Đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ trước Cách mạng tháng Tám

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ (Trang 35 - 38)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ trước Cách mạng tháng Tám

nhiều nhà văn, nhà thơ khác hân hoan đón chào cuộc đổi mới của dân tộc. Khác với nhiều nhà văn, nhà thơ gặp khó khăn khi đến với tư tưởng mới, xã hội mới, Tú Mỡ hoà nhập với “cuộc đời mới” khá dễ dàng. Tại sao lại như

vậy? Bởi từ lâu, thơ ca trào phúng của ông lấy lẽ phải thông thường làm hệ

quy chiếu, đánh giá mọi vấn đề trên quan điểm của nhân dân. Đến với cách mạng không nhọc nhằn, khó khăn, “lột xác” đau đớn như nhiều văn sĩ, Tú Mỡ nhanh chóng sáng tác phục vụ kháng chiến. Tác phẩm thơ trào phúng thời

kì này có các tập Nụ cười kháng chiến (1952), Anh hùng vô tận (1952), Trung

du cười chiến thắng (in chung với chèo, hát xẩm, 1953), Nụ cười chính nghĩa

(1958), Bút chiến đấu (1960), Đòn bút (hai tập, 1962), Ông và cháu (1970).

2.2. Đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ

Chúng tôi nghiên cứu đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ ở hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám, sau đó nghiên cứu riêng mảng thơ tự trào của tác giả:

2.2.1. Đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 năm 1945

Như đã khái quát, ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp tư sản mới hình thành bị kìm hãm phát triển. Nông dân mất đất, thợ thủ công phá sản ra thành thị trở thành đội ngũ nhân công làm thuê, tạp dịch phố phường. Thực dân Pháp xây dựng bộ máy cai trị tay sai đắc lực, mua chuộc hoặc uy hiếp tầng lớp thân sĩ, nho sĩ khiến họ mất uy tín với nhân dân hoặc rơi vào tâm lý hoang mang, thất bại. Các trường Tây được mở ra để đào tạo những trí thức Tây học như ông tham, ông đốc, ông phán thay thế cho những quan nghè, quan thám trước đây. Những người lao động trí óc thuần tuý có thể làm giáo học, làm báo, viết thuê kiếm sống. Nền kinh tế hàng hóa phát triển đã dẫn đến sự ra đời của những con người kiếm sống bằng nghề văn chương. Có những người mượn ngòi bút

nịnh Tây làm chính trị thì nhanh chóng ngoi lên tầng lớp thượng lưu. Thực dân Pháp thực hiện nhiều chính sách dân chủ lừa bịp, tổ chức nhiều phong trào văn hoá, hoạt động tôn giáo... làm những chiêu bài mị dân.

Do hoàn cảnh xã hội phức tạp, nhiều mâu thuẫn như vậy, nên đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ thời kì này rất rộng rãi. Chúng tôi khảo sát đối tượng tiếng cười trong thơ văn Tú Mỡ trước Cách mạng tháng Tám năm

1945, chủ yếu trong Giòng nước ngược : tập 1 in năm 1934, tập 2 in năm

1941 và tập 3 gồm các bài thơ sáng tác từ 1941 đến trước cách mạng tháng Tám 1945, như sau: Tổng số bài thơ Hủ tục, mê tín Thói hư tật xấu Nghị viên, quan lại Thực dân, Đế quốc Kinh tế xã hội Tự trào Bày tỏ tìnhcảm, xướng họa Trào lộng Tập1: 111(35%) 12(11%) 35(31%) 15(13,5%) 0 5 (4,5%) 5(4,5%) 24(22%) 15(13,5%) Tập2: 113(35%) 29(26%) 24(21%) 17(15%) 0 8 (7%) 2(2%) 17(15%) 16(14%) Tập 3: 96(30%) 5 (5%) 14(15%) 49(51%) 3(3%) 16(17%) 0 4 (2%) 5 (5%) 3tập: 320(100%) 46(14%) 73(23%) 81(25%) 3(1%) 29(9%) 7(2%) 45(15%) 36(11%)

Bảng 2.1: Thống kê số lượng các tác phẩm ở mỗi đối tượng tiếng cười trong “Giòng nước ngược” (3 tập) của Tú Mỡ.

