vào đó những yếu tố hài hước. Như vậy, việc sử dụng cái vỏ trang trọng để diễn đạt một lõi nội dung trào phúng đã tạo nên tiếng cười ngay từ cấp độ hình thức.

Tú Mỡ đã đóng góp nhiều cho sự phát triển và biến đổi của thể loại văn tế bằng cách tạo cho nó một môi trường sinh hoạt thực hành bông phèng cười

cợt thay cho môi trường nghiêm túc vốn có của nó. Ông nhận thấy “trong thể văn cổ ấy ta có thể bới móc ra cả một đời nhơ nhuốc của kẻ thù”[31, 428].

Điều này thể hiện rõ ràng trong các tác phẩm Văn tế báo Nhật Tân, Phong

Hóa viếng Phụ nữ Thời đàm, ... trước Cách mạng; Văn tế sống Vĩnh Thụy, Văn tế Bảo hộ, Ngô Đình Diệm khóc Mắc-xay-xay,... Bên cạnh đó, thể phú

vốn được dùng viết về những đề tài tốt đẹp, cao cả, cao thượng, lớn lao, nay lại được Tú Mỡ dùng để viết về những thứ bé mọn như chuyện cơm áo, chuyện đói rách, dân ngu, bù nhìn... Điều này cũng khiến Tú Mỡ gây được

tiếng cười độc đáo trong nhiều tác phẩm thành công: Bài phú thầy phán, Kinh

tế khủng hoảng phú, Dân ngu phú... Phú bù nhìn, Phú “Gian-xơn Xi-ty”... 3.1.2.4. Sử dụng thể thơ yết hậu

Đây là thể thơ xuất hiện từ thời trung đại – cái thời mà những nhà thơ bác học đồng thời là những nhà nho. Và cũng chỉ có những nhà nho có cá tính vượt trội, có bản lĩnh mới đến với thể thơ yết hậu – thể thơ vượt ra khỏi quy định của luật Đường thi. Ở thơ yết hậu, dòng cuối cùng của bài thơ chỉ có một chữ (hoặc một từ), xuất hiện đột ngột toát lên nội dung tiếng cười.

Theo quan điểm sáng tác của Tú Mỡ, ông sử dụng thể thơ yết hậu khi muốn tạo nên tiếng cười ở cấp độ dí dỏm với đối tượng trào phúng. Ở các bài

Vịnh Quỳnh Cóc, Tháng rưỡi lương Tết, Ghét Tết thì đúng là tiếng cười dí

dỏm hài hước. Ghét Tết còn có sự thấm thía như lời tâm sự tận đáy lòng:

Thiên hạ sao ưa Tết? Hẳn vì mặc áo đẹp! Tớ đây bảo Tết phiền

Ghét!

....

Kiết xác như vờ rồi! Còn ngông đốt pháo mãi. Pháo kêu, Tiền hỡi Tiền!

Dại!

Nhưng chính Tú Mỡ cũng dùng thể thơ này để trút sự căm ghét, bỉ báng

chẳng đi đến đâu, Mỹ nhân kế,... là những bài thơ yết hậu đả kích không

khoan nhượng với kẻ thù. Luận điệu xuyên tạc của địch khiến Tú Mỡ nổi

xung, phản bác lại và cười vào mũi, vả vào mõm chúng trong bài Khóa mõm

lại:

Bọn Diệm hết khôn dồn đến dại

Bảo cho chúng nó đừng lải nhải! Nhân dân đã quá ngứa tai rồi.

Khóa mõm lại!

Tú Mỡ có sáng tạo riêng trong thể loại thơ yết hậu so với các tiền bối.

Thứ nhất, ông đã mở rộng dung lượng câu thơ yết hậu từ một tiếng, một từ

thành một cụm từ. Tất nhiên, mở rộng hình thức dẫn đến hiệu quả tất yếu là mở rộng nội dung. Mặc dù thế tính hàm súc, cô đọng bất ngờ của câu thơ yết

hậu vẫn không hề mất đi. Thứ hai, Tú Mỡ đã sáng tạo những bài thơ gồm nhiều khổ thơ yết hậu, tức là các bài thơ yết hậu từng khổ (Ghét Tết, Khóa

mõm lại,…). Điều này mở rộng khả năng bao quát hiện thực và khả năng bộc

lộ thái độ đánh giá trong từng khổ, từng câu yết hậu, tạo sức hấp dẫn đặc biệt cho những bài thơ trào phúng ở thể thơ này.

3.1.2.5. Sử dụng thể thơ tự do

Thể thơ tự do được Tú Mỡ sử dụng với tần số lớn thứ hai, chỉ sau thơ lục bát. Trong làng thơ đầu thế kỉ XX ở nước ta, việc cách tân các thể thơ truyền thống và sáng tạo thơ tự do được coi là bước đột phá. Đây không phải là điểm sáng tạo độc đáo của Tú Mỡ. Ông sử dụng thể thơ này để kể, tả tỉ mỉ được nhiều chi tiết, sự việc, hiện tượng. Điều quan trọng là ông đã sử dụng rộng rãi và có hiệu quả thể thơ này trong việc thể hiện các nội dung châm biếm, đả kích.