Bảng thống kê số liệu trên cho chúng ta nhiều thông tin về đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhìn chung, trong suốt hơn mười năm liền Tú Mỡ sáng tác rất đều tay với nhiều đề tài khác nhau: nào là lễ hội đình đám, quan viên xôi thịt, thói hư vinh, quan điểm nam nữ bình quyền, tình đời tình người đen bạc, nghị viên ma bùn, nghị gật, hoàn cảnh éo le của nhân dân trong thời khủng hoảng kinh tế chính trị, … Tuy nhiều đề tài như vậy, đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ ngay từ đầu đã có sự tập trung sắc nét. Thời gian đầu, ông giành nhiều thời gian và bút mực để phê phán những thói hư tật xấu, những trò lố lăng, thói đời bạc bẽo… trong xã hội đương thời. Tại sao đây là đối tượng tiếng cười lớn nhất(có mặt

trong 35 tác phẩm chiếm 31% ) trong các sáng tác trước 1941? Bởi đây là những điều gần gũi với đời sống mỗi người, ai ai cũng thấy, cũng nhận thức và đánh giá được dựa trên lẽ phải thông thường, cười đối tượng này cũng ít bị kiểm duyệt ngăn chặn nhất. Đây là sự lựa chọn đề tài có tâm và có tầm nhìn khiến tác phẩm của Tú Mỡ lập tức thu hút được nhiều tiếng cười hưởng ứng, tạo nên một bầu không khí rộng thoáng và giàu ôxi cho hàng loạt tác phẩm trào phúng khác sống và thâm nhập cuộc đời. Cũng tương tự như vậy, từ năm 1941 – 1943, Tú Mỡ đả kích nhiều nhất vào những hủ tục và thói mê tín dị đoan (có 29 tác phẩm chiếm 26% sáng tác giai đoạn này).

Nhìn chung, trước năm 1943, những thói hư tật xấu và những hủ tục, thói mê tín dị đoan là những đối tượng mà Tú Mỡ hướng đến công kích nhiều nhất. Điều này cũng lí giải vì sao trước Cách mạng tháng Tám, trong số 320

tác phẩm của Tú Mỡ chỉ có 03 tác phẩm (bài Cùng anh Tú Mỡ, Trả lời Mụ

Gầy và Tàu bay bảo hộ) lấy thực dân là đối tượng trực tiếp cho tiếng cười

(chúng tôi nhấn mạnh ở đây là đối tượng trực tiếp vì trong nhiều bài thơ khác của Tú Mỡ thời kì này cũng có vài ý bóng gió châm chích thực dân). Ngoài ra, còn có 07 tác phẩm nữa đương thời chưa được công bố hoặc viết sau khi Nhật đảo chính Pháp (19/3/1945), chúng tôi khảo sát riêng để có những nhận xét sát thực, Tất nhiên, đối tượng này quá nhạy cảm và luôn được “bà lớn Kiểm” tinh ranh bảo vệ chặt chẽ. Cho nên, cũng do ảnh hưởng lối bông phèng kiểu tiểu tư sản, giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tú Mỡ còn giành nhiều giấy mực và tâm huyết vào những tác phẩm xướng họa với bạn bè (Tản Đà, Xuân Diệu, Vũ Đình Liên, người tình nhân chưa quen biết Phạm Thị Cả Mốc,…), những tác phẩm giãi bày tình cảm, cảm xúc và những tác

phẩm đơn thuần là cười vui trào lộng (Khuyên ai kén vợ, Điếu đức tụng, Phở

đức tụng, Tửu đức tụng, Cười đi thôi, Khai bút… rông, Nàng thơ của tôi, Lạc nàng thơ…).

Như vậy, hoàn toàn có căn cứ xác đáng khi đưa ra nhận xét rằng: Thời

cười còn nhiều điệu hóm hỉnh, vui tươi. Từ sau 1943, tức là từ tập 3 Giòng nước ngược được tuyển sau này, tiếng cười Tú Mỡ mới thật sự mạnh mẽ đả kích bọn nghị viên và quan lại bù nhìn, làm tay sai cho Tây và gây hại cho quốc dân đồng bào. Đến lúc này, có thể khẳng định nhà thơ mắt xanh Xuân

Diệu đã rất tinh tường khi nhận định đề tài nghị viên đã “khiến Tú Mỡ chảy nhiều mực nhất”. Có đến 49 trong tổng số 96 tác phẩm (chiếm 51%) ở tập 3 này lấy đối tượng tiếng cười là nghị viên và quan lại. Và đây cũng chính là đối tượng có mặt trong ¼ số lượng các tác phẩm của Tú Mỡ trước Cách mạng tháng Tám (81 bài chiếm 25% tổng số tác phẩm của nhà thơ).

Từ bảng thống kê trên, chúng tôi khái quát thành ba nhóm đối tượng tiếng cười trong thơ trào phúng của Tú Mỡ trước Cách mạng tháng Tám năm

1945 như sau: Thứ nhất, là quan lại, nghị viên và trí thức nịnh Tây – đây là đối tượng bị đả kích mạnh mẽ nhất; thứ hai, là những hủ tục, mê tín dị đoan,

thói hư tật xấu và những trò lố lăng trong xã hội – đây là đối tượng bị phê phán, đả kích thường xuyên, đều đặn suốt quá trình sáng tác của nhà thơ trước

Cách mạng tháng Tám năm 1945; thứ ba, là thực dân, đế quốc – đây là đối

tượng sẽ trở thành đối tượng tiếng cười chủ yếu trong giai đoạn sáng tác sau của Tú Mỡ.

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)