Kết cấu bài thơ, câu thơ tự do của Tú Mỡ đa dạng và linh hoạt. Có bài

thơ dài 79 câu (Đời trưởng giả và đời bình dân ), có bài thơ dài 37 câu (Hà

Nội ăn chơi), Mách Tổng Ngô một vài chính sách kinh tài dài 54 câu; có câu

chất hiện thực của văn xuôi, nhưng vẫn giữ được vần nhịp đặc trưng của thơ

ca và mục đích trào phúng của tác phẩm. Ở bài thơ Thôi cái trò tháu cáy ấy đi

vừa bàn chuyện thời sự, vừa chửi vỗ mặt kẻ gian lận Giôn-xơn, chĩa vào hắn mũi nhọn của tiếng cười đả kích:

Nhưng tổng Giôn vốn loài bất thiện,, Chết không chừa xỏ lá ba que. Họp ở Nông Pênh hay ở Vác-xô-vi? Hắn sài lắc đổ ta không thiện chí! Cả thế giới, cả nhân dân Mĩ

Bảo hắn: “Thôi cái trò tháu cáy ấy đi! Dù cho dở dói ngón gì,

Mười năm ăn cướp hốc xì về không!”

Trên đây, chúng tôi chỉ phân tích một số hình thức thể loại chủ đạo, có nhiều thành tựu trong thơ Tú Mỡ. Thực tế, Tú Mỡ viết nhiều thể loại khác nữa (như đã giới thiệu ở đầu chương 3). Nhìn chung, ở thể loại nào Tú Mỡ cũng kết hợp được với mục đích trào phúng, làm nên những lối cười độc đáo có

phong cách riêng, đồng thời góp phần phát triển thể loại cho thơ ca dân tộc.

3.2. Các biện pháp nghệ thuật gây cười 3.2.1. Hình ảnh thơ 3.2.1. Hình ảnh thơ

Sử dụng hình ảnh thơ gây cười là thủ pháp tạo nên tiếng cười từ ấn tượng của thị giác.

Tú Mỡ có khả năng dựng cảnh, dựng người rất sinh động và tài tình. Có thể nói như Xuân Diệu, nhà thơ “cho ta nhìn, thấy, nghe như một bức tranh, như một mẩu kịch, như một đoạn múa rối” [5,44]. Đây chính là tài năng chọn lọc điển hình và xây dựng điển hình của nhà thơ.

Trong bài báo về kinh nghiệm học tập và sáng tác thơ trào phúng, Tú Mỡ đã chia sẻ rằng ông đã học từ đại thi hào Nguyễn Du khả năng nắm những nét điển hình của nhân vật, khả năng nắm bắt chọn lọc những nét tiêu biểu của sự

vật. Nói đến đây, ta cũng đã hình dung ra những hình ảnh không thể quên được của một Tú Bà “nhờn nhợt màu da, cao lớn đẫy đà”, một Sở Khanh “hình dong chải chuốt áo quần bảnh bao”, một Hồ Tôn Hiến “mặt sắt cũng ngây vì tình”... Còn Tú Mỡ, ông cũng làm cho chúng ta nhớ mãi câu thơ đã đi vào lời ăn tiếng nói của nhân dân khi nói về hạng người tốt mã dẻ cùi:

Trời cho cái mã bên ngoài Để che đậy cái... sơ sài bên trong.

(Ông trùm Phạm Lê Bổng)

Ấn tượng câu thơ ấy được tạo nên bởi bức tranh biếm họa Phạm Lê Bổng, một bức tranh điển hình xây dựng bằng nghệ thuật chọn lọc điển hình

về các ông nghị gật chỉ được cái tốt mã “tấm thân trịnh trọng như đồ phù

trang”.

Tú Mỡ rất chú trọng việc chọn lọc hình ảnh điển hình và miêu tả những nét đó bằng cái nhìn buồn cười. Văn sĩ Trần Văn Tùng trong bài thơ cùng tên có dáng dấp riêng mà không giống ai:

Ông Tùng tuổi ngoại đôi mươi, Mặt thời choăn choắt, da thời mét me,

Người thời thấp bé le te,

Dáng người khúm núm xun xoe nực cười!

Tú Mỡ cũng tả nhiều người gầy, nhưng chẳng ai giống ai. Sừ Quỳnh

trong Nam hải nhị dị nhân là “một sừ gầy nhẳng như hình cò hương”, đó là

cái gầy khôi hài trong thế đối lập với sừ Vĩnh “béo múp rung rinh”. Cái dáng

“Người cao dong dỏng lại gầy gầy” của ông phán Hồ Trọng Hiếu trong Tự

thuật cũng là thường, ở đây nó lại gây cười vì nó mâu thuẫn với cái tên Tú…

Mỡ!

Trong những bức tranh hoạt họa miêu tả những kẻ nịnh Tây mất gốc, ham danh lợi, Tú Mỡ đều chọn một nét chân dung hoặc một khía cạnh tâm lí

làm nổi lên mâu thuẫn chính, bật ra tiếng cười. Nếu Ông Ngô Ma Bùn làm

“tranh giành… cơm chim”, thì Quan thị Nguyễn Tiến Lãng để lại trong trí óc

người đọc cái dáng “lưng gù lượn khúc… tôm he” và lối sống “khúm núm,

xun xoe”, Ông trùm Phạm Lê Bổng đọng lại là “tấm thân trịnh trọng như đồ

phù trang” với “cái… sơ sài bên trong”… Ở giai đoạn sau, Tú Mỡ xây dựng hình tượng đả kích đế quốc Mĩ, Ngô Đình Diệm hay Trần Lệ Xuân thì vẫn luôn chú ý chọn lọc hình ảnh điển hình. Hình ảnh điển hình ở tổng Ngô là bộ

mặt “bố mìn, đồ tể, ăn cắp” (Ba bộ mặt của Ngô Đình Diệm), ở Lệ Xuân là cái “danh giá… của bà to” (Tứ đại của bà lớn), và đế quốc Mĩ là hình ảnh “Một tay xách bị đô la/ Tay bom nguyên tử mang ra dọa người.”.

Những bài thơ miêu tả bù nhìn Việt gian và giặc Pháp, Mĩ của Tú Mỡ “kết hợp hài hòa giữa đặc điểm thơ và bút pháp hội họa châm biếm” [34, 279]. Bức hoạt họa nào cũng bóc trần được bộ mặt đại gian ác đằng sau cái vỏ bọc và luận điệu tốt đẹp giả dối của bọn cướp nước và bán nước. Nhưng mỗi bức họa có một nét riêng, không bao giờ lặp lại, không bao giờ nhàm tẻ.

Đây là một phương diện thành công của nghệ thuật trào phúng trong thơ Tú Mỡ. Nhà thơ biết chộp lấy những nét, yếu tố tiêu biểu nhất của nhân vật rồi cường điệu, tô đậm lên hoặc biến đối tượng thành những con rối diễn ra cái bản chất tráo trở của nó trên sân khấu ngôn ngữ. Trong thơ trào phúng, chửi địch là trực tiếp ném ra những lời thóa mạ, đánh địch là dựng đối tượng đả kích lên thành nhân vật sống động để tự nó diễn trò lố bịch mà chuốc lấy tiếng cười khinh bỉ của độc giả. Tú Mỡ lúc chửi, lúc đánh, lúc lại giơ cao, đánh khẽ nhưng ngấm đòn lâu, thật là cái tài thực sự của một cây trào phúng lão luyện!

3.2.2. Chơi chữ

Chơi chữ là biện pháp nghệ thuật quan trọng hàng đầu để tạo ra tiếng cười trong các loại hình văn học trào phúng, nhất là thơ ca trào phúng. “Tú Mỡ có một lối chơi chữ hóm hỉnh, nên câu văn, câu thơ rất ý nhị, duyên dáng; đó là đặc vị “hạt muối” của trào phúng kiểu Tú Mỡ” [8, 145]. Quả thực như thế, ngòi bút của ông rất nhạy bén trong việc dùng lối chơi chữ để đánh vào

những thói hư tật xấu, hủ tục, đánh kẻ thù… Tú Mỡ đã khai thác triệt để biện pháp nghệ thuật này bằng nhiều lối khác nhau để tạo ra tiếng cười muôn hình muôn vẻ và có tư tưởng. Có khi ông chơi chữ bằng cách dùng câu chữ có sẵn mà thay đổi đi một vài chữ để bộc lộ cái hài. Chẳng hạn, nhà thơ “cải

biên” thành ngữ “đổ quán xiêu đình” thành “đổ án xiêu hình” để giễu Cô

trạng, tức là nữ trạng sư:

Miệng hoa cũng thép, cũng gang, Uốn ba tấc lưỡi phá tan bất bình,

Và đem cái sóng khuynh thành, Làm cho đổ… án, xiêu… hình như chơi!

Cũng có khi nhà thơ chỉ chơi chữ ở một từ, một từ thật đắt để bật ra mâu thuẫn đáng cười. Chẳng hạn, chỉ các cặp từ cùng trường nghĩa “canô - tàu thủy – tàu ngầm” bất ngờ xuất hiện trong cùng một dòng thơ đã làm tòi ra sự đại bại thảm hại của giặc có lực lượng khổng lồ:

Trận Sông Lô, trận Bình Ca, Ca nô, tàu thủy hóa ra… tàu ngầm.

(Chẳng ước gì)

Tú Mỡ sử dụng nhiều cách chơi chữ. Đơn giản nhất, như ta vẫn gặp trong đời sống hàng ngày, là cách nói lái. Nhà thơ nói lái tên nước ngoài hay nói lái tiếng Việt đều thú vị. Tên tướng bại vong Mắc-xay-xay được nói lái thành “Mắc tỉnh tỉnh, Mắc say say”, tướng Tay-lơ nói lái thành “Tay-lơ cùng với…

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